CTTĐT - Thời gian qua, các cấp Hội Liên hiệp Phụ nữ trên địa bàn tỉnh Yên Bái luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, nỗ lực trong triển khai, thực hiện hoạt động uỷ thác, đưa nguồn vốn ưu đãi của Nhà nước đến với người nghèo, phụ nữ nghèo và các đối tượng chính sách khác giúp họ phát triển kinh tế, vượt qua khó khăn, vươn lên trong cuộc sống.
Hội LHPN xã Cảm Ân hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế
Chỉ thị số 40-CT/TW, ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Ðảng đối với tín dụng chính sách xã hội. Trong 10 năm qua (2014 - 2024), hoạt động phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện tín dụng chính sách cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác đã được triển khai sâu rộng trên địa bàn tỉnh Yên Bái, với sự vào cuộc của cấp uỷ, chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội các cấp và sự hưởng ứng tích cực của đoàn viên, hội viên và nhân dân.
Nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm trong việc tuyên truyền, phổ biến, quán triệt mục đích, ý nghĩa của Chỉ thị số 40, các tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh đã tổ chức các hội nghị quán triệt, triển khai Chỉ thị, văn bản chỉ đạo của Hội cấp trên và Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam đến toàn thể cán bộ Hội chủ chốt, phổ biến, tuyên truyền đến hội viên, đoàn viên, nhân dân.
Thực hiện sự chỉ đạo của tổ chức Hội cấp trên và Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam, ngày 03 tháng 12 năm 2014, Ngân hàng Chính sách xã hội cùng với các tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh đã ký kết văn bản liên tịch thống nhất nội dung thực hiện công tác nhận uỷ thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Theo đó, hằng năm trong các Nghị quyết, chương trình công tác, nội dung thi đua của các tổ chức Hội luôn gắn với việc thực hiện hoạt động uỷ thác cho hội viên, đoàn viên vay vốn, coi đó là chỉ tiêu đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ công tác Hội của cả hệ thống Hội từ tỉnh đến cơ sở.
Tổ chức Hội các cấp cử cán bộ đại diện Hội tham gia Ban đại diện Hội đồng quản trị cấp tỉnh, huyện và Ban chỉ đạo cấp xã. Phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội và chính quyền chỉ đạo thành lập tổ Tiết kiệm và vay vốn, lựa chọn đề xuất cán bộ làm tổ trưởng Tổ TK&VV.
Hằng năm, tổ chức Hội cấp tỉnh đều ban hành văn bản chỉ đạo các cấp Hội trong tỉnh nhằm tuyên truyền, phổ biến đến toàn thể cán bộ, hội viên, nông dân về các chủ trương, chính sách của Đảng và chính phủ về tín dụng chính sách đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác; củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng chính sách; hướng dẫn bình xét đối tượng vay vốn; tăng cường kiểm tra, giám sát, đôn đốc thu hồi nợ đến hạn, hướng dẫn người vay sử dụng vốn vay hiệu quả, lồng ghép các chương trình dự án của Hội; tư vấn hướng dẫn xây dựng và nhân rộng các mô hình sản xuất, kinh doanh điển hình giúp nhau vươn lên thoát nghèo và làm giàu.
Hội đã phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội các cấp trong việc tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn các văn bản, quy định mới về hoạt động vay vốn thông qua Tổ tiết kiệm và vay vốn, tham gia các cuộc họp giao ban, định kỳ hoặc đột xuất của Ngân hàng Chính sách xã hội với các tổ chức Hội để nắm bắt tình hình hoạt động vay vốn uỷ thác tại cơ sở. Các tổ chức Hội đã tích cực tuyên truyền cho hội viên, đoàn viên tăng cường công tác huy động tiền gửi tiết kiệm thông qua tổ Tiết kiệm và vay vốn, giúp cho các hộ vay có thêm điều kiện trả lãi khi gặp khó khăn đột xuất đồng thời giúp người dân nâng cao được ý thức, trách nhiệm trong việc trả lãi, trả gốc cho Ngân hàng.
