CTTĐT - Ủy ban nhân dân tỉnh vừa ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược dữ liệu quốc gia đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Yên Bái nhằm thu thập, khai phá tiềm năng dữ liệu số để phục vụ tốt hơn cho hoạt động chỉ đạo, điều hành của các cơ quan, ban, ngành trên địa bàn tỉnh; cung cấp các dịch vụ dữ liệu số cho người dân, doanh nghiệp nhằm tăng năng suất lao động, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, góp phần xây dựng chính quyến số, phát triển hình thành công dân số và xã hội số phát triển bền vững.
Triển khai Chiến lược dữ liệu quốc gia đáp ứng yêu cầu, lộ trình triển khai Đề án chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2023-2030
Việc triển khai Chiến lược dữ liệu quốc gia đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Yên Bái đảm bảo phát triển dữ liệu số toàn diện trên các trụ cột chuyển đổi số:
Trong phát triển chính quyền số: Ban hành thể chế, chính sách về quản trị và phát triển dữ liệu; triển khai thiết kế, quy hoạch mô hình kiến trúc dữ liệu; triển khai thu thập, xây dựng, phát triển hạ tầng dữ liệu; đào tạo, tập huấn phát triển nhân lực về dữ liệu số; tổ chức chia sẻ, cung cấp dịch vụ dữ liệu, thực hiện khai thác và phân tích dữ liệu hỗ trợ đưa ra quyết định nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý, điều hành của cơ quan nhà nước, phục vụ thông minh hơn cho người dân, doanh nghiệp.
Trong phát triển kinh tế số: Thu thập, tạo lập dữ liệu số liên quan đến doanh nghiệp; thúc đẩy phát triển doanh nghiệp công nghệ số; tập trung đầu tư, tạo lập, cung cấp dữ liệu số, dữ liệu mở thúc đẩy những mô hình kinh doanh mới và tạo ra các dịch vụ sáng tạo dựa trên dữ liệu số.
Trong phát triển xã hội số: Thu thập, tạo lập dữ liệu số của người dân thông qua các hoạt động tương tác trên các nền tảng mạng xã hội, các giao dịch của người dân với cơ quan nhà nước trên nền tảng số, giúp chính quyền và doanh nghiệp cung cấp nhiều dịch vụ, tiện ích số cho người dân; tạo lập và cung cấp dữ liệu mở để người dân nắm bắt được thông tin, dữ liệu thực hiện chức năng phản biện, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước
Mục tiêu của Kế hoạch thực hiện Chiến lược dữ liệu quốc gia đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Yên Bái: Xây dựng dữ liệu tạo không gian hoạt động và phát triển mới cho chính quyền số, kinh tế số, xã hội số của tỉnh; đảm bảo việc phát triển hạ tầng dữ liệu số được thống nhất, an toàn, hiệu quả bao gồm trung tâm tích hợp dữ liệu, các nền tảng, ứng dụng dùng chung, nền tảng tích hợp và chia sẻ dữ liệu; cơ sở dữ liệu dùng chung, cơ sở dữ liệu chuyên ngành được xây dựng, tích hợp, kết nối, chia sẻ phục vụ cho công tác quản lý, điều hành và phục vụ phát triển kinh tế xã hội của tỉnh; xây dựng và tuân thủ tuyệt đối công tác đảm bảo an toàn, an ninh thông tin đối với hệ thống cơ sở dữ liệu. Tuân thủ đầy đủ các quy định, hướng dẫn của Chính phủ, các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương về quản lý và phát triển dữ liệu số. Các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh phải tuân thủ chặt chẽ Kế hoạch phát triển dữ liệu số của tỉnh khi xây dựng, triển khai các ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số tại các cơ quan, đơn vị.
Xem chi tiết nội dung Kế hoạch tại văn bản đính kèm.
