CTTĐT - 55 năm qua, dưới ngọn cờ lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng bộ, quân và dân tỉnh Yên Bái đã đoàn kết, thống nhất, chung sức chung lòng bảo vệ vững chắc thành quả cách mạng, lần lượt làm thất bại âm mưu phá hoại, xâm lược, gây mất ổn định của các thế lực phản động, bảo vệ vững chắc chủ quyền và biên giới quốc gia, phấn đấu không mệt mỏi để hiện thực hóa những lời căn dặn của Người.
Những kết quả mà Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong tỉnh đạt được đều là nhờ thấm nhuần sâu sắc và thực hiện nhất quán Di chúc của Bác
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, cùng với cả nước, Đảng bộ tỉnh Yên Bái đã tổ chức và phát động các phong trào hành động cách mạng của quần chúng thi đua xây dựng CNXH. Đặc biệt, tỉnh Yên Bái đã vận động, di chuyển hàng ngàn hộ dân với hàng vạn nhân khẩu của huyện Yên Bình, huyện Lục Yên để xây dựng thành công thủy điện Thác Bà - “cánh chim đầu đàn” của ngành Thủy điện Việt Nam, tạo nên dấu mốc lịch sử quan trọng, là niềm tự hào của tỉnh Yên Bái nói riêng và ngành điện Việt Nam nói chung.
Vừa đẩy mạnh sản xuất lương thực, thực phẩm chi viện cho tiền tuyến vừa anh dũng chiến đấu chống chiến tranh phá hoại miền Bắc của đế quốc Mỹ, quân và dân Yên Bái đã phối hợp với bộ đội chủ lực bắn rơi 115 máy bay, tiêu diệt và bắt gọn nhiều toán gián điệp, biệt kích; huy động cao độ sức người, sức của cho chiến trường miền Nam, đóng góp 29 vạn tấn lương thực, 15 vạn tấn thực phẩm, tiễn gần 25.000 thanh niên tham gia nhập ngũ, trong đó có 4 tiểu đoàn tham gia chiến đấu trên khắp các chiến trường, góp phần cùng cả nước làm nên đại thắng mùa Xuân năm 1975, đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
Trong 10 năm (1975 - 1985) cùng cả nước bước vào xây dựng CNXH: Đất nước thống nhất đã tạo những thuận lợi cơ bản, nhưng cũng đặt ra hàng loạt vấn đề mới phức tạp, khó khăn đòi hỏi phải giải quyết. Kỳ họp thứ hai, Quốc hội khoá V (năm 1976) đã quyết nghị hợp nhất ba tỉnh Yên Bái, Nghĩa Lộ, Lào Cai thành tỉnh Hoàng Liên Sơn. Ngay sau khi được thành lập, Tỉnh ủy Hoàng Liên Sơn đã lãnh đạo thực hiện thắng lợi cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung của cả nước; kịp thời đề ra nhiệm vụ chung cho việc xây dựng và phát triển mọi mặt của tỉnh tập trung xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật bước đầu của chủ nghĩa xã hội, củng cố quan hệ sản xuất XHCN, nhất là củng cố phong trào hợp tác hóa nông nghiệp tổ chức lại sản xuất, mở mang các vùng kinh tế mới, giải quyết với mức cố gắng cao nhất vấn đề lương thực, phát triển cây công nghiệp, cây đặc sản, cây ăn quả, đẩy mạnh chăn nuôi, nghề rừng, phát triển mạnh công nghiệp địa phương, tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh, tích cực cải thiện đời sống nhân dân; tiếp tục thực hiện cuộc vận động định canh định cư gắn với xây dựng vùng kinh tế mới ở vùng cao; khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội chống lại âm mưu phá hoại trên nhiều mặt của các thế lực thù địch, đạt được những thành tựu rất đáng tự hào.
