CTTĐT - Những năm gần đây tỷ trọng xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản chiếm khoảng 5-6% tổng giá trị xuất khẩu chung của tỉnh, năm 2023 đạt khoảng 18 triệu USD, 7 tháng năm 2024 đạt khoảng 17 triệu USD.
Sản phẩm tơ tằm của công ty Công ty CP dâu tằm tơ Trấn Yên là một trong số sản phẩm mới của tỉnh xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản
Nhật Bản là đối tác thương mại thứ 4 của Việt Nam (sau Hoa Kỳ và Trung Quốc và Hàn Quốc). Hai nước còn nhiều dư địa, tiềm năng hợp tác thương mại theo thỏa thuận song phương và đa phương. Đối với tỉnh Yên Bái, một số mặt hàng có tiềm năng, lợi thế đã và có thể khai thác ở thị trường Nhật Bản đó là: gỗ và các sản phẩm chế biến từ gỗ; các sản phẩm chất dẻo; chè, quế và các sản phẩm từ quế, khoáng sản (đá xẻ, bột đá…). Nhưng hiện nay tỉnh Yên Bái mới chỉ có một số sản phẩm xuất khẩu khẩu sang thị trường Nhật Bản song giá trị còn thấp đó là: măng tre Bát độ, khoáng sản, đũa gỗ, sản phẩm may mặc, tơ tằm. Những năm gần đây tỷ trọng xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản chiếm khoảng 5-6% tổng giá trị xuất khẩu chung của tỉnh, năm 2023 đạt khoảng 18 triệu USD, 7 tháng năm 2024 đạt khoảng 17 triệu USD. Giá trị xuất khẩu sang Nhật Bản tăng dần qua các năm, trong thời gian gần đây một số sản phẩm mới của tỉnh xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản như: tơ tằm, sản phẩm may mặc, hạt nhựa phụ gia,… sản phẩm tơ tằm của công ty Công ty CP dâu tằm tơ Trấn Yên, sản phẩm may của công ty Công ty TNHH UNICO GLOBAL YB, Công ty TNHH Quốc tế VINA KNF. Sản phẩm đá hoa trắng của Công Ty Cổ Phần Đá Bình Minh, Cty CP XNK Vạn Phúc YB, Bột đá CaCO3 của Công ty liên doanh CanxiCacbonat YBB, Cty CP TM Đá Cầu Vồng,... Sản phẩm hạt nhựa phụ gia của Công ty CP An Tiến Industries, đũa gỗ của Công ty TNHH An Lộc, DNTN Thanh Hương, măng tre Bát độ của Công ty CP Yên Thành, Công ty TNHH Yaki Việt Nam... Tuy nhiên giá trị này còn chưa tương xứng so với tiềm năng thế mạnh của tỉnh.
Về nhập khẩu, hiện nay chỉ có 02 doanh nghiệp may nhập khẩu nguyên phụ liệu may mặc từ Nhật Bản để may theo đơn đặt hàng từ đối tác Nhật Bản (không thường xuyên).
Trong thời gian tới tỉnh Yên Bái tiếp tục quan tâm, chỉ đạo các ngành liên quan, các doanh nghiệp có thể đầu tư sản xuất các sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu sang Nhật Bản gồm: gỗ và các sản phẩm chế biến từ gỗ (đũa gỗ, thìa gỗ, trang thiết bị gia đình…); măng Bát độ; quế và các sản phẩm chế biến từ quế (tinh dầu quế, quế vỏ, đồ thủ công mỹ nghệ…); chè bao gồm chè đen và chè xanh.
Tăng cường hơn nữa công tác xúc tiến thương mại đối với thị trường Nhật Bản, xác định thị trường Nhật Bản là thị trường trọng điểm để có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp thâm nhập vào thị trường này phù hợp với tiềm năng, lợi thế của tỉnh và yêu cầu về chất lượng hàng hóa và các điều kiện khác của hàng hóa xuất khẩu; đồng thời có cơ chế, chính sách thu hút các dự án đầu tư của các doanh nghiệp Nhật Bản vào lĩnh vực mà Yên Bái đang khuyến khích đầu tư.
Tạo điều kiện để các cơ quan quản lý nhà nước liên quan và các doanh nghiệp có nhiều cơ hội được tiếp xúc, tìm hiểu văn hóa tiêu dùng, văn hóa truyền thống của người Nhật Bản, để có chiến lược sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu phù hợp.