CÁC MỤC TIÊU THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC DỮ LIỆU QUỐC GIA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH YÊN BÁI
NHIỆM VỤ
|
MỤC TIÊU
|
Đến năm 2025
|
Đến năm 2030
|
1. Phát triển hạ tầng dữ liệu
|
- Nghiên cứu mở rộng hiệu năng đối với Trung tâm tích hợp dữ liệu tỉnh để làm nền tảng triển khai các cơ sở dữ liệu lớn phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
- Hoàn thành xây dựng kho dữ liệu dùng chung của tỉnh hướng tới dữ liệu được quản lý thống nhất, đồng bộ phục vụ cho công tác quản lý nhà nước, phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng; hoạt động của cán bộ, công chức và phục vụ người dân, doanh nghiệp.
|
- Bảo đảm hiệu năng của Trung tâm tích hợp dữ liệu tỉnh để lưu trữ kết nối và chia sẻ cơ sở dữ liệu dùng chung, chuyên ngành của tỉnh với cơ sở dữ liệu của các Bộ, ban, ngành, cơ quan trung ương.
|
2. Dữ liệu số phục vụ phát triển chính quyền số
|
- 100% dữ liệu trong danh mục dữ liệu của tỉnh, dữ liệu cơ bản nhất tạo nền tảng cho chính quyền số được hoàn thành việc số hóa và chia sẻ bao gồm dữ liệu về: dữ liệu gắn với con người (dân cư, bảo hiểm, y tế và an sinh xã hội, giáo dục và đào tạo; cán bộ công chức, viên chức, căn cước, hộ tịch,...); dữ liệu gắn với cơ quan, tổ chức (doanh nghiệp, tài chính,...); dữ liệu gắn với tài nguyên (đất đai, khoáng sản, hạ tầng không gian địa lý; hạ tầng kỹ thuật công cộng,...).
- 100% hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính được số hóa; tối thiểu 50% dữ liệu về kết quả thực hiện các thủ tục hành chính được tái sử dụng, chia sẻ theo quy định (ngoại trừ các cơ sở dữ liệu nghiệp vụ đặc thù) đảm bảo người dân và doanh nghiệp chỉ phải cung cấp thông tin một lần khi sử dụng dịch vụ công trực tuyến, thực hiện các thủ tục hành chính.
- 100% cơ sở dữ liệu dùng chung và chuyên ngành của các cơ quan, đơn vị, địa phương có nhu cầu kết nối, chia sẻ, khai thác trên toàn tỉnh, được dịch chuyển trên nền tảng điện toán đám mây và chia sẻ với cơ sở dữ liệu quốc gia thông qua nền tảng tích hợp và chia sẻ dữ liệu (LGSP) của tỉnh. Các ngành có trách nhiệm cung cấp dữ liệu theo quy định để hình thành kho dữ liệu dùng chung của tỉnh.
- Tích hợp kết quả xử lý công việc của cán bộ, công chức, viên chức vào phần mềm quản lý văn bản và hồ sơ công việc của từng đơn vị; tỷ lệ áp dụng dữ liệu trong phục vụ quản lý điều hành công việc trên môi trường số, trong kiểm tra đánh giá, xếp loại cán bộ, công chức, viên chức đạt tối thiểu 70%.
- 100% các sở, ban, ngành, địa phương tham gia cung cấp dữ liệu mở phục vụ phát triển chính quyền số, kinh tế số, xã hội số và công bố các dữ liệu chia sẻ trên cổng dữ liệu mở của tỉnh.
- 100% các cơ sở dữ liệu dùng chung, dữ liệu mở của tỉnh phải được quản lý, lưu trữ ở trung tâm tích hợp dữ liệu của tỉnh đạt tiêu chuẩn và kết nối đồng bộ thông suốt với nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia, cổng dữ liệu quốc gia.
|
- Duy trì 100% cơ sở dữ liệu dùng chung và chuyên ngành được kết nối, chia sẻ trên toàn tỉnh, được dịch chuyển trên nền tảng điện toán đám mây và chia sẻ với cơ sở dữ liệu quốc gia thông qua nền tảng tích hợp và chia sẻ dữ liệu (LGSP) của tỉnh. Mở dữ liệu của các cơ quan nhà nước để cung cấp dịch vụ công kịp thời, người dân, doanh nghiệp chỉ phải cung cấp thông tin một lần khi thực hiện các thủ tục hành chính với các cơ quan nhà nước.
