CTTĐT - Trong thời gian qua, việc xây dựng “Trường học hạnh phúc” đã trở thành một phong trào lớn, thường xuyên, có sức lan tỏa mạnh mẽ trong toàn ngành Giáo dục và Đào tạo, góp phần làm thay đổi diện mạo giáo dục Yên Bái cả về chất lượng giáo dục và các hoạt động xây dựng trường học an toàn, lành mạnh, thân thiện. Từ phong trào xây dựng “Trường học hạnh phúc” cơ sở vật chất, môi trường, cảnh quan khuôn viên nhà trường có nhiều sự thay đổi theo hướng thân thiện, thoáng mát, có nhiều không gian xanh, gần gũi với thiên nhiên, tạo cảm hứng cho cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh tham gia giảng dạy, học tập tại nhà trường.
Giờ học trải nghiệm của các em nhỏ Trường Mầm non Bông Sen, thành phố Yên Bái
Năm học 2023 - 2024, toàn tỉnh có 442 cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông với quy mô 7.034 lớp, 229.113 học sinh. Trong năm học vừa qua, Sở Giáo dục và Đào tạo tiếp tục triển khai phong trào thi đua “Thầy cô thay đổi vì trường học hạnh phúc” ngành Giáo dục và Đào tạo; thường xuyên bồi dưỡng nâng cao đạo đức nhà giáo, thực hiện bộ quy tắc ứng xử trong trường học; tăng cường kiểm tra việc thực hiện các quy định về đạo đức nhà giáo; kiên quyết xử lý nghiêm cán bộ quản lý, giáo viên vi phạm đạo đức nhà giáo. Triển khai có hiệu quả công tác tôn vinh nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, thông qua việc phát động thi đua và bình xét thi đua, có tác dụng động viên, khuyến khích cán bộ quản lý, nhà giáo phấn đấu vươn lên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
100% cơ sở giáo dục tổ chức trang trí lớp học, cải tạo khuôn viên, chăm sóc vườn hoa, cây cảnh nhằm tạo môi trường đảm bảo các tiêu chí “Trường học xanh, sạch, đẹp, an toàn và thân thiện”; xây dựng “phòng chờ hạnh phúc”; các cơ sở giáo dục đã thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ, làm tốt công tác chăm lo xây dựng và phát triển đội ngũ, tạo mọi điều kiện để cán bộ, giáo viên chủ động tham mưu các giải pháp về chuyên môn, về xây dựng kế hoạch và chiến lược phát triển. Xây dựng bầu không khí tâm lý thuận lợi, tập thể sư phạm đoàn kết trong từng đơn vị.
Các đơn vị giáo dục đã quan tâm giáo dục truyền thống văn hóa, lịch sử địa phương. Thực hiện nghiêm túc việc giảng dạy nội dung giáo dục địa phương trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018, tổ chức cho học sinh được học tập, tham quan các di tích lịch sử, văn hóa; tham quan học tập và tổ chức hoạt động trải nghiệm tại Bảo tàng tỉnh Yên Bái.
Các đơn vị trường tiếp tục tuyên truyền về các nhiệm vụ, giải pháp xây dựng “Trường học hạnh phúc”; tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho học sinh, sinh viên gắn với bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc; các nhà trường chú trọng việc xây dựng bộ quy tắc ứng xử, phổ biến đến toàn thể cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên; phối hợp với công đoàn tổ chức tốt các chuyên đề về quy tắc ứng xử, đạo đức nhà giáo để duy trì bầu không khí học tập, làm việc ấm áp và thân thiện; các thành viên trong nhà trường được yêu thương, được tôn trọng, được hiểu, có giá trị và được đảm bảo an toàn. Trong năm học không để xảy ra tình trạng vi phạm đạo đức nhà giáo và bạo lực học đường. Các cơ sở giáo dục đã thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ, làm tốt công tác chăm lo xây dựng và phát triển đội ngũ, tạo mọi điều kiện để cán bộ, giáo viên chủ động tham mưu các giải pháp về chuyên môn, về xây dựng kế hoạch và chiến lược phát triển. Xây dựng bầu không khí tâm lý thuận lợi, tập thể sư phạm đoàn kết trong từng đơn vị. Các đơn vị giáo dục đã quan tâm giáo dục truyền thống văn hóa, lịch sử địa phương. Thực hiện nghiêm túc việc giảng dạy nội dung giáo dục địa phương trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018, tổ chức cho học sinh được học tập, tham quan các di tích lịch sử, văn hóa tại địa phương.
