CTTĐT - Sáng 31/8, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính - Chủ tịch Uỷ ban Quốc gia về Chuyển đổi số đã chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc chuyên đề “Nâng cao hiệu quả cung cấp và sử dụng dịch vụ công trực tuyến”. Dự Hội nghị có Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình; lãnh đạo các Bộ, ngành có liên quan.
Các đại biểu dự Hội nghị tại điểm cầu tỉnh Yên Bái.
Tại điểm cầu tỉnh Yên Bái, đồng chí Ngô Hạnh Phúc - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng ban Thường trực BCĐ về Chuyển đổi số cấp tỉnh; thành viên BCĐ Chuyển đổi số tỉnh Yên Bái dự Hội nghị.
Theo báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông, Việt Nam đã trải qua 2 giai đoạn phát triển về dịch vụ công trực tuyến (DVCTT ) tính từ năm 2011 đến nay.
Nếu như năm 2011, cả nước chỉ có 4/83 cơ quan cấp bộ và địa phương triển khai cung cấp 11 dịch vụ công trực tuyến mức cao nhất (mức 4), chiếm 0,01% tổng số DVCTT thì đến nay, tỷ lệ TTHC được cung cấp dưới dạng DVCTT đạt khoảng 81%. Cổng dịch vụ công quốc gia đã tích hợp khoảng gần 4.400 dịch vụ công trực tuyến, giúp người dân, doanh nghiệp thuận tiện truy cập dịch vụ DVCTT của các bộ, ngành, địa phương thông qua “một cửa” duy nhất. Tỷ lệ hồ sơ trực tuyến toàn trình của cả nước đạt 43%.
DVCTT toàn trình mang lại hiệu quả thực sự khi mà người dân, doanh nghiệp có thể thực hiện đơn giản, thuận tiện toàn bộ quy trình trên môi trường mạng và không phải hiện diện tại cơ quan nhà nước, thể hiện thông qua tỉ lệ hồ sơ trực tuyến toàn trình.
Mục tiêu: 70% tỉ lệ hồ sơ trực tuyến toàn trình
Để bước vào giai đoạn 3 - phát triển theo chiều sâu, cần tập trung vào phổ cập dịch vụ công trực tuyến toàn trình tới mọi người dân, doanh nghiệp, mục tiêu đặt ra là tỉ lệ hồ sơ trực tuyến toàn trình đạt 70%.
Việc phổ cập DVCTT sẽ đưa mọi hoạt động của công chức, viên chức phục vụ người dân và doanh nghiệp lên môi trường mạng. Khi đó, các cơ quan nhà nước có đầy đủ dữ liệu số để chỉ đạo, điều hành trực tuyến và dựa trên dữ liệu. Hoàn thành phổ cập DVCTT, Việt Nam sẽ hoàn thành nhiệm vụ phát triển Chính phủ điện tử, chuyển sang phát triển Chính phủ số.
Để triển khai DVCTT trong giai đoạn mới, phát triển theo chiều sâu, thực chất là phổ cập dịch vụ công trực tuyến theo hướng trực tuyến toàn trình, các bộ, ngành, địa phương cần đạt mục tiêu phát triển DVCTT toàn trình ngay trong năm 2024 và đến năm 2025.
Cụ thể, năm 2024, với các bộ, ngành: tỉ lệ hồ sơ DVCTT đạt tối thiểu 70%; đối với các địa phương: đạt tối thiểu 30%. Năm 2025, đối với các bộ, ngành: tỉ lệ hồ sơ trực tuyến toàn trình đạt tối thiểu 85%; đối với các địa phương: đạt tối thiểu 70%.
Khung triển khai dịch vụ công trực tuyến
Để đạt được các mục tiêu trên, Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng Khung triển khai dịch vụ công trực tuyến để hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương phổ cập dịch vụ công trực tuyến toàn trình. Khung này sẽ hướng dẫn để các cơ quan nhà nước: (1) Tối ưu hóa các bước, quy trình cung cấp DVCTT thông qua rà soát, hoàn thiện thể chế; (2) Phát triển các công cụ, nền tảng, ứng dụng số cung cấp DVCTT dựa trên hạ tầng số, dữ liệu số, có thể đo lường, giám sát trực tuyến và đảm bảo an toàn thông tin, an ninh mạng; (3) Phát triển nhân lực số; (4) Các yêu cầu, tiêu chuẩn cần đáp ứng trong triển khai cung cấp DVCTT.