- Tối thiểu 30% số thủ tục hành chính của các cơ quan nhà nước được cắt giảm thông qua kế thừa dữ liệu số.
- 100% hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính được số hóa; tối thiểu 80% dữ liệu về kết quả thực hiện các thủ tục hành chính được tái sử dụng, chia sẻ theo quy định (ngoại trừ các cơ sở dữ liệu nghiệp vụ đặc thù) đảm bảo người dân và doanh nghiệp chỉ phải cung cấp thông tin một lần khi sử dụng dịch vụ công trực tuyến, thực hiện các thủ tục hành chính".
- Tối thiểu 80% người dân đã được cấp tài khoản định danh điện tử (VNeID) được hướng dẫn khai thác, sử dụng Kho lưu trữ dữ liệu điện tử của tổ chức, cá nhân trên Cổng Dịch vụ công quốc gia, Cổng Dịch vụ công tỉnh Yên Bái".
- 100% tài liệu lưu trữ lịch sử được số hóa, lưu giữ, chia sẻ dữ liệu điện tử theo quy định.
- 100% hồ sơ, giấy tờ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính đã được giải quyết thành công được tạo, lưu giữ, chia sẻ dữ liệu điện tử theo quy định.
|
3. Dữ liệu số phục vụ phát triển kinh tế số, xã hội số
|
- Phấn đấu có ít nhất 01 tổ chức, doanh nghiệp hoạt động chính là cung cấp sản phẩm, dịch vụ về dữ liệu.
- 5% dữ liệu mở do cơ quan nhà nước cung cấp cho người dân, doanh nghiệp có nguồn từ việc tham gia, đóng góp của người dân, doanh nghiệp.
- 70% người dân có điện thoại thông minh được cài đặt, sử dụng các dịch vụ, tiện ích trên nền tảng công dân số tỉnh Yên Bái (YenBai-S); được tiếp cận sử dụng các dịch vụ chính quyền điện tử, đô thị thông minh.
- 100% thông tin các đối tượng thụ hưởng chính sách an sinh xã hội được số hóa, cập nhật, quản lý, khai thác trên hệ thống cơ sở dữ liệu chuyên ngành.
- Tối thiểu 60% người dân đã được cấp tài khoản định danh điện tử (VNeID) được hướng dẫn khai thác, sử dụng Kho lưu trữ dữ liệu điện tử của tổ chức, cá nhân trên Cổng Dịch vụ công quốc gia, Cổng Dịch vụ công tỉnh Yên Bái.
- 100% người dân đến tuổi trưởng thành được cài đặt và sử dụng App “Sổ sức khỏe điện tử” trên nền tảng VNeID; 100% các cơ sở y tế triển khai khám chữa bệnh bằng bệnh án điện tử, không sử dụng bệnh án giấy.
|
- 100% các di sản văn hóa, di tích của tỉnh, di tích quốc gia, di tích quốc gia đặc biệt được số hóa, lưu trữ đầy đủ dữ liệu và hình thành thư viện số, di sản số, có hiện diện số trên môi trường mạng để mọi người dân, khách du lịch có thể truy cập, tra cứu tìm hiểu thuận lợi trên môi trường số; 100% các danh lam thắng cảnh, địa điểm du lịch trên địa bàn tỉnh hoàn thành việc số hóa, lưu trữ và chia sẻ thông tin rộng rãi, kết hợp xây dựng nền tảng số du lịch để quảng bá, phát triển du lịch tỉnh Yên Bái, đưa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, phát triển bền vững.