3364 lượt xem
Thanh Bình
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Những năm gần đây tỷ trọng xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản chiếm khoảng 5-6% tổng giá trị xuất khẩu chung của tỉnh, năm 2023 đạt khoảng 18 triệu USD, 7 tháng năm 2024 đạt khoảng 17 triệu USD.Nhật Bản là đối tác thương mại thứ 4 của Việt Nam (sau Hoa Kỳ và Trung Quốc và Hàn Quốc). Hai nước còn nhiều dư địa, tiềm năng hợp tác thương mại theo thỏa thuận song phương và đa phương. Đối với tỉnh Yên Bái, một số mặt hàng có tiềm năng, lợi thế đã và có thể khai thác ở thị trường Nhật Bản đó là: gỗ và các sản phẩm chế biến từ gỗ; các sản phẩm chất dẻo; chè, quế và các sản phẩm từ quế, khoáng sản (đá xẻ, bột đá…). Nhưng hiện nay tỉnh Yên Bái mới chỉ có một số sản phẩm xuất khẩu khẩu sang thị trường Nhật Bản song giá trị còn thấp đó là: măng tre Bát độ, khoáng sản, đũa gỗ, sản phẩm may mặc, tơ tằm. Những năm gần đây tỷ trọng xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản chiếm khoảng 5-6% tổng giá trị xuất khẩu chung của tỉnh, năm 2023 đạt khoảng 18 triệu USD, 7 tháng năm 2024 đạt khoảng 17 triệu USD. Giá trị xuất khẩu sang Nhật Bản tăng dần qua các năm, trong thời gian gần đây một số sản phẩm mới của tỉnh xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản như: tơ tằm, sản phẩm may mặc, hạt nhựa phụ gia,… sản phẩm tơ tằm của công ty Công ty CP dâu tằm tơ Trấn Yên, sản phẩm may của công ty Công ty TNHH UNICO GLOBAL YB, Công ty TNHH Quốc tế VINA KNF. Sản phẩm đá hoa trắng của Công Ty Cổ Phần Đá Bình Minh, Cty CP XNK Vạn Phúc YB, Bột đá CaCO3 của Công ty liên doanh CanxiCacbonat YBB, Cty CP TM Đá Cầu Vồng,... Sản phẩm hạt nhựa phụ gia của Công ty CP An Tiến Industries, đũa gỗ của Công ty TNHH An Lộc, DNTN Thanh Hương, măng tre Bát độ của Công ty CP Yên Thành, Công ty TNHH Yaki Việt Nam... Tuy nhiên giá trị này còn chưa tương xứng so với tiềm năng thế mạnh của tỉnh.
Về nhập khẩu, hiện nay chỉ có 02 doanh nghiệp may nhập khẩu nguyên phụ liệu may mặc từ Nhật Bản để may theo đơn đặt hàng từ đối tác Nhật Bản (không thường xuyên).
Trong thời gian tới tỉnh Yên Bái tiếp tục quan tâm, chỉ đạo các ngành liên quan, các doanh nghiệp có thể đầu tư sản xuất các sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu sang Nhật Bản gồm: gỗ và các sản phẩm chế biến từ gỗ (đũa gỗ, thìa gỗ, trang thiết bị gia đình…); măng Bát độ; quế và các sản phẩm chế biến từ quế (tinh dầu quế, quế vỏ, đồ thủ công mỹ nghệ…); chè bao gồm chè đen và chè xanh.
Tăng cường hơn nữa công tác xúc tiến thương mại đối với thị trường Nhật Bản, xác định thị trường Nhật Bản là thị trường trọng điểm để có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp thâm nhập vào thị trường này phù hợp với tiềm năng, lợi thế của tỉnh và yêu cầu về chất lượng hàng hóa và các điều kiện khác của hàng hóa xuất khẩu; đồng thời có cơ chế, chính sách thu hút các dự án đầu tư của các doanh nghiệp Nhật Bản vào lĩnh vực mà Yên Bái đang khuyến khích đầu tư.
Tạo điều kiện để các cơ quan quản lý nhà nước liên quan và các doanh nghiệp có nhiều cơ hội được tiếp xúc, tìm hiểu văn hóa tiêu dùng, văn hóa truyền thống của người Nhật Bản, để có chiến lược sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu phù hợp.