Sáng 20/8, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý kiến để hoàn thiện Dự thảo Quy chế bầu cử trong Đảng trình Bộ Chính trị. Đồng chí Nguyễn Quang Dương - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó trưởng Ban Tổ chức Trung ương chủ trì Hội nghị.
Các đại biểu tham dự Hội nghị tại điểm cầu tỉnh Yên Bái.
Dự Hội nghị tại điểm cầu Yên Bái có các đồng chí: Tạ Văn Long - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Chu Đình Ngữ - Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy.
Sau 10 năm thực hiện Quy chế bầu cử trong Đảng theo Quyết định số 244 ngày 9/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI cho thấy: công tác quán triệt, triển khai Quy định của Ban chấp hành Trung ương, Hướng dẫn của Ban Bí thư về Quy chế bầu cử và các văn bản có nội dung liên quan của Trung ương đã được các cấp ủy, tổ chức Đảng quan tâm, chú trọng và nghiêm túc tổ chức thực hiện, nhất là đối với điểm mới so với Quy chế, hướng dẫn của nhiệm kỳ trước.
Việc cụ thể hóa Quy chế bầu cử được Trung ương, các cấp ủy, tổ chức Đảng chủ động, tích cực thực hiện, gắn với lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện công tác nhân sự đại hội đảng bộ các cấp và công tác cán bộ theo Chỉ thị của Bộ Chính trị, các quy định, hướng dẫn của Trung ương. Một số nội dung trong Quy chế bầu cử chưa rõ đã được Trung ương hướng dẫn kịp thời, cụ thể, đáp ứng yêu cầu thực tiễn, tạo điều kiện thuận lợi trong tổ chức thực hiện.
Nội dung Quy chế bầu cử cơ bản đồng bộ với các quy định, hướng dẫn của Trung ương, bảo đảm các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng; dễ hiểu, dễ thực hiện, là một bước tiến mới trong thực hiện mở rộng dân chủ, đi đôi với siết chặt kỷ luật, kỷ cương;, xác định rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong bầu cử; giải quyết được những vướng mắc trong công tác bầu cử ở những nhiệm kỳ trước, góp phần quan trọng vào thành công của đại hội đảng bộ các cấp, xây dựng đội ngũ cán bộ của Đảng và của hệ thống chính trị, qua đó nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng, đảng viên.
Tuy nhiên, quá trình triển khai thực hiện, một số cấp ủy, tổ chức Đảng chưa chủ động trong việc nghiên cứu các nội dung của Quy chế bầu cử, có tư tưởng ỷ lại vào hướng dẫn của cấp ủy cấp trên, lúng túng khi triển khai thực hiện.
Công tác chuẩn bị nhân sự của một số cấp ủy cơ sở chưa kỹ. Một số ít cấp ủy viên, đảng viên chưa đề cao trách nhiệm trong việc thực hiện đề cử và nhận đề cử, vi phạm Quy chế bầu cử. Việc thực hiện nhiệm vụ của chủ tịch, đoàn thư ký tại một số cấp cơ sở còn hạn chế; chưa linh hoạt trong xử lý tình huống phát sinh trong bầu cử.
Về những bài học kinh nghiệm sau 10 năm thực hiện Quy chế bầu cử trong Đảng theo Quyết định số 244, Trung ương đánh giá cần tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao, thường xuyên của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và cấp ủy các cấp trong công tác bầu cử; đẩy mạnh nghiên cứu, phổ biến, quán triệt sâu sắc Điều lệ Đảng, các quy định, hướng dẫn của Trung ương về thi hành Điều lệ Đảng, Quy chế bầu cử tới đội ngũ cán bộ, đảng viên.
Nâng cao nhận thức, đề cao ý thức trách nhiệm, tinh thần gương mẫu của cán bộ, đảng viên, trước hết là cấp ủy viên, cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp trong tác bầu cử, giới thiệu cán bộ ứng cử ngay từ khi chuẩn bị, tổ chức đại hội, hội nghị cấp ủy, tổ chức đảng; phát huy dân chủ, giữ vững nguyên tắc, tăng cường kỷ luật, kỷ cương và thực hiện nghiêm Quy chế bầu cử, các quy định về công tác tổ chức, cán bộ.