Sau gần 40 năm thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo (từ 1986 đến nay), thấm nhuần Di chúc và những lời căn dặn của Bác Hồ, Đảng bộ tỉnh đã vận dụng sáng tạo chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước vào thực tiễn địa phương; tranh thủ sự giúp đỡ của Trung ương, sự chia sẻ, đồng hành của các tỉnh bạn; lãnh đạo nhân dân các dân tộc vượt qua nhiều khó khăn thử thách, nhất là cuối những năm 80 của thế kỷ XX, khi các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô sụp đổ, các thế lực thù địch chống phá sự nghiệp cách mạng của nước ta quyết liệt bằng nhiều thủ đoạn, bao vây, cấm vận bằng kinh tế. Từ khi tái lập tỉnh (10/1991) đến nay, đặc biệt, từ khi thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong tỉnh tiếp tục phát huy chủ nghĩa anh hùng cách mạng; đoàn kết, vượt khó vươn lên; năng động, sáng tạo trong việc cụ thể hóa đường lối của Đảng vào thực tiễn địa phương; góp phần hoàn thành nhiệm vụ, kế hoạch đề ra với nhiều dấu ấn quan trọng, cơ bản làm thay đổi diện mạo của tỉnh từ một tỉnh miền núi có nền kinh tế chậm phát triển, trình độ dân trí không đồng đều, vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn, thiếu thốn, trở thành một tỉnh có nền kinh tế tăng trưởng khá, chính trị ổn định, an ninh quốc phòng được giữ vũng, hệ thống chính trị được tăng cường, đời sống của đại đa số nhân dân các dân tộc trong tỉnh được cải thiện rõ rệt.
Sau hơn 3 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội XIX Đảng bộ tỉnh, đến nay, phát huy truyền thống đoàn kết, với quyết tâm chính trị cao, nỗ lực lớn và sự chung sức, đồng lòng của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân các dân tộc trong tỉnh, Yên Bái đã chủ động, linh hoạt, triển khai đồng bộ, quyết liệt, sáng tạo các giải pháp để lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ tỉnh theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội lần thứ XIX Đảng bộ tỉnh với phương châm “Đổi mới, sáng tạo, quyết liệt, kỷ cương, hiệu quả”, đạt được nhiều kết quả tích cực và khá toàn diện trên các lĩnh vực, có mặt nổi trội. Tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) bình quân từ đầu nhiệm kỳ đạt 7,86%/năm, đứng thứ 3/14 tỉnh trong vùng, cao hơn so với mục tiêu Nghị quyết Đại hội XIX Đảng bộ tỉnh (7,5%/năm). Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng hướng. Tỉnh Yên Bái tiếp tục giữ vững vị trí là điểm sáng trong khu vực Tây Bắc về xây dựng nông thôn mới, toàn tỉnh hiện có 106 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 4/9 đơn vị cấp huyện hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Triển khai các chương trình kích cầu nhằm giới thiệu, quảng bá các điểm du lịch hấp dẫn, sản phẩm du lịch đặc sắc, riêng trong năm 2023 đã đón trên 2 triệu lượt khách du lịch trong nước và quốc tế; doanh thu từ hoạt động du lịch gấp 3,5 lần so với năm 2021. Công nghiệp duy trì tốc độ tăng trưởng khá thuộc nhóm cao trong vùng, dịch vụ du lịch có bước phục hồi và tăng trưởng mạnh mẽ; ngành công nghiệp và dịch vụ của tỉnh đã chiếm tỷ trọng lớn, khoảng 70% cơ cấu kinh tế.
Hoàn thành lập Quy hoạch tỉnh Yên Bái thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triến nhanh và bền vững.
Môi trường đầu tư kinh doanh được cải thiện theo hướng công khai, minh bạch, bình đẳng, thuận lợi. Chỉ số Năng lực cạnh tranh (PCI) tỉnh Yên Bái năm 2023 đạt 65,99 điểm, xếp thứ 39/63 tỉnh, thành phố. Công tác cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh tiếp tục có sự tiến bộ, đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền hợp lý, gắn với kiểm tra, giám sát, nâng cao kỷ luật, kỷ cương hành chính, trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức trong thực thi công vụ. Năm 2023, Chỉ số Cải cách hành chính cấp tỉnh (PAR INDEX), xếp thứ 10/63 tỉnh, thành phố.