- Kho học liệu về giáo trình, tài liệu giảng dạy, học tập ngành giáo dục được số hóa, tích hợp, với các nền tảng dạy và học trực tuyến đảm bảo hỗ trợ được cho 100% người học và nhà giáo tham gia có hiệu quả các hoạt động giáo dục trực tuyến; 100% học sinh có mã ID duy nhất và có hồ sơ học bạ điện tử, liên thông chia sẻ giữa các cấp.
|
4. Đảm bảo an toàn thông tin, an ninh mạng
|
50% các cơ sở dữ liệu của tỉnh, cơ sở dữ liệu dùng chung, cơ sở dữ liệu chuyên ngành, cơ sở dữ liệu quan trọng của các cơ quan, đơn vị, địa phương được triển khai phương án bảo đảm an toàn thông tin theo cấp độ và mô hình bảo vệ 4 lớp, đồng thời triển khai các hoạt động bảo vệ an ninh mạng đối với hệ thống thông tin theo quy định của pháp luật về an ninh mạng.
|
100% các cơ sở dữ liệu của tỉnh, cơ sở dữ liệu dùng chung, cơ sở dữ liệu chuyên ngành, cơ sở dữ liệu quan trọng của các cơ quan, đơn vị, địa phương được triển khai phương án bảo đảm an toàn thông tin theo cấp độ mô hình bảo vệ 4 lớp, đồng thời triển khai các hoạt động bảo vệ an ninh mạng đối với hệ thống thông tin theo quy định của pháp luật về an ninh mạng.
|
Ủy ban nhân dân tỉnh cũng đặt ra các nhiệm vụ thực hiện Kế hoạch thực hiện Chiến lược dữ liệu quốc gia đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Yên Bái về xây dựng quy chế, quy định, chính sách; Phát triển hạ tầng dữ liệu; Phát triển dữ liệu số, các hệ thống thông tin quản lý chuyên ngành (Lĩnh vực y tế; Giáo dục và đào tạo; Giao thông vận tải; Tài nguyên và môi trường; Nông nghiệp; Xây dựng; Văn hóa, thể thao và du lịch; Lao động, thương binh và xã hội; Công thương; Khoa học và công nghệ); Phát triển dữ liệu chủ (Nhóm dữ liệu về: Người dân; Doanh nghiệp - hộ kinh doanh cá thể; Đất đai - đô thị; Chỉ tiêu kinh tế - xã hội); Phát triển kết nối, chia sẻ. Đồng thời nêu cụ thể 05 giải pháp về Tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức về dữ liệu; Đào tạo, tập huấn, nâng cao năng lực về dữ liệu; Nghiên cứu, nâng cao năng lực làm chủ khoa học công nghệ về dữ liệu; Hợp tác nhà nước doanh nghiệp; Đo lường, giám sát triển khai.
Đảm bảo phát triển dữ liệu số tỉnh Yên Bái phù hợp chiến lược dữ liệu số quốc gia; tuân thủ đầy đủ các quy định, hướng dẫn của Chính phủ, các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương về quản lý và phát triển dữ liệu số gắn với thực hiện Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 06/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030.
Bảo đảm tuân thủ Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Yên Bái, Kiến trúc ICT phát triển Đô thị thông minh tỉnh Yên Bái; đáp ứng yêu cầu, lộ trình triển khai Đề án chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2023-2030.
Dữ liệu số được xây dựng bảo đảm theo nguyên tắc “đúng, đủ, sạch, sống”, thống nhất về mô hình kiến trúc, kết nối, liên thông qua nền tảng tích hợp và chia sẻ dữ liệu (LGSP). Dữ liệu số phải gắn kết chặt chẽ, xuyên suốt trong các hoạt động của cơ quan nhà nước gắn với trách nhiệm cao nhất là người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, địa phương; xác định rõ vai trò, trách nhiệm của mỗi cơ quan, đơn vị, cá nhân trong việc tạo lập, khai thác, chia sẻ, công khai và an toàn.