Phát huy vai trò của các cơ quan tham mưu, giúp việc của cấp ủy; chủ động nắm bắt tình hình, thường xuyên hướng dẫn, kịp thời giải đáp, tháo gỡ vướng mắc cho các cấp ủy, tổ chức Đảng và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác bầu cử.
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Tạ Văn Long phát biểu tại Hội nghị
Góp ý vào dự thảo báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Quy chế bầu cử trong Đảng, các đại biểu đánh giá: Công tác triển khai, quán triệt đã được gắn kết chặt chẽ với Quy chế bầu cử trong Đảng theo Quyết định 244 ngày 9-6-2014 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI.
Đối với dự thảo Đề án bổ sung, sửa đổi Quy chế bầu cử trong Đảng, các đại biểu ở các điểm cầu đã thảo luận, đóng góp ý kiến cụ thể về nội dung, bố cục, thủ tục ứng cử, đề cử…
Phát biểu tại Hội nghị, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Tạ Văn Long bày tỏ sự thống nhất cao với dự thảo Báo cáo tổng kết và Dự thảo sửa đổi, bổ sung Quy chế bầu cử trong Đảng. Đồng chí nhấn mạnh, Dự thảo đã đánh giá sâu sắc, toàn diện kết quả thực hiện Quy chế bầu cử trong Đảng ban hành kèm theo Quyết định số 244 của Ban Chấp hành Trung ương. Dự thảo (sửa đổi, bổ sung) Quy chế bầu cử trong Đảng được biên tập đảm bảo khoa học, bổ sung, điều chỉnh một số nội dung mới. Qua đó tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện tại cơ sở.
Đồng chí Tạ Văn Long đề nghị Ban Tổ chức Trung ương nghiên cứu, xem xét, điều chỉnh một số nội dung của Dự thảo như bổ sung một số cụm từ tại các điều, khoản để đảm bảo phù hợp, thống nhất với nội dung.
1340 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Sáng 20/8, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý kiến để hoàn thiện Dự thảo Quy chế bầu cử trong Đảng trình Bộ Chính trị. Đồng chí Nguyễn Quang Dương - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó trưởng Ban Tổ chức Trung ương chủ trì Hội nghị.Dự Hội nghị tại điểm cầu Yên Bái có các đồng chí: Tạ Văn Long - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Chu Đình Ngữ - Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy.
Sau 10 năm thực hiện Quy chế bầu cử trong Đảng theo Quyết định số 244 ngày 9/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI cho thấy: công tác quán triệt, triển khai Quy định của Ban chấp hành Trung ương, Hướng dẫn của Ban Bí thư về Quy chế bầu cử và các văn bản có nội dung liên quan của Trung ương đã được các cấp ủy, tổ chức Đảng quan tâm, chú trọng và nghiêm túc tổ chức thực hiện, nhất là đối với điểm mới so với Quy chế, hướng dẫn của nhiệm kỳ trước.
Việc cụ thể hóa Quy chế bầu cử được Trung ương, các cấp ủy, tổ chức Đảng chủ động, tích cực thực hiện, gắn với lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện công tác nhân sự đại hội đảng bộ các cấp và công tác cán bộ theo Chỉ thị của Bộ Chính trị, các quy định, hướng dẫn của Trung ương. Một số nội dung trong Quy chế bầu cử chưa rõ đã được Trung ương hướng dẫn kịp thời, cụ thể, đáp ứng yêu cầu thực tiễn, tạo điều kiện thuận lợi trong tổ chức thực hiện.
Nội dung Quy chế bầu cử cơ bản đồng bộ với các quy định, hướng dẫn của Trung ương, bảo đảm các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng; dễ hiểu, dễ thực hiện, là một bước tiến mới trong thực hiện mở rộng dân chủ, đi đôi với siết chặt kỷ luật, kỷ cương;, xác định rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong bầu cử; giải quyết được những vướng mắc trong công tác bầu cử ở những nhiệm kỳ trước, góp phần quan trọng vào thành công của đại hội đảng bộ các cấp, xây dựng đội ngũ cán bộ của Đảng và của hệ thống chính trị, qua đó nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng, đảng viên.