Giai đoạn 2021 - 2023, thực hiện cấp quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư cho 152 dự án với tổng số vốn đăng ký đầu tư đạt gần 24.320 tỷ đồng. Đặc biệt trong những tháng đầu năm 2024, tỉnh Yên Bái cấp quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư Dự án nhà máy điện sinh khối Yên Bái 1 tại Cụm Công nghiệp Bắc Văn Yên, với tổng vốn đầu tư 118 triệu USD, góp phần thúc đẩy tăng trưởng xanh và thực hiện cam kết của Chính phủ đưa phát thải ròng Việt Nam về mức 0 vào năm 2050.
Các lĩnh vực văn hóa - xã hội được tỉnh đặc biệt quan tâm, có bước phát triển. Chất lượng bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân được nâng lên; toàn tỉnh đã có 154 xã, phường, thị trấn đạt tiêu chí quốc gia về y tế, đạt tỷ lệ 89% số bác sĩ trên 1 vạn dân đạt 10,8; số giường bệnh trên 1 vạn dân đạt 34,6 (cao hơn 4,6 giường so với bình quân chung cả nước). Chất lượng giáo dục và đào tạo tiếp tục được nâng lên; các chính sách an sinh xã hội được thực hiện kịp thời, đầy đủ. Năm 2023, Yên Bái là tỉnh thứ 18 trong cả nước được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 2; tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm 3,76%, vượt kế hoạch đề ra; chỉ số hạnh phúc của người dân Yên Bái đạt 65,62%, tăng 12,32% so với đầu nhiệm kỳ. Tỉnh quan tâm triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đào tạo nghề giải quyết việc làm gắn với chuyển dịch cơ cấu nghề nghiệp cho lao động nông thôn đạt kết quả tích cực. Giai đoạn 2021 - 2023, toàn tỉnh đã hỗ trợ giải quyết việc làm mới cho 67.370 lao động. Công tác an sinh xã hội được bảo đảm, các giải pháp giảm nghèo nhanh và bền vững được thực hiện quyết liệt, đồng bộ. Giá trị bản sắc văn hóa tốt đẹp của các dân tộc được bảo tồn và phát huy, “Nghệ thuật Xòe Thái” được UNESCO vinh danh vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Từng bước đầu tư hiện đại hóa cơ sở hạ tầng thông tin truyền thông đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn mới. Đưa vào khai thác sử dụng hiệu quả các hạng mục trọng điểm thuộc dự án “Xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị thông tỉnh Yên Bái” như: Trung tâm tích hợp dữ liệu điện tử tỉnh Yên Bái (DC), Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng tỉnh Yên Bái (SOC), Nền tảng liên thông tích họp (LGSP). Tỷ lệ dịch vụ công đủ điều kiện mức độ 4 được cung cấp trên cổng dịch vụ công trực tuyến của tỉnh đạt 100%.
Quốc phòng, an ninh được củng cố; trật tự an toàn xã hội được đảm bảo. Đặc biệt, đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ Diễn tập khu vực phòng thủ tỉnh năm 2023. Hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể có nhiều đổi mới, tạo được phong trào quần chúng sâu rộng, thi đua thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của địa phương. Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị tiếp tục được quan tâm; tổ chức tốt khóa đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng, phương pháp lãnh đạo, quản lý cho 210 cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc thiểu số theo Đề án số 11-ĐA/TU của Tỉnh ủy; tăng cường công tác dân vận; duy trì thực hiện nghiêm túc Nghị quyêt Trung ương 4 khóa XII, XIII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng gắn với Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; tiếp tục thực hiện có hiệu quả việc tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế theo tinh thần Nghị quyết số 18-NQ/TW, Nghị quyết số 19-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII; dân chủ cơ sở được phát huy, tạo sự thống nhất, quyết tâm trong Đảng bộ và niềm tin, đồng thuận trong nhân dân, mở ra hướng phát triển đầy triển vọng tốt đẹp cho quê hương Yên Bái.