Để giúp hội viên có kiến thức sử dụng vốn có hiệu quả, các tổ chức Hội từ tỉnh đến cơ sở đã đẩy mạnh các hoạt động tư vấn, dịch vụ, hỗ trợ nông dân, phối hợp tổ chức hàng chục nghìn lớp tập huấn chuyển giao khoa học, kỹ thuật cho hội viên, đoàn viên; tín chấp với các công ty, doanh nghiệp cung ứng phân bón, vật tư nông nghiệp theo hình thức trả chậm; triển khai hướng dẫn người vay vốn sản xuất kinh doanh đảm bảo quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm gắn với bảo vệ môi trường. Lồng ghép các chương trình, dự án, phong trào của Hội, trong đó, hiệu quả cao là phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi đoàn kết giúp nhau làm giầu và giảm nghèo bền vững; phong trào phụ nữ làm kinh tế giỏi; phong trào thanh niên phát triển kinh tế xoá đói giảm nghèo, phong trào thanh niên khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; phong trào “Cựu chiến binh gương mẫu” gắn với giúp nhau giảm nghèo, làm kinh tế giỏi. Thông qua các phong trào, hoạt động thi đua của các tổ chức Hội đã giúp đỡ hàng chục nghìn hộ hội viên, đoàn viên vươn lên làm giàu, tạo việc làm cho lao động nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xây dựng nông thôn mới ở địa phương đạt hiệu quả.
Qua hoạt động nhận uỷ của các tổ chức chính trị - xã hội đã góp phần quan trọng trong việc thực hiện chính sách giảm nghèo và an sinh xã hội trên địa bàn, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo giữa các địa phương, góp phần xây dựng nông thôn mới hiệu quả. Thông qua nguồn vốn chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển sản xuất đã xuất hiện nhiều mô hình kinh tế hiệu quả, làm thay đổi nhận thức, cách làm ăn của hộ nghèo vươn lên làm giầu.
Trong 10 năm qua, doanh số cho vay đạt 9.382,5 tỷ đồng, đã giúp cho 248.181 lượt hộ nghèo, cận nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn đầu tư vào sản xuất kinh doanh, tăng thu nhập, từng bước quen dần với cơ chế thị trường, góp phần đưa gần 91.989 hộ thoát nghèo nhờ vay vốn tín dụng chính sách. Đồng thời tạo việc làm cho 21.823 lao động, xây dựng 126.606 công trình cung cấp nước sạch và nhà vệ sinh đạt chuẩn; giúp cho 4.402 học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn học sinh sinh viên để đi học, góp phần thiết thực vào nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh.
Với hiệu quả nguồn vốn tín dụng chính sách, thu nhập và đời sống của nhân dân được nâng lên, từ đó góp phần đáng kể vào chương trình xây dựng nông thôn mới của tỉnh (Có 106 xã đạt chuẩn xây dựng nông thôn mới, 37 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 04 đơn vị cấp huyện hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới). Đến 30/4/2024, dư nợ uỷ thác của các tổ chức chính trị - xã hội toàn tỉnh đạt 5.084 tỷ đồng, thông qua 2.323 Tổ tiết kiệm và vay vốn với 84.765 số hộ còn dư nợ, nợ quá hạn ở mức cho phép (chiếm 0,06%/tổng dư nợ); dư nợ tiền gửi tiết kiệm của tổ viên Tổ tiết kiệm và vay vốn 186,3 tỷ đồng.
Mô hình phối hợp hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội với các tổ chức chính trị - xã hội đã tạo điều kiện cho các tổ chức Hội tập hợp đông đảo hội viên tham gia, nâng cao chất lượng các phong trào thi đua, nội dung hoạt động phong phú, đa dạng, xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, góp phần củng cố hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở.
Kết quả trên đã khẳng định, đây là chủ trương đúng đắn, có tính nhân văn sâu sắc, góp phần quan trọng thực hiện các chủ trương, chính sách, mục tiêu, nhiệm vụ của Đảng, Nhà nước về tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm sự phát triển bền vững của địa phương.