Ủy ban nhân dân tỉnh giao Sở Thông tin và Truyền thông là cơ quan thường trực, đầu mối, chủ trì tổ chức triển khai Kế hoạch thực hiện Chiến lược dữ liệu quốc gia đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
1226 lượt xem
Thanh Bình
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Ủy ban nhân dân tỉnh vừa ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược dữ liệu quốc gia đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Yên Bái nhằm thu thập, khai phá tiềm năng dữ liệu số để phục vụ tốt hơn cho hoạt động chỉ đạo, điều hành của các cơ quan, ban, ngành trên địa bàn tỉnh; cung cấp các dịch vụ dữ liệu số cho người dân, doanh nghiệp nhằm tăng năng suất lao động, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, góp phần xây dựng chính quyến số, phát triển hình thành công dân số và xã hội số phát triển bền vững.
Việc triển khai Chiến lược dữ liệu quốc gia đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Yên Bái đảm bảo phát triển dữ liệu số toàn diện trên các trụ cột chuyển đổi số:
Trong phát triển chính quyền số: Ban hành thể chế, chính sách về quản trị và phát triển dữ liệu; triển khai thiết kế, quy hoạch mô hình kiến trúc dữ liệu; triển khai thu thập, xây dựng, phát triển hạ tầng dữ liệu; đào tạo, tập huấn phát triển nhân lực về dữ liệu số; tổ chức chia sẻ, cung cấp dịch vụ dữ liệu, thực hiện khai thác và phân tích dữ liệu hỗ trợ đưa ra quyết định nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý, điều hành của cơ quan nhà nước, phục vụ thông minh hơn cho người dân, doanh nghiệp.
Trong phát triển kinh tế số: Thu thập, tạo lập dữ liệu số liên quan đến doanh nghiệp; thúc đẩy phát triển doanh nghiệp công nghệ số; tập trung đầu tư, tạo lập, cung cấp dữ liệu số, dữ liệu mở thúc đẩy những mô hình kinh doanh mới và tạo ra các dịch vụ sáng tạo dựa trên dữ liệu số.
Trong phát triển xã hội số: Thu thập, tạo lập dữ liệu số của người dân thông qua các hoạt động tương tác trên các nền tảng mạng xã hội, các giao dịch của người dân với cơ quan nhà nước trên nền tảng số, giúp chính quyền và doanh nghiệp cung cấp nhiều dịch vụ, tiện ích số cho người dân; tạo lập và cung cấp dữ liệu mở để người dân nắm bắt được thông tin, dữ liệu thực hiện chức năng phản biện, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước
Mục tiêu của Kế hoạch thực hiện Chiến lược dữ liệu quốc gia đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Yên Bái: Xây dựng dữ liệu tạo không gian hoạt động và phát triển mới cho chính quyền số, kinh tế số, xã hội số của tỉnh; đảm bảo việc phát triển hạ tầng dữ liệu số được thống nhất, an toàn, hiệu quả bao gồm trung tâm tích hợp dữ liệu, các nền tảng, ứng dụng dùng chung, nền tảng tích hợp và chia sẻ dữ liệu; cơ sở dữ liệu dùng chung, cơ sở dữ liệu chuyên ngành được xây dựng, tích hợp, kết nối, chia sẻ phục vụ cho công tác quản lý, điều hành và phục vụ phát triển kinh tế xã hội của tỉnh; xây dựng và tuân thủ tuyệt đối công tác đảm bảo an toàn, an ninh thông tin đối với hệ thống cơ sở dữ liệu. Tuân thủ đầy đủ các quy định, hướng dẫn của Chính phủ, các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương về quản lý và phát triển dữ liệu số. Các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh phải tuân thủ chặt chẽ Kế hoạch phát triển dữ liệu số của tỉnh khi xây dựng, triển khai các ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số tại các cơ quan, đơn vị.
Xem chi tiết nội dung Kế hoạch tại văn bản đính kèm.