Ghi nhận những thành tích mà Yên Bái đã đạt được, Đảng, Nhà nước đã phong tặng danh hiệu cao qúy “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân” và Huân chương Hồ Chí Minh cho tỉnh; 298 mẹ được phong tặng, truy tặng danh hiệu “Bà Mẹ Việt Nam Anh hùng”, 31 tập thể, 05 cá nhân được tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”; hàng chục tập thể và cá nhân được phong tặng danh hiệu “Anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới”, hàng ngàn tập thể, cá nhân được nhận huân, huy chương và rất nhiều phần thưởng cao quý khác. Đây là vinh dự, tự hào, là nguồn cổ vũ, động viên to lớn đối với Đảng bộ, chính quyền, lực lượng vũ trang và nhân dân các dân tộc tỉnh Yên Bái.
Năm 2024 - tròn 55 năm thực hiện Di chúc của Người, cũng là năm tăng tốc thực hiện Nghị quyết Đại hội XIX Đảng bộ tỉnh, Tỉnh ủy tích cực đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo, cải tiến lề lối, tác phong làm việc trong cán bộ lãnh đạo của hệ thống chính trị thông qua việc ban hành Chương trình hành động số 188-CTr/TU; xác định rõ chủ đề của năm là: ‘‘Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các cấp ủy, tổ chức đảng. Triển khai thực hiện hiệu quả quy hoạch tỉnh, các Chương trình mục tiêu quốc gia; đẩy mạnh thực hiện ba khâu đột phá chiến lược; tích cực thu hút đầu tư, chuyển đổi số; tập trung phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững, thiết thực nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và chỉ số hạnh phúc của Nhân dân. Phấn đấu cơ bản về đích các chỉ tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết Đại hội XIX Đảng bộ tỉnh”; phương châm hành động của năm là: ‘'Quyết liệt, đồng bộ, sáng tạo, bứt phá, hiệu quả”. Với tinh thần ấy, ngay từ những tháng, quý đầu năm 2024 toàn bộ hệ thống chính trị và cán bộ, đảng viên, nhân dân đã quyết tâm thực hiện các nhiệm vụ chính trị được giao; tạo phong trào thi đua sôi động, tích cực trong toàn tỉnh.
Có thể khẳng định, những kết quả mà Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong tỉnh đạt được đều là nhờ thấm nhuần sâu sắc và thực hiện nhất quán Di chúc của Bác về việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân; về xây dựng Đảng; về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau; thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội, không ngừng nâng cao đời sống cho nhân dân...; đồng thời phát huy tinh thần, ý chí và bản lĩnh, trí tuệ Việt Nam; kết tinh truyền thống yêu nước, truyền thống đoàn kết, truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm kiên cường, bất khuất của dân tộc ta.
Trong không khí toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đang tiếp tục hướng tới kỷ niệm 100 năm Ngày thành lập Đảng, đến năm 2045, kỷ niệm 100 năm thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với mục tiêu: phấn đấu đưa nước ta trở thành nước phát triển, thu nhập cao; xây dựng đất nước Việt Nam ta ngày càng “cường thịnh, phồn vinh, văn minh, hạnh phúc”, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội; Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Yên Bái tiếp tục phát huy sức mạnh đại đoàn kết, ý chí tự lực, tự cường và khát vọng phát triển; huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực cho phát triển nhanh, toàn diện, bền vững theo hướng “Xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc” phát huy giá trị bản sắc văn hóa dân tộc, xây dựng con người Yên Bái “thân thiện, nhân ái, đoàn kết, sáng tạo, hội nhập”. Phấn đấu đưa Yên Bái nằm trong nhóm 5 tỉnh phát triển hàng đầu của vùng Trung du và miền núi phía Bắc.
Kỷ niệm 55 năm ngày Bác đi xa là dịp để mỗi cán bộ, đảng viên, mỗi tổ chức đảng tự soi rọi lại mình; phấn đấu xây dựng Đảng ngày càng trong sạch, vững mạnh lãnh đạo khối đại đoàn kết toàn dân “xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh” như ý nguyện của Người./.