Các cơ sở giáo dục trên địa bàn tăng cường giáo dục văn hóa ứng xử, giáo dục kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp, ứng xử văn hóa cho học sinh thông qua các môn học và hoạt động giáo dục. Phát động thi đua xây dựng trường học văn hóa, văn hóa ứng xử, thực hiện nếp sống văn minh, lịch sự trong cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh thiết thực, thường xuyên, hiệu quả trong mỗi năm học. Đổi mới nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho học sinh theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo; tăng cường kỹ năng thực hành; chú trọng các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, nghiên cứu khoa học của học sinh; tổ chức giáo dục kỹ năng sống cho học sinh theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên làm gương cho học sinh trong các mối quan hệ, trong tương tác, giao tiếp và đối thoại. Quản lý được cảm xúc tiêu cực trong đối thoại, tương tác, giao tiếp và làm việc với học sinh, cha mẹ học sinh và cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên. Học sinh và cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên hợp tác, chia sẻ, hỗ trợ lẫn nhau trong các nhiệm vụ được giao; biết chia sẻ, động viên, hỗ trợ và giúp đỡ những học sinh và cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên có hoàn cảnh khó khăn bằng cách tặng quà, thăm hỏi...
Một số đơn vị đã triển khai mô hình kết hợp giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng trong hoạt động giáo dục học sinh. Tiêu biểu là Phòng Giáo dục và Đào tạo Mù Cang Chải đã triển khai mô hình “Huy động tình nguyện viên” (chủ yếu là cha, mẹ học sinh) hỗ trợ cho các lớp chỉ bố trí được 1 giáo viên/lớp, vừa nhằm giải quyết tình trạng thiếu giáo viên mầm non, vừa góp phần bảo đảm công tác an toàn cho trẻ trong thời gian trẻ ở trường, đáp ứng yêu cầu chăm sóc trẻ tại các nhóm lớp và hỗ trợ nấu ăn cho trẻ tại các điểm lẻ. Hiện nay duy trì ổn định 111 tình nguyện viên hỗ trợ tại 14 trường mầm non trong toàn huyện, trong đó, nhiều tình nguyện viên hỗ trợ đồng thời 2 nhiệm vụ vừa hỗ trợ giáo viên trong thực hiện các hoạt động giáo dục, vừa hỗ trợ nhà trường chuẩn bị bữa ăn dinh dưỡng cho các cháu học sinh. hỗ trợ nấu ăn cho trẻ tại các điểm lẻ; tổ chức bữa ăn dinh dưỡng cho trẻ tại 55 điểm bản với 2335 trẻ, mỗi tuần từ 2-3 bữa/ trên tuần. Phối hợp với các già làng, trưởng bản kết hợp với cha mẹ trẻ và cộng đồng để tăng cường tiếng Việt cho trẻ. Thành lập 103 cậu lạc bộ cha mẹ, thông qua hoạt động “Sinh hoạt câu lạc bộ cha mẹ” hướng dẫn phụ huynh dạy “đọc”, “viết” và làm quen với toán tại gia đình.
Các phòng GDĐT, các cơ sở giáo dục đã tổ chức khảo sát đánh giá theo nội dung của bộ tiêu chí “Trường học hạnh phúc” được ban hành kèm theo Quyết định số 2813/QĐ-UBND ngày 10/11/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái; Hướng dẫn số 452/SGDĐT-GDTrH ngày 18/4/2023 của Sở Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn đánh giá mô hình “Trường học hạnh phúc”; Kế hoạch số 145/KH-SGDĐT ngày 22/8/2023 của Sở Giáo dục và Đào tạo. Kết quả đánh giá có 400 trường đạt tiêu chí “Trường học hạnh phúc” năm học 2023-2024, đạt tỷ lệ 88,7% gồm 165 trường Mầm non; 52 trường TH; 109 trường TH&THCS; 47 trường THCS; 2 trường THCS& THPT, 19 trường THPT, 05 TT GDNN-GDTX; 01 trường trung cấp.
Các phong trào thi đua đổi mới, sáng tạo trong dạy học được triển khai đồng bộ, rõ nét hơn; nhận thức của cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh và cộng đồng về xây dựng “Trường học hạnh phúc” ngày càng được nâng cao; nhiều mô hình, điển hình tiên tiến trong phong trào “Thầy cô thay đổi vì trường học hạnh phúc” đã được lan tỏa rộng rãi.