CÁC MỤC TIÊU THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC DỮ LIỆU QUỐC GIA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH YÊN BÁI
NHIỆM VỤ
MỤC TIÊU
Đến năm 2025
Đến năm 2030
1. Phát triển hạ tầng dữ liệu
- Nghiên cứu mở rộng hiệu năng đối với Trung tâm tích hợp dữ liệu tỉnh để làm nền tảng triển khai các cơ sở dữ liệu lớn phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
- Hoàn thành xây dựng kho dữ liệu dùng chung của tỉnh hướng tới dữ liệu được quản lý thống nhất, đồng bộ phục vụ cho công tác quản lý nhà nước, phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng; hoạt động của cán bộ, công chức và phục vụ người dân, doanh nghiệp.
- Bảo đảm hiệu năng của Trung tâm tích hợp dữ liệu tỉnh để lưu trữ kết nối và chia sẻ cơ sở dữ liệu dùng chung, chuyên ngành của tỉnh với cơ sở dữ liệu của các Bộ, ban, ngành, cơ quan trung ương.
2. Dữ liệu số phục vụ phát triển chính quyền số
- 100% dữ liệu trong danh mục dữ liệu của tỉnh, dữ liệu cơ bản nhất tạo nền tảng cho chính quyền số được hoàn thành việc số hóa và chia sẻ bao gồm dữ liệu về: dữ liệu gắn với con người (dân cư, bảo hiểm, y tế và an sinh xã hội, giáo dục và đào tạo; cán bộ công chức, viên chức, căn cước, hộ tịch,...); dữ liệu gắn với cơ quan, tổ chức (doanh nghiệp, tài chính,...); dữ liệu gắn với tài nguyên (đất đai, khoáng sản, hạ tầng không gian địa lý; hạ tầng kỹ thuật công cộng,...).
- 100% hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính được số hóa; tối thiểu 50% dữ liệu về kết quả thực hiện các thủ tục hành chính được tái sử dụng, chia sẻ theo quy định (ngoại trừ các cơ sở dữ liệu nghiệp vụ đặc thù) đảm bảo người dân và doanh nghiệp chỉ phải cung cấp thông tin một lần khi sử dụng dịch vụ công trực tuyến, thực hiện các thủ tục hành chính.
- 100% cơ sở dữ liệu dùng chung và chuyên ngành của các cơ quan, đơn vị, địa phương có nhu cầu kết nối, chia sẻ, khai thác trên toàn tỉnh, được dịch chuyển trên nền tảng điện toán đám mây và chia sẻ với cơ sở dữ liệu quốc gia thông qua nền tảng tích hợp và chia sẻ dữ liệu (LGSP) của tỉnh. Các ngành có trách nhiệm cung cấp dữ liệu theo quy định để hình thành kho dữ liệu dùng chung của tỉnh.
- Tích hợp kết quả xử lý công việc của cán bộ, công chức, viên chức vào phần mềm quản lý văn bản và hồ sơ công việc của từng đơn vị; tỷ lệ áp dụng dữ liệu trong phục vụ quản lý điều hành công việc trên môi trường số, trong kiểm tra đánh giá, xếp loại cán bộ, công chức, viên chức đạt tối thiểu 70%.
- 100% các sở, ban, ngành, địa phương tham gia cung cấp dữ liệu mở phục vụ phát triển chính quyền số, kinh tế số, xã hội số và công bố các dữ liệu chia sẻ trên cổng dữ liệu mở của tỉnh.
- 100% các cơ sở dữ liệu dùng chung, dữ liệu mở của tỉnh phải được quản lý, lưu trữ ở trung tâm tích hợp dữ liệu của tỉnh đạt tiêu chuẩn và kết nối đồng bộ thông suốt với nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia, cổng dữ liệu quốc gia.
- Duy trì 100% cơ sở dữ liệu dùng chung và chuyên ngành được kết nối, chia sẻ trên toàn tỉnh, được dịch chuyển trên nền tảng điện toán đám mây và chia sẻ với cơ sở dữ liệu quốc gia thông qua nền tảng tích hợp và chia sẻ dữ liệu (LGSP) của tỉnh. Mở dữ liệu của các cơ quan nhà nước để cung cấp dịch vụ công kịp thời, người dân, doanh nghiệp chỉ phải cung cấp thông tin một lần khi thực hiện các thủ tục hành chính với các cơ quan nhà nước.