1040 lượt xem
Lan Hương
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Thời gian qua, các cấp Hội Liên hiệp Phụ nữ trên địa bàn tỉnh Yên Bái luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, nỗ lực trong triển khai, thực hiện hoạt động uỷ thác, đưa nguồn vốn ưu đãi của Nhà nước đến với người nghèo, phụ nữ nghèo và các đối tượng chính sách khác giúp họ phát triển kinh tế, vượt qua khó khăn, vươn lên trong cuộc sống.Chỉ thị số 40-CT/TW, ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Ðảng đối với tín dụng chính sách xã hội. Trong 10 năm qua (2014 - 2024), hoạt động phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện tín dụng chính sách cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác đã được triển khai sâu rộng trên địa bàn tỉnh Yên Bái, với sự vào cuộc của cấp uỷ, chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội các cấp và sự hưởng ứng tích cực của đoàn viên, hội viên và nhân dân.
Nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm trong việc tuyên truyền, phổ biến, quán triệt mục đích, ý nghĩa của Chỉ thị số 40, các tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh đã tổ chức các hội nghị quán triệt, triển khai Chỉ thị, văn bản chỉ đạo của Hội cấp trên và Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam đến toàn thể cán bộ Hội chủ chốt, phổ biến, tuyên truyền đến hội viên, đoàn viên, nhân dân.
Thực hiện sự chỉ đạo của tổ chức Hội cấp trên và Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam, ngày 03 tháng 12 năm 2014, Ngân hàng Chính sách xã hội cùng với các tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh đã ký kết văn bản liên tịch thống nhất nội dung thực hiện công tác nhận uỷ thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Theo đó, hằng năm trong các Nghị quyết, chương trình công tác, nội dung thi đua của các tổ chức Hội luôn gắn với việc thực hiện hoạt động uỷ thác cho hội viên, đoàn viên vay vốn, coi đó là chỉ tiêu đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ công tác Hội của cả hệ thống Hội từ tỉnh đến cơ sở.
Tổ chức Hội các cấp cử cán bộ đại diện Hội tham gia Ban đại diện Hội đồng quản trị cấp tỉnh, huyện và Ban chỉ đạo cấp xã. Phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội và chính quyền chỉ đạo thành lập tổ Tiết kiệm và vay vốn, lựa chọn đề xuất cán bộ làm tổ trưởng Tổ TK&VV.
Hằng năm, tổ chức Hội cấp tỉnh đều ban hành văn bản chỉ đạo các cấp Hội trong tỉnh nhằm tuyên truyền, phổ biến đến toàn thể cán bộ, hội viên, nông dân về các chủ trương, chính sách của Đảng và chính phủ về tín dụng chính sách đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác; củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng chính sách; hướng dẫn bình xét đối tượng vay vốn; tăng cường kiểm tra, giám sát, đôn đốc thu hồi nợ đến hạn, hướng dẫn người vay sử dụng vốn vay hiệu quả, lồng ghép các chương trình dự án của Hội; tư vấn hướng dẫn xây dựng và nhân rộng các mô hình sản xuất, kinh doanh điển hình giúp nhau vươn lên thoát nghèo và làm giàu.
Hội đã phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội các cấp trong việc tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn các văn bản, quy định mới về hoạt động vay vốn thông qua Tổ tiết kiệm và vay vốn, tham gia các cuộc họp giao ban, định kỳ hoặc đột xuất của Ngân hàng Chính sách xã hội với các tổ chức Hội để nắm bắt tình hình hoạt động vay vốn uỷ thác tại cơ sở. Các tổ chức Hội đã tích cực tuyên truyền cho hội viên, đoàn viên tăng cường công tác huy động tiền gửi tiết kiệm thông qua tổ Tiết kiệm và vay vốn, giúp cho các hộ vay có thêm điều kiện trả lãi khi gặp khó khăn đột xuất đồng thời giúp người dân nâng cao được ý thức, trách nhiệm trong việc trả lãi, trả gốc cho Ngân hàng.