1272 lượt xem
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - 55 năm qua, dưới ngọn cờ lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng bộ, quân và dân tỉnh Yên Bái đã đoàn kết, thống nhất, chung sức chung lòng bảo vệ vững chắc thành quả cách mạng, lần lượt làm thất bại âm mưu phá hoại, xâm lược, gây mất ổn định của các thế lực phản động, bảo vệ vững chắc chủ quyền và biên giới quốc gia, phấn đấu không mệt mỏi để hiện thực hóa những lời căn dặn của Người.Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, cùng với cả nước, Đảng bộ tỉnh Yên Bái đã tổ chức và phát động các phong trào hành động cách mạng của quần chúng thi đua xây dựng CNXH. Đặc biệt, tỉnh Yên Bái đã vận động, di chuyển hàng ngàn hộ dân với hàng vạn nhân khẩu của huyện Yên Bình, huyện Lục Yên để xây dựng thành công thủy điện Thác Bà - “cánh chim đầu đàn” của ngành Thủy điện Việt Nam, tạo nên dấu mốc lịch sử quan trọng, là niềm tự hào của tỉnh Yên Bái nói riêng và ngành điện Việt Nam nói chung.
Vừa đẩy mạnh sản xuất lương thực, thực phẩm chi viện cho tiền tuyến vừa anh dũng chiến đấu chống chiến tranh phá hoại miền Bắc của đế quốc Mỹ, quân và dân Yên Bái đã phối hợp với bộ đội chủ lực bắn rơi 115 máy bay, tiêu diệt và bắt gọn nhiều toán gián điệp, biệt kích; huy động cao độ sức người, sức của cho chiến trường miền Nam, đóng góp 29 vạn tấn lương thực, 15 vạn tấn thực phẩm, tiễn gần 25.000 thanh niên tham gia nhập ngũ, trong đó có 4 tiểu đoàn tham gia chiến đấu trên khắp các chiến trường, góp phần cùng cả nước làm nên đại thắng mùa Xuân năm 1975, đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
Trong 10 năm (1975 - 1985) cùng cả nước bước vào xây dựng CNXH: Đất nước thống nhất đã tạo những thuận lợi cơ bản, nhưng cũng đặt ra hàng loạt vấn đề mới phức tạp, khó khăn đòi hỏi phải giải quyết. Kỳ họp thứ hai, Quốc hội khoá V (năm 1976) đã quyết nghị hợp nhất ba tỉnh Yên Bái, Nghĩa Lộ, Lào Cai thành tỉnh Hoàng Liên Sơn. Ngay sau khi được thành lập, Tỉnh ủy Hoàng Liên Sơn đã lãnh đạo thực hiện thắng lợi cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung của cả nước; kịp thời đề ra nhiệm vụ chung cho việc xây dựng và phát triển mọi mặt của tỉnh tập trung xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật bước đầu của chủ nghĩa xã hội, củng cố quan hệ sản xuất XHCN, nhất là củng cố phong trào hợp tác hóa nông nghiệp tổ chức lại sản xuất, mở mang các vùng kinh tế mới, giải quyết với mức cố gắng cao nhất vấn đề lương thực, phát triển cây công nghiệp, cây đặc sản, cây ăn quả, đẩy mạnh chăn nuôi, nghề rừng, phát triển mạnh công nghiệp địa phương, tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh, tích cực cải thiện đời sống nhân dân; tiếp tục thực hiện cuộc vận động định canh định cư gắn với xây dựng vùng kinh tế mới ở vùng cao; khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội chống lại âm mưu phá hoại trên nhiều mặt của các thế lực thù địch, đạt được những thành tựu rất đáng tự hào.