Những kết quả bước đầu đạt được trong xây dựng “Trường học hạnh phúc”, “lớp học hạnh phúc” trong thời gian qua sẽ là tiền đề, là động lực để ngành Giáo dục và Đào tạo tiếp tục triển khai có hiệu quả phong trào trong thời gian tới, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trên địa bàn tỉnh, đảm bảo hiệu quả thực hiện CTGDPT 2018, đóng góp chung vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
1307 lượt xem
Lan Hương
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Trong thời gian qua, việc xây dựng “Trường học hạnh phúc” đã trở thành một phong trào lớn, thường xuyên, có sức lan tỏa mạnh mẽ trong toàn ngành Giáo dục và Đào tạo, góp phần làm thay đổi diện mạo giáo dục Yên Bái cả về chất lượng giáo dục và các hoạt động xây dựng trường học an toàn, lành mạnh, thân thiện. Từ phong trào xây dựng “Trường học hạnh phúc” cơ sở vật chất, môi trường, cảnh quan khuôn viên nhà trường có nhiều sự thay đổi theo hướng thân thiện, thoáng mát, có nhiều không gian xanh, gần gũi với thiên nhiên, tạo cảm hứng cho cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh tham gia giảng dạy, học tập tại nhà trường.Năm học 2023 - 2024, toàn tỉnh có 442 cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông với quy mô 7.034 lớp, 229.113 học sinh. Trong năm học vừa qua, Sở Giáo dục và Đào tạo tiếp tục triển khai phong trào thi đua “Thầy cô thay đổi vì trường học hạnh phúc” ngành Giáo dục và Đào tạo; thường xuyên bồi dưỡng nâng cao đạo đức nhà giáo, thực hiện bộ quy tắc ứng xử trong trường học; tăng cường kiểm tra việc thực hiện các quy định về đạo đức nhà giáo; kiên quyết xử lý nghiêm cán bộ quản lý, giáo viên vi phạm đạo đức nhà giáo. Triển khai có hiệu quả công tác tôn vinh nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, thông qua việc phát động thi đua và bình xét thi đua, có tác dụng động viên, khuyến khích cán bộ quản lý, nhà giáo phấn đấu vươn lên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
100% cơ sở giáo dục tổ chức trang trí lớp học, cải tạo khuôn viên, chăm sóc vườn hoa, cây cảnh nhằm tạo môi trường đảm bảo các tiêu chí “Trường học xanh, sạch, đẹp, an toàn và thân thiện”; xây dựng “phòng chờ hạnh phúc”; các cơ sở giáo dục đã thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ, làm tốt công tác chăm lo xây dựng và phát triển đội ngũ, tạo mọi điều kiện để cán bộ, giáo viên chủ động tham mưu các giải pháp về chuyên môn, về xây dựng kế hoạch và chiến lược phát triển. Xây dựng bầu không khí tâm lý thuận lợi, tập thể sư phạm đoàn kết trong từng đơn vị.
Các đơn vị giáo dục đã quan tâm giáo dục truyền thống văn hóa, lịch sử địa phương. Thực hiện nghiêm túc việc giảng dạy nội dung giáo dục địa phương trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018, tổ chức cho học sinh được học tập, tham quan các di tích lịch sử, văn hóa; tham quan học tập và tổ chức hoạt động trải nghiệm tại Bảo tàng tỉnh Yên Bái.
Các đơn vị trường tiếp tục tuyên truyền về các nhiệm vụ, giải pháp xây dựng “Trường học hạnh phúc”; tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho học sinh, sinh viên gắn với bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc; các nhà trường chú trọng việc xây dựng bộ quy tắc ứng xử, phổ biến đến toàn thể cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên; phối hợp với công đoàn tổ chức tốt các chuyên đề về quy tắc ứng xử, đạo đức nhà giáo để duy trì bầu không khí học tập, làm việc ấm áp và thân thiện; các thành viên trong nhà trường được yêu thương, được tôn trọng, được hiểu, có giá trị và được đảm bảo an toàn. Trong năm học không để xảy ra tình trạng vi phạm đạo đức nhà giáo và bạo lực học đường. Các cơ sở giáo dục đã thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ, làm tốt công tác chăm lo xây dựng và phát triển đội ngũ, tạo mọi điều kiện để cán bộ, giáo viên chủ động tham mưu các giải pháp về chuyên môn, về xây dựng kế hoạch và chiến lược phát triển. Xây dựng bầu không khí tâm lý thuận lợi, tập thể sư phạm đoàn kết trong từng đơn vị. Các đơn vị giáo dục đã quan tâm giáo dục truyền thống văn hóa, lịch sử địa phương. Thực hiện nghiêm túc việc giảng dạy nội dung giáo dục địa phương trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018, tổ chức cho học sinh được học tập, tham quan các di tích lịch sử, văn hóa tại địa phương.