- Tối thiểu 30% số thủ tục hành chính của các cơ quan nhà nước được cắt giảm thông qua kế thừa dữ liệu số.
- 100% hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính được số hóa; tối thiểu 80% dữ liệu về kết quả thực hiện các thủ tục hành chính được tái sử dụng, chia sẻ theo quy định (ngoại trừ các cơ sở dữ liệu nghiệp vụ đặc thù) đảm bảo người dân và doanh nghiệp chỉ phải cung cấp thông tin một lần khi sử dụng dịch vụ công trực tuyến, thực hiện các thủ tục hành chính".
- Tối thiểu 80% người dân đã được cấp tài khoản định danh điện tử (VNeID) được hướng dẫn khai thác, sử dụng Kho lưu trữ dữ liệu điện tử của tổ chức, cá nhân trên Cổng Dịch vụ công quốc gia, Cổng Dịch vụ công tỉnh Yên Bái".
- 100% tài liệu lưu trữ lịch sử được số hóa, lưu giữ, chia sẻ dữ liệu điện tử theo quy định.
- 100% hồ sơ, giấy tờ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính đã được giải quyết thành công được tạo, lưu giữ, chia sẻ dữ liệu điện tử theo quy định.
3. Dữ liệu số phục vụ phát triển kinh tế số, xã hội số
- Phấn đấu có ít nhất 01 tổ chức, doanh nghiệp hoạt động chính là cung cấp sản phẩm, dịch vụ về dữ liệu.
- 5% dữ liệu mở do cơ quan nhà nước cung cấp cho người dân, doanh nghiệp có nguồn từ việc tham gia, đóng góp của người dân, doanh nghiệp.
- 70% người dân có điện thoại thông minh được cài đặt, sử dụng các dịch vụ, tiện ích trên nền tảng công dân số tỉnh Yên Bái (YenBai-S); được tiếp cận sử dụng các dịch vụ chính quyền điện tử, đô thị thông minh.
- 100% thông tin các đối tượng thụ hưởng chính sách an sinh xã hội được số hóa, cập nhật, quản lý, khai thác trên hệ thống cơ sở dữ liệu chuyên ngành.
- Tối thiểu 60% người dân đã được cấp tài khoản định danh điện tử (VNeID) được hướng dẫn khai thác, sử dụng Kho lưu trữ dữ liệu điện tử của tổ chức, cá nhân trên Cổng Dịch vụ công quốc gia, Cổng Dịch vụ công tỉnh Yên Bái.
- 100% người dân đến tuổi trưởng thành được cài đặt và sử dụng App “Sổ sức khỏe điện tử” trên nền tảng VNeID; 100% các cơ sở y tế triển khai khám chữa bệnh bằng bệnh án điện tử, không sử dụng bệnh án giấy.
- 100% các di sản văn hóa, di tích của tỉnh, di tích quốc gia, di tích quốc gia đặc biệt được số hóa, lưu trữ đầy đủ dữ liệu và hình thành thư viện số, di sản số, có hiện diện số trên môi trường mạng để mọi người dân, khách du lịch có thể truy cập, tra cứu tìm hiểu thuận lợi trên môi trường số; 100% các danh lam thắng cảnh, địa điểm du lịch trên địa bàn tỉnh hoàn thành việc số hóa, lưu trữ và chia sẻ thông tin rộng rãi, kết hợp xây dựng nền tảng số du lịch để quảng bá, phát triển du lịch tỉnh Yên Bái, đưa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, phát triển bền vững.
- Kho học liệu về giáo trình, tài liệu giảng dạy, học tập ngành giáo dục được số hóa, tích hợp, với các nền tảng dạy và học trực tuyến đảm bảo hỗ trợ được cho 100% người học và nhà giáo tham gia có hiệu quả các hoạt động giáo dục trực tuyến; 100% học sinh có mã ID duy nhất và có hồ sơ học bạ điện tử, liên thông chia sẻ giữa các cấp.