Sau gần 40 năm thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo (từ 1986 đến nay), thấm nhuần Di chúc và những lời căn dặn của Bác Hồ, Đảng bộ tỉnh đã vận dụng sáng tạo chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước vào thực tiễn địa phương; tranh thủ sự giúp đỡ của Trung ương, sự chia sẻ, đồng hành của các tỉnh bạn; lãnh đạo nhân dân các dân tộc vượt qua nhiều khó khăn thử thách, nhất là cuối những năm 80 của thế kỷ XX, khi các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô sụp đổ, các thế lực thù địch chống phá sự nghiệp cách mạng của nước ta quyết liệt bằng nhiều thủ đoạn, bao vây, cấm vận bằng kinh tế. Từ khi tái lập tỉnh (10/1991) đến nay, đặc biệt, từ khi thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong tỉnh tiếp tục phát huy chủ nghĩa anh hùng cách mạng; đoàn kết, vượt khó vươn lên; năng động, sáng tạo trong việc cụ thể hóa đường lối của Đảng vào thực tiễn địa phương; góp phần hoàn thành nhiệm vụ, kế hoạch đề ra với nhiều dấu ấn quan trọng, cơ bản làm thay đổi diện mạo của tỉnh từ một tỉnh miền núi có nền kinh tế chậm phát triển, trình độ dân trí không đồng đều, vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn, thiếu thốn, trở thành một tỉnh có nền kinh tế tăng trưởng khá, chính trị ổn định, an ninh quốc phòng được giữ vũng, hệ thống chính trị được tăng cường, đời sống của đại đa số nhân dân các dân tộc trong tỉnh được cải thiện rõ rệt.
Sau hơn 3 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội XIX Đảng bộ tỉnh, đến nay, phát huy truyền thống đoàn kết, với quyết tâm chính trị cao, nỗ lực lớn và sự chung sức, đồng lòng của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân các dân tộc trong tỉnh, Yên Bái đã chủ động, linh hoạt, triển khai đồng bộ, quyết liệt, sáng tạo các giải pháp để lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ tỉnh theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội lần thứ XIX Đảng bộ tỉnh với phương châm “Đổi mới, sáng tạo, quyết liệt, kỷ cương, hiệu quả”, đạt được nhiều kết quả tích cực và khá toàn diện trên các lĩnh vực, có mặt nổi trội. Tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) bình quân từ đầu nhiệm kỳ đạt 7,86%/năm, đứng thứ 3/14 tỉnh trong vùng, cao hơn so với mục tiêu Nghị quyết Đại hội XIX Đảng bộ tỉnh (7,5%/năm). Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng hướng. Tỉnh Yên Bái tiếp tục giữ vững vị trí là điểm sáng trong khu vực Tây Bắc về xây dựng nông thôn mới, toàn tỉnh hiện có 106 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 4/9 đơn vị cấp huyện hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Triển khai các chương trình kích cầu nhằm giới thiệu, quảng bá các điểm du lịch hấp dẫn, sản phẩm du lịch đặc sắc, riêng trong năm 2023 đã đón trên 2 triệu lượt khách du lịch trong nước và quốc tế; doanh thu từ hoạt động du lịch gấp 3,5 lần so với năm 2021. Công nghiệp duy trì tốc độ tăng trưởng khá thuộc nhóm cao trong vùng, dịch vụ du lịch có bước phục hồi và tăng trưởng mạnh mẽ; ngành công nghiệp và dịch vụ của tỉnh đã chiếm tỷ trọng lớn, khoảng 70% cơ cấu kinh tế.
Hoàn thành lập Quy hoạch tỉnh Yên Bái thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triến nhanh và bền vững.
Môi trường đầu tư kinh doanh được cải thiện theo hướng công khai, minh bạch, bình đẳng, thuận lợi. Chỉ số Năng lực cạnh tranh (PCI) tỉnh Yên Bái năm 2023 đạt 65,99 điểm, xếp thứ 39/63 tỉnh, thành phố. Công tác cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh tiếp tục có sự tiến bộ, đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền hợp lý, gắn với kiểm tra, giám sát, nâng cao kỷ luật, kỷ cương hành chính, trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức trong thực thi công vụ. Năm 2023, Chỉ số Cải cách hành chính cấp tỉnh (PAR INDEX), xếp thứ 10/63 tỉnh, thành phố.