Khung bao gồm các nội dung chính: Tái cấu trúc quy trình, thành phần hồ sơ trong thủ tục hành chính; nâng cao chất lượng hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính; phát triển hạ tầng số; xây dựng kho dữ liệu số; bảo đảm an toàn, an ninh mạng; thực hiện đo lường, giám sát trực tuyến.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu tại Hội nghị.
Tại hội nghị, các đại biểu đã tham luận, trao đổi, chia sẻ những cách làm hay, những yêu cầu thực tiễn, vướng mắc, khó khăn trong công tác cung cấp dịch vụ công trực tuyến. Trong đó, giải pháp hàng đầu là phải nêu cao trách nhiệm người đứng đầu, tập trung triển khai thực hiện quyết liệt các nhiệm vụ có liên quan đến giải quyết thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp trên môi trường điện tử. Các đại biểu cũng đề nghị bộ, ngành Trung ương cần phối hợp chặt chẽ, hướng dẫn, hỗ trợ kịp thời địa phương khắc phục những khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện kết nối, tích hợp, chia sẻ cơ sở dữ liệu; khẩn trương công bố các nhóm thủ tục hành chính liên thông để địa phương có cơ sở triển khai thực hiện...
Phát biểu kết luận hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, việc cung cấp hồ sơ trực tuyến được Đảng, Nhà nước, Chính phủ đặc biệt quan tâm và tạo cơ sở chính trị, cơ sở pháp lý đầy đủ, bài bản, nếp nang, khoa học. Bên cạnh kết quả đạt được vẫn còn một số tồn tại, hạn chế trong việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến như: Môi trường hoàn thiện môi trường pháp lý, cơ chế, chính sách còn có những hạn chế; cải cách thủ tục hành chính còn chậm, rườm rà; chất lượng cung cấp dịch vụ công trực tuyến chưa thực sự rõ nét...
Thủ tướng yêu cầu, công tác cải cách thủ tục hành chính phải dựa trên 2 trụ cột chính đó là: Kiên quyết cắt giảm thủ tục hành chính nội bộ; cung cấp dịch vụ công trực tuyến cho người dân và doanh nghiệp. Cải cách thủ tục hành chính cần phải hướng tới không giấy tờ, không tiền mặt, không tiếp xúc, không để ai bỏ lại phía sau. Để thực hiện hiệu quả, phải tăng cường phân cấp phân quyền; tăng cường công khai minh bạch, tăng cường kết nối chia sẻ dữ liệu; tăng cường nâng cao kỹ năng số, nhân lực. Trong thời gian tới, các cấp, các ngành cần phải tập trung xây dựng hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách, các văn bản quy phạm pháp luật về dịch vụ công trực tuyến; rà soát đánh giá lại các nội dung về dịch vụ công trực truyến để có giải pháp bài bản, khoa học hơn để thực hiện mục tiêu đến năm 2025 có 100% thủ tục hành chính được cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình; nâng cao chất lượng trung tâm dịch vụ hành chính công, hỗ trợ người dân và doanh nghiệp, đặc biệt là đối tượng yếu thế…
Tại tỉnh Yên Bái, tính đến thời nay đã có 100% TTHC đủ điều kiện được được cung cấp dưới dạng dịch vụ công trực tuyến toàn trình (đối với những TTHC có phát sinh hồ sơ); 100% TTHC có yêu cầu nghĩa vụ về tài chính được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia; Tỷ lệ hồ sơ nộp trực tuyến đạt 50%...
Ngoài ra, để tạo điều kiện, khuyến khích các tổ chức, cá nhân đẩy mạnh sử dụng các DVCTT, tỉnh đã lựa chọn 20 DVC trực tuyến toàn trình để thực hiện thí điểm mô hình: "Không tiếp nhận hồ sơ giấy đối với các DVC đã cung cấp DVC trực tuyến toàn trình trên Cổng DVC tỉnh Yên Bái”; tỉnh đã ban hành Nghị quyết hỗ trợ 100% mức thu lệ phí khi thực hiện TTHC qua dịch vụ công trực tuyến; hoàn thành việc nâng cấp bổ sung một số chức năng của Cổng dịch vụ công tỉnh.