4. Đảm bảo an toàn thông tin, an ninh mạng
50% các cơ sở dữ liệu của tỉnh, cơ sở dữ liệu dùng chung, cơ sở dữ liệu chuyên ngành, cơ sở dữ liệu quan trọng của các cơ quan, đơn vị, địa phương được triển khai phương án bảo đảm an toàn thông tin theo cấp độ và mô hình bảo vệ 4 lớp, đồng thời triển khai các hoạt động bảo vệ an ninh mạng đối với hệ thống thông tin theo quy định của pháp luật về an ninh mạng.
100% các cơ sở dữ liệu của tỉnh, cơ sở dữ liệu dùng chung, cơ sở dữ liệu chuyên ngành, cơ sở dữ liệu quan trọng của các cơ quan, đơn vị, địa phương được triển khai phương án bảo đảm an toàn thông tin theo cấp độ mô hình bảo vệ 4 lớp, đồng thời triển khai các hoạt động bảo vệ an ninh mạng đối với hệ thống thông tin theo quy định của pháp luật về an ninh mạng.
Ủy ban nhân dân tỉnh cũng đặt ra các nhiệm vụ thực hiện Kế hoạch thực hiện Chiến lược dữ liệu quốc gia đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Yên Bái về xây dựng quy chế, quy định, chính sách; Phát triển hạ tầng dữ liệu; Phát triển dữ liệu số, các hệ thống thông tin quản lý chuyên ngành (Lĩnh vực y tế; Giáo dục và đào tạo; Giao thông vận tải; Tài nguyên và môi trường; Nông nghiệp; Xây dựng; Văn hóa, thể thao và du lịch; Lao động, thương binh và xã hội; Công thương; Khoa học và công nghệ); Phát triển dữ liệu chủ (Nhóm dữ liệu về: Người dân; Doanh nghiệp - hộ kinh doanh cá thể; Đất đai - đô thị; Chỉ tiêu kinh tế - xã hội); Phát triển kết nối, chia sẻ. Đồng thời nêu cụ thể 05 giải pháp về Tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức về dữ liệu; Đào tạo, tập huấn, nâng cao năng lực về dữ liệu; Nghiên cứu, nâng cao năng lực làm chủ khoa học công nghệ về dữ liệu; Hợp tác nhà nước doanh nghiệp; Đo lường, giám sát triển khai.
Đảm bảo phát triển dữ liệu số tỉnh Yên Bái phù hợp chiến lược dữ liệu số quốc gia; tuân thủ đầy đủ các quy định, hướng dẫn của Chính phủ, các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương về quản lý và phát triển dữ liệu số gắn với thực hiện Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 06/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030.
Bảo đảm tuân thủ Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Yên Bái, Kiến trúc ICT phát triển Đô thị thông minh tỉnh Yên Bái; đáp ứng yêu cầu, lộ trình triển khai Đề án chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2023-2030.
Dữ liệu số được xây dựng bảo đảm theo nguyên tắc “đúng, đủ, sạch, sống”, thống nhất về mô hình kiến trúc, kết nối, liên thông qua nền tảng tích hợp và chia sẻ dữ liệu (LGSP). Dữ liệu số phải gắn kết chặt chẽ, xuyên suốt trong các hoạt động của cơ quan nhà nước gắn với trách nhiệm cao nhất là người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, địa phương; xác định rõ vai trò, trách nhiệm của mỗi cơ quan, đơn vị, cá nhân trong việc tạo lập, khai thác, chia sẻ, công khai và an toàn.
Ủy ban nhân dân tỉnh giao Sở Thông tin và Truyền thông là cơ quan thường trực, đầu mối, chủ trì tổ chức triển khai Kế hoạch thực hiện Chiến lược dữ liệu quốc gia đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Yên Bái.