Để giúp hội viên có kiến thức sử dụng vốn có hiệu quả, các tổ chức Hội từ tỉnh đến cơ sở đã đẩy mạnh các hoạt động tư vấn, dịch vụ, hỗ trợ nông dân, phối hợp tổ chức hàng chục nghìn lớp tập huấn chuyển giao khoa học, kỹ thuật cho hội viên, đoàn viên; tín chấp với các công ty, doanh nghiệp cung ứng phân bón, vật tư nông nghiệp theo hình thức trả chậm; triển khai hướng dẫn người vay vốn sản xuất kinh doanh đảm bảo quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm gắn với bảo vệ môi trường. Lồng ghép các chương trình, dự án, phong trào của Hội, trong đó, hiệu quả cao là phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi đoàn kết giúp nhau làm giầu và giảm nghèo bền vững; phong trào phụ nữ làm kinh tế giỏi; phong trào thanh niên phát triển kinh tế xoá đói giảm nghèo, phong trào thanh niên khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; phong trào “Cựu chiến binh gương mẫu” gắn với giúp nhau giảm nghèo, làm kinh tế giỏi. Thông qua các phong trào, hoạt động thi đua của các tổ chức Hội đã giúp đỡ hàng chục nghìn hộ hội viên, đoàn viên vươn lên làm giàu, tạo việc làm cho lao động nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xây dựng nông thôn mới ở địa phương đạt hiệu quả.
Qua hoạt động nhận uỷ của các tổ chức chính trị - xã hội đã góp phần quan trọng trong việc thực hiện chính sách giảm nghèo và an sinh xã hội trên địa bàn, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo giữa các địa phương, góp phần xây dựng nông thôn mới hiệu quả. Thông qua nguồn vốn chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển sản xuất đã xuất hiện nhiều mô hình kinh tế hiệu quả, làm thay đổi nhận thức, cách làm ăn của hộ nghèo vươn lên làm giầu.
Trong 10 năm qua, doanh số cho vay đạt 9.382,5 tỷ đồng, đã giúp cho 248.181 lượt hộ nghèo, cận nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn đầu tư vào sản xuất kinh doanh, tăng thu nhập, từng bước quen dần với cơ chế thị trường, góp phần đưa gần 91.989 hộ thoát nghèo nhờ vay vốn tín dụng chính sách. Đồng thời tạo việc làm cho 21.823 lao động, xây dựng 126.606 công trình cung cấp nước sạch và nhà vệ sinh đạt chuẩn; giúp cho 4.402 học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn học sinh sinh viên để đi học, góp phần thiết thực vào nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh.
Với hiệu quả nguồn vốn tín dụng chính sách, thu nhập và đời sống của nhân dân được nâng lên, từ đó góp phần đáng kể vào chương trình xây dựng nông thôn mới của tỉnh (Có 106 xã đạt chuẩn xây dựng nông thôn mới, 37 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 04 đơn vị cấp huyện hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới). Đến 30/4/2024, dư nợ uỷ thác của các tổ chức chính trị - xã hội toàn tỉnh đạt 5.084 tỷ đồng, thông qua 2.323 Tổ tiết kiệm và vay vốn với 84.765 số hộ còn dư nợ, nợ quá hạn ở mức cho phép (chiếm 0,06%/tổng dư nợ); dư nợ tiền gửi tiết kiệm của tổ viên Tổ tiết kiệm và vay vốn 186,3 tỷ đồng.
Mô hình phối hợp hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội với các tổ chức chính trị - xã hội đã tạo điều kiện cho các tổ chức Hội tập hợp đông đảo hội viên tham gia, nâng cao chất lượng các phong trào thi đua, nội dung hoạt động phong phú, đa dạng, xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, góp phần củng cố hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở.
Kết quả trên đã khẳng định, đây là chủ trương đúng đắn, có tính nhân văn sâu sắc, góp phần quan trọng thực hiện các chủ trương, chính sách, mục tiêu, nhiệm vụ của Đảng, Nhà nước về tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm sự phát triển bền vững của địa phương.