Cổng Dịch vụ công của tỉnh đã và đang thực hiện kết nối với 28 hệ thống CSDL của các Bộ, ngành, sẵn sàng kết nối, chia sẻ dữ liệu; đẩy mạnh thực hiện việc số hóa hồ sơ kết quả giải quyết TTHC để tái sử dụng mà không yêu cầu cá nhân, tổ chức cung cấp lại thông tin.
|
1807 lượt xem
Thanh Thủy
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Sáng 31/8, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính - Chủ tịch Uỷ ban Quốc gia về Chuyển đổi số đã chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc chuyên đề “Nâng cao hiệu quả cung cấp và sử dụng dịch vụ công trực tuyến”. Dự Hội nghị có Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình; lãnh đạo các Bộ, ngành có liên quan.Tại điểm cầu tỉnh Yên Bái, đồng chí Ngô Hạnh Phúc - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng ban Thường trực BCĐ về Chuyển đổi số cấp tỉnh; thành viên BCĐ Chuyển đổi số tỉnh Yên Bái dự Hội nghị.
Theo báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông, Việt Nam đã trải qua 2 giai đoạn phát triển về dịch vụ công trực tuyến (DVCTT ) tính từ năm 2011 đến nay.
Nếu như năm 2011, cả nước chỉ có 4/83 cơ quan cấp bộ và địa phương triển khai cung cấp 11 dịch vụ công trực tuyến mức cao nhất (mức 4), chiếm 0,01% tổng số DVCTT thì đến nay, tỷ lệ TTHC được cung cấp dưới dạng DVCTT đạt khoảng 81%. Cổng dịch vụ công quốc gia đã tích hợp khoảng gần 4.400 dịch vụ công trực tuyến, giúp người dân, doanh nghiệp thuận tiện truy cập dịch vụ DVCTT của các bộ, ngành, địa phương thông qua “một cửa” duy nhất. Tỷ lệ hồ sơ trực tuyến toàn trình của cả nước đạt 43%.
DVCTT toàn trình mang lại hiệu quả thực sự khi mà người dân, doanh nghiệp có thể thực hiện đơn giản, thuận tiện toàn bộ quy trình trên môi trường mạng và không phải hiện diện tại cơ quan nhà nước, thể hiện thông qua tỉ lệ hồ sơ trực tuyến toàn trình.
Mục tiêu: 70% tỉ lệ hồ sơ trực tuyến toàn trình
Để bước vào giai đoạn 3 - phát triển theo chiều sâu, cần tập trung vào phổ cập dịch vụ công trực tuyến toàn trình tới mọi người dân, doanh nghiệp, mục tiêu đặt ra là tỉ lệ hồ sơ trực tuyến toàn trình đạt 70%.
Việc phổ cập DVCTT sẽ đưa mọi hoạt động của công chức, viên chức phục vụ người dân và doanh nghiệp lên môi trường mạng. Khi đó, các cơ quan nhà nước có đầy đủ dữ liệu số để chỉ đạo, điều hành trực tuyến và dựa trên dữ liệu. Hoàn thành phổ cập DVCTT, Việt Nam sẽ hoàn thành nhiệm vụ phát triển Chính phủ điện tử, chuyển sang phát triển Chính phủ số.
Để triển khai DVCTT trong giai đoạn mới, phát triển theo chiều sâu, thực chất là phổ cập dịch vụ công trực tuyến theo hướng trực tuyến toàn trình, các bộ, ngành, địa phương cần đạt mục tiêu phát triển DVCTT toàn trình ngay trong năm 2024 và đến năm 2025.
Cụ thể, năm 2024, với các bộ, ngành: tỉ lệ hồ sơ DVCTT đạt tối thiểu 70%; đối với các địa phương: đạt tối thiểu 30%. Năm 2025, đối với các bộ, ngành: tỉ lệ hồ sơ trực tuyến toàn trình đạt tối thiểu 85%; đối với các địa phương: đạt tối thiểu 70%.
Khung triển khai dịch vụ công trực tuyến
Để đạt được các mục tiêu trên, Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng Khung triển khai dịch vụ công trực tuyến để hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương phổ cập dịch vụ công trực tuyến toàn trình. Khung này sẽ hướng dẫn để các cơ quan nhà nước: (1) Tối ưu hóa các bước, quy trình cung cấp DVCTT thông qua rà soát, hoàn thiện thể chế; (2) Phát triển các công cụ, nền tảng, ứng dụng số cung cấp DVCTT dựa trên hạ tầng số, dữ liệu số, có thể đo lường, giám sát trực tuyến và đảm bảo an toàn thông tin, an ninh mạng; (3) Phát triển nhân lực số; (4) Các yêu cầu, tiêu chuẩn cần đáp ứng trong triển khai cung cấp DVCTT.