Các cơ sở giáo dục trên địa bàn tăng cường giáo dục văn hóa ứng xử, giáo dục kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp, ứng xử văn hóa cho học sinh thông qua các môn học và hoạt động giáo dục. Phát động thi đua xây dựng trường học văn hóa, văn hóa ứng xử, thực hiện nếp sống văn minh, lịch sự trong cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh thiết thực, thường xuyên, hiệu quả trong mỗi năm học. Đổi mới nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho học sinh theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo; tăng cường kỹ năng thực hành; chú trọng các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, nghiên cứu khoa học của học sinh; tổ chức giáo dục kỹ năng sống cho học sinh theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên làm gương cho học sinh trong các mối quan hệ, trong tương tác, giao tiếp và đối thoại. Quản lý được cảm xúc tiêu cực trong đối thoại, tương tác, giao tiếp và làm việc với học sinh, cha mẹ học sinh và cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên. Học sinh và cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên hợp tác, chia sẻ, hỗ trợ lẫn nhau trong các nhiệm vụ được giao; biết chia sẻ, động viên, hỗ trợ và giúp đỡ những học sinh và cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên có hoàn cảnh khó khăn bằng cách tặng quà, thăm hỏi...
Một số đơn vị đã triển khai mô hình kết hợp giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng trong hoạt động giáo dục học sinh. Tiêu biểu là Phòng Giáo dục và Đào tạo Mù Cang Chải đã triển khai mô hình “Huy động tình nguyện viên” (chủ yếu là cha, mẹ học sinh) hỗ trợ cho các lớp chỉ bố trí được 1 giáo viên/lớp, vừa nhằm giải quyết tình trạng thiếu giáo viên mầm non, vừa góp phần bảo đảm công tác an toàn cho trẻ trong thời gian trẻ ở trường, đáp ứng yêu cầu chăm sóc trẻ tại các nhóm lớp và hỗ trợ nấu ăn cho trẻ tại các điểm lẻ. Hiện nay duy trì ổn định 111 tình nguyện viên hỗ trợ tại 14 trường mầm non trong toàn huyện, trong đó, nhiều tình nguyện viên hỗ trợ đồng thời 2 nhiệm vụ vừa hỗ trợ giáo viên trong thực hiện các hoạt động giáo dục, vừa hỗ trợ nhà trường chuẩn bị bữa ăn dinh dưỡng cho các cháu học sinh. hỗ trợ nấu ăn cho trẻ tại các điểm lẻ; tổ chức bữa ăn dinh dưỡng cho trẻ tại 55 điểm bản với 2335 trẻ, mỗi tuần từ 2-3 bữa/ trên tuần. Phối hợp với các già làng, trưởng bản kết hợp với cha mẹ trẻ và cộng đồng để tăng cường tiếng Việt cho trẻ. Thành lập 103 cậu lạc bộ cha mẹ, thông qua hoạt động “Sinh hoạt câu lạc bộ cha mẹ” hướng dẫn phụ huynh dạy “đọc”, “viết” và làm quen với toán tại gia đình.
Các phòng GDĐT, các cơ sở giáo dục đã tổ chức khảo sát đánh giá theo nội dung của bộ tiêu chí “Trường học hạnh phúc” được ban hành kèm theo Quyết định số 2813/QĐ-UBND ngày 10/11/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái; Hướng dẫn số 452/SGDĐT-GDTrH ngày 18/4/2023 của Sở Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn đánh giá mô hình “Trường học hạnh phúc”; Kế hoạch số 145/KH-SGDĐT ngày 22/8/2023 của Sở Giáo dục và Đào tạo. Kết quả đánh giá có 400 trường đạt tiêu chí “Trường học hạnh phúc” năm học 2023-2024, đạt tỷ lệ 88,7% gồm 165 trường Mầm non; 52 trường TH; 109 trường TH&THCS; 47 trường THCS; 2 trường THCS& THPT, 19 trường THPT, 05 TT GDNN-GDTX; 01 trường trung cấp.
Các phong trào thi đua đổi mới, sáng tạo trong dạy học được triển khai đồng bộ, rõ nét hơn; nhận thức của cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh và cộng đồng về xây dựng “Trường học hạnh phúc” ngày càng được nâng cao; nhiều mô hình, điển hình tiên tiến trong phong trào “Thầy cô thay đổi vì trường học hạnh phúc” đã được lan tỏa rộng rãi.
Những kết quả bước đầu đạt được trong xây dựng “Trường học hạnh phúc”, “lớp học hạnh phúc” trong thời gian qua sẽ là tiền đề, là động lực để ngành Giáo dục và Đào tạo tiếp tục triển khai có hiệu quả phong trào trong thời gian tới, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trên địa bàn tỉnh, đảm bảo hiệu quả thực hiện CTGDPT 2018, đóng góp chung vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.