Tuy nhiên, quá trình triển khai thực hiện, một số cấp ủy, tổ chức Đảng chưa chủ động trong việc nghiên cứu các nội dung của Quy chế bầu cử, có tư tưởng ỷ lại vào hướng dẫn của cấp ủy cấp trên, lúng túng khi triển khai thực hiện.
Công tác chuẩn bị nhân sự của một số cấp ủy cơ sở chưa kỹ. Một số ít cấp ủy viên, đảng viên chưa đề cao trách nhiệm trong việc thực hiện đề cử và nhận đề cử, vi phạm Quy chế bầu cử. Việc thực hiện nhiệm vụ của chủ tịch, đoàn thư ký tại một số cấp cơ sở còn hạn chế; chưa linh hoạt trong xử lý tình huống phát sinh trong bầu cử.
Về những bài học kinh nghiệm sau 10 năm thực hiện Quy chế bầu cử trong Đảng theo Quyết định số 244, Trung ương đánh giá cần tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao, thường xuyên của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và cấp ủy các cấp trong công tác bầu cử; đẩy mạnh nghiên cứu, phổ biến, quán triệt sâu sắc Điều lệ Đảng, các quy định, hướng dẫn của Trung ương về thi hành Điều lệ Đảng, Quy chế bầu cử tới đội ngũ cán bộ, đảng viên.
Nâng cao nhận thức, đề cao ý thức trách nhiệm, tinh thần gương mẫu của cán bộ, đảng viên, trước hết là cấp ủy viên, cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp trong tác bầu cử, giới thiệu cán bộ ứng cử ngay từ khi chuẩn bị, tổ chức đại hội, hội nghị cấp ủy, tổ chức đảng; phát huy dân chủ, giữ vững nguyên tắc, tăng cường kỷ luật, kỷ cương và thực hiện nghiêm Quy chế bầu cử, các quy định về công tác tổ chức, cán bộ.
Phát huy vai trò của các cơ quan tham mưu, giúp việc của cấp ủy; chủ động nắm bắt tình hình, thường xuyên hướng dẫn, kịp thời giải đáp, tháo gỡ vướng mắc cho các cấp ủy, tổ chức Đảng và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác bầu cử.
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Tạ Văn Long phát biểu tại Hội nghị
Góp ý vào dự thảo báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Quy chế bầu cử trong Đảng, các đại biểu đánh giá: Công tác triển khai, quán triệt đã được gắn kết chặt chẽ với Quy chế bầu cử trong Đảng theo Quyết định 244 ngày 9-6-2014 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI.
Đối với dự thảo Đề án bổ sung, sửa đổi Quy chế bầu cử trong Đảng, các đại biểu ở các điểm cầu đã thảo luận, đóng góp ý kiến cụ thể về nội dung, bố cục, thủ tục ứng cử, đề cử…
Phát biểu tại Hội nghị, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Tạ Văn Long bày tỏ sự thống nhất cao với dự thảo Báo cáo tổng kết và Dự thảo sửa đổi, bổ sung Quy chế bầu cử trong Đảng. Đồng chí nhấn mạnh, Dự thảo đã đánh giá sâu sắc, toàn diện kết quả thực hiện Quy chế bầu cử trong Đảng ban hành kèm theo Quyết định số 244 của Ban Chấp hành Trung ương. Dự thảo (sửa đổi, bổ sung) Quy chế bầu cử trong Đảng được biên tập đảm bảo khoa học, bổ sung, điều chỉnh một số nội dung mới. Qua đó tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện tại cơ sở.
Đồng chí Tạ Văn Long đề nghị Ban Tổ chức Trung ương nghiên cứu, xem xét, điều chỉnh một số nội dung của Dự thảo như bổ sung một số cụm từ tại các điều, khoản để đảm bảo phù hợp, thống nhất với nội dung.