Khung bao gồm các nội dung chính: Tái cấu trúc quy trình, thành phần hồ sơ trong thủ tục hành chính; nâng cao chất lượng hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính; phát triển hạ tầng số; xây dựng kho dữ liệu số; bảo đảm an toàn, an ninh mạng; thực hiện đo lường, giám sát trực tuyến.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu tại Hội nghị.
Tại hội nghị, các đại biểu đã tham luận, trao đổi, chia sẻ những cách làm hay, những yêu cầu thực tiễn, vướng mắc, khó khăn trong công tác cung cấp dịch vụ công trực tuyến. Trong đó, giải pháp hàng đầu là phải nêu cao trách nhiệm người đứng đầu, tập trung triển khai thực hiện quyết liệt các nhiệm vụ có liên quan đến giải quyết thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp trên môi trường điện tử. Các đại biểu cũng đề nghị bộ, ngành Trung ương cần phối hợp chặt chẽ, hướng dẫn, hỗ trợ kịp thời địa phương khắc phục những khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện kết nối, tích hợp, chia sẻ cơ sở dữ liệu; khẩn trương công bố các nhóm thủ tục hành chính liên thông để địa phương có cơ sở triển khai thực hiện...
Phát biểu kết luận hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, việc cung cấp hồ sơ trực tuyến được Đảng, Nhà nước, Chính phủ đặc biệt quan tâm và tạo cơ sở chính trị, cơ sở pháp lý đầy đủ, bài bản, nếp nang, khoa học. Bên cạnh kết quả đạt được vẫn còn một số tồn tại, hạn chế trong việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến như: Môi trường hoàn thiện môi trường pháp lý, cơ chế, chính sách còn có những hạn chế; cải cách thủ tục hành chính còn chậm, rườm rà; chất lượng cung cấp dịch vụ công trực tuyến chưa thực sự rõ nét...
Thủ tướng yêu cầu, công tác cải cách thủ tục hành chính phải dựa trên 2 trụ cột chính đó là: Kiên quyết cắt giảm thủ tục hành chính nội bộ; cung cấp dịch vụ công trực tuyến cho người dân và doanh nghiệp. Cải cách thủ tục hành chính cần phải hướng tới không giấy tờ, không tiền mặt, không tiếp xúc, không để ai bỏ lại phía sau. Để thực hiện hiệu quả, phải tăng cường phân cấp phân quyền; tăng cường công khai minh bạch, tăng cường kết nối chia sẻ dữ liệu; tăng cường nâng cao kỹ năng số, nhân lực. Trong thời gian tới, các cấp, các ngành cần phải tập trung xây dựng hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách, các văn bản quy phạm pháp luật về dịch vụ công trực tuyến; rà soát đánh giá lại các nội dung về dịch vụ công trực truyến để có giải pháp bài bản, khoa học hơn để thực hiện mục tiêu đến năm 2025 có 100% thủ tục hành chính được cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình; nâng cao chất lượng trung tâm dịch vụ hành chính công, hỗ trợ người dân và doanh nghiệp, đặc biệt là đối tượng yếu thế…
Tại tỉnh Yên Bái, tính đến thời nay đã có 100% TTHC đủ điều kiện được được cung cấp dưới dạng dịch vụ công trực tuyến toàn trình (đối với những TTHC có phát sinh hồ sơ); 100% TTHC có yêu cầu nghĩa vụ về tài chính được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia; Tỷ lệ hồ sơ nộp trực tuyến đạt 50%...
Ngoài ra, để tạo điều kiện, khuyến khích các tổ chức, cá nhân đẩy mạnh sử dụng các DVCTT, tỉnh đã lựa chọn 20 DVC trực tuyến toàn trình để thực hiện thí điểm mô hình: "Không tiếp nhận hồ sơ giấy đối với các DVC đã cung cấp DVC trực tuyến toàn trình trên Cổng DVC tỉnh Yên Bái”; tỉnh đã ban hành Nghị quyết hỗ trợ 100% mức thu lệ phí khi thực hiện TTHC qua dịch vụ công trực tuyến; hoàn thành việc nâng cấp bổ sung một số chức năng của Cổng dịch vụ công tỉnh.
Cổng Dịch vụ công của tỉnh đã và đang thực hiện kết nối với 28 hệ thống CSDL của các Bộ, ngành, sẵn sàng kết nối, chia sẻ dữ liệu; đẩy mạnh thực hiện việc số hóa hồ sơ kết quả giải quyết TTHC để tái sử dụng mà không yêu cầu cá nhân, tổ chức cung cấp lại thông tin.