Giai đoạn 2021 - 2023, thực hiện cấp quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư cho 152 dự án với tổng số vốn đăng ký đầu tư đạt gần 24.320 tỷ đồng. Đặc biệt trong những tháng đầu năm 2024, tỉnh Yên Bái cấp quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư Dự án nhà máy điện sinh khối Yên Bái 1 tại Cụm Công nghiệp Bắc Văn Yên, với tổng vốn đầu tư 118 triệu USD, góp phần thúc đẩy tăng trưởng xanh và thực hiện cam kết của Chính phủ đưa phát thải ròng Việt Nam về mức 0 vào năm 2050.
Các lĩnh vực văn hóa - xã hội được tỉnh đặc biệt quan tâm, có bước phát triển. Chất lượng bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân được nâng lên; toàn tỉnh đã có 154 xã, phường, thị trấn đạt tiêu chí quốc gia về y tế, đạt tỷ lệ 89% số bác sĩ trên 1 vạn dân đạt 10,8; số giường bệnh trên 1 vạn dân đạt 34,6 (cao hơn 4,6 giường so với bình quân chung cả nước). Chất lượng giáo dục và đào tạo tiếp tục được nâng lên; các chính sách an sinh xã hội được thực hiện kịp thời, đầy đủ. Năm 2023, Yên Bái là tỉnh thứ 18 trong cả nước được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 2; tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm 3,76%, vượt kế hoạch đề ra; chỉ số hạnh phúc của người dân Yên Bái đạt 65,62%, tăng 12,32% so với đầu nhiệm kỳ. Tỉnh quan tâm triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đào tạo nghề giải quyết việc làm gắn với chuyển dịch cơ cấu nghề nghiệp cho lao động nông thôn đạt kết quả tích cực. Giai đoạn 2021 - 2023, toàn tỉnh đã hỗ trợ giải quyết việc làm mới cho 67.370 lao động. Công tác an sinh xã hội được bảo đảm, các giải pháp giảm nghèo nhanh và bền vững được thực hiện quyết liệt, đồng bộ. Giá trị bản sắc văn hóa tốt đẹp của các dân tộc được bảo tồn và phát huy, “Nghệ thuật Xòe Thái” được UNESCO vinh danh vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Từng bước đầu tư hiện đại hóa cơ sở hạ tầng thông tin truyền thông đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn mới. Đưa vào khai thác sử dụng hiệu quả các hạng mục trọng điểm thuộc dự án “Xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị thông tỉnh Yên Bái” như: Trung tâm tích hợp dữ liệu điện tử tỉnh Yên Bái (DC), Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng tỉnh Yên Bái (SOC), Nền tảng liên thông tích họp (LGSP). Tỷ lệ dịch vụ công đủ điều kiện mức độ 4 được cung cấp trên cổng dịch vụ công trực tuyến của tỉnh đạt 100%.
Quốc phòng, an ninh được củng cố; trật tự an toàn xã hội được đảm bảo. Đặc biệt, đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ Diễn tập khu vực phòng thủ tỉnh năm 2023. Hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể có nhiều đổi mới, tạo được phong trào quần chúng sâu rộng, thi đua thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của địa phương. Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị tiếp tục được quan tâm; tổ chức tốt khóa đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng, phương pháp lãnh đạo, quản lý cho 210 cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc thiểu số theo Đề án số 11-ĐA/TU của Tỉnh ủy; tăng cường công tác dân vận; duy trì thực hiện nghiêm túc Nghị quyêt Trung ương 4 khóa XII, XIII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng gắn với Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; tiếp tục thực hiện có hiệu quả việc tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế theo tinh thần Nghị quyết số 18-NQ/TW, Nghị quyết số 19-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII; dân chủ cơ sở được phát huy, tạo sự thống nhất, quyết tâm trong Đảng bộ và niềm tin, đồng thuận trong nhân dân, mở ra hướng phát triển đầy triển vọng tốt đẹp cho quê hương Yên Bái.
Ghi nhận những thành tích mà Yên Bái đã đạt được, Đảng, Nhà nước đã phong tặng danh hiệu cao qúy “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân” và Huân chương Hồ Chí Minh cho tỉnh; 298 mẹ được phong tặng, truy tặng danh hiệu “Bà Mẹ Việt Nam Anh hùng”, 31 tập thể, 05 cá nhân được tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”; hàng chục tập thể và cá nhân được phong tặng danh hiệu “Anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới”, hàng ngàn tập thể, cá nhân được nhận huân, huy chương và rất nhiều phần thưởng cao quý khác. Đây là vinh dự, tự hào, là nguồn cổ vũ, động viên to lớn đối với Đảng bộ, chính quyền, lực lượng vũ trang và nhân dân các dân tộc tỉnh Yên Bái.
Năm 2024 - tròn 55 năm thực hiện Di chúc của Người, cũng là năm tăng tốc thực hiện Nghị quyết Đại hội XIX Đảng bộ tỉnh, Tỉnh ủy tích cực đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo, cải tiến lề lối, tác phong làm việc trong cán bộ lãnh đạo của hệ thống chính trị thông qua việc ban hành Chương trình hành động số 188-CTr/TU; xác định rõ chủ đề của năm là: ‘‘Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các cấp ủy, tổ chức đảng. Triển khai thực hiện hiệu quả quy hoạch tỉnh, các Chương trình mục tiêu quốc gia; đẩy mạnh thực hiện ba khâu đột phá chiến lược; tích cực thu hút đầu tư, chuyển đổi số; tập trung phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững, thiết thực nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và chỉ số hạnh phúc của Nhân dân. Phấn đấu cơ bản về đích các chỉ tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết Đại hội XIX Đảng bộ tỉnh”; phương châm hành động của năm là: ‘'Quyết liệt, đồng bộ, sáng tạo, bứt phá, hiệu quả”. Với tinh thần ấy, ngay từ những tháng, quý đầu năm 2024 toàn bộ hệ thống chính trị và cán bộ, đảng viên, nhân dân đã quyết tâm thực hiện các nhiệm vụ chính trị được giao; tạo phong trào thi đua sôi động, tích cực trong toàn tỉnh.
Có thể khẳng định, những kết quả mà Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong tỉnh đạt được đều là nhờ thấm nhuần sâu sắc và thực hiện nhất quán Di chúc của Bác về việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân; về xây dựng Đảng; về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau; thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội, không ngừng nâng cao đời sống cho nhân dân...; đồng thời phát huy tinh thần, ý chí và bản lĩnh, trí tuệ Việt Nam; kết tinh truyền thống yêu nước, truyền thống đoàn kết, truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm kiên cường, bất khuất của dân tộc ta.
Trong không khí toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đang tiếp tục hướng tới kỷ niệm 100 năm Ngày thành lập Đảng, đến năm 2045, kỷ niệm 100 năm thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với mục tiêu: phấn đấu đưa nước ta trở thành nước phát triển, thu nhập cao; xây dựng đất nước Việt Nam ta ngày càng “cường thịnh, phồn vinh, văn minh, hạnh phúc”, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội; Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Yên Bái tiếp tục phát huy sức mạnh đại đoàn kết, ý chí tự lực, tự cường và khát vọng phát triển; huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực cho phát triển nhanh, toàn diện, bền vững theo hướng “Xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc” phát huy giá trị bản sắc văn hóa dân tộc, xây dựng con người Yên Bái “thân thiện, nhân ái, đoàn kết, sáng tạo, hội nhập”. Phấn đấu đưa Yên Bái nằm trong nhóm 5 tỉnh phát triển hàng đầu của vùng Trung du và miền núi phía Bắc.
Kỷ niệm 55 năm ngày Bác đi xa là dịp để mỗi cán bộ, đảng viên, mỗi tổ chức đảng tự soi rọi lại mình; phấn đấu xây dựng Đảng ngày càng trong sạch, vững mạnh lãnh đạo khối đại đoàn kết toàn dân “xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh” như ý nguyện của Người./.