Người Mông ở tỉnh Yên Bái cư trú chủ yếu ở vùng cao, miền núi cho nên nhà ở của đồng bào luôn được thiết kế với cấu trúc phù hợp với môi trường sống, nơi có địa hình phức tạp, thời tiết, khí hậu khắc nghiệt. Tuy nhiên, cũng từ tập quán đó đã tạo nên nét độc đáo riêng về ngôi nhà của người Mông.
Những ngôi nhà người Mông ở bản định cư tại xã Bản Mù (Trạm Tấu)
Những bản làng người Mông cư trú, đều thấy hầu hết các ngôi nhà dường như thống nhất theo một khuôn mẫu kiến trúc. Nhà người Mông thường là nhà trệt, mái thấp. Dù ngôi nhà đó to hay nhỏ nhưng đều phải có đủ 3 gian và tối thiểu một ngôi nhà ít nhất phải có đủ 2 cửa, trong đó có một cửa chính và một cửa phụ. Cửa chính được bố trí ở gian giữa nhà, cửa phụ được để ở mặt đầu nhà, tùy thuộc vào đầu nhà nào đi ra đường thuận lợi thì sẽ để cửa phụ ở đầu nhà đó. Còn với ba gian nhà thì được sắp xếp theo thứ tự gian đầu, gian giữa và gian cuối.
Trong đó, gian đầu có thể là ở bên trái hay bên phải, tùy thuộc vào từng dòng họ nhưng bao giờ gian đầu cũng được dùng để đặt bếp nấu nướng và buồng ngủ của vợ chồng gia chủ, gian cuối dùng để đặt bếp sưởi và giường khách, gian giữa là gian có diện tích rộng hơn hai gian bên và là gian để bàn thờ tổ tiên, đồng thời cũng là nơi để tiếp khách, ăn uống của gia đình.
Trong gia đình người Mông, phòng ngủ của vợ chồng, con cái được bố trí riêng. Người Mông thường ngủ bằng phản gỗ hoặc giát bằng tre, được dùng dao băm, đập giập cho mềm. Ngoài ra, nhà của người Mông còn có sàn gác để cất giữ đồ đạc, lương thực, thực phẩm, ngô, lúa, đậu tương khi đã thu hoạch về, khói bếp bên dưới hun lên sẽ giúp hạn chế sâu mọt, ẩm mốc.
Không những thế, sàn gác còn có thể làm nơi ngủ mỗi khi có đông khách đến nhà chơi. Vì ở nơi có khí hậu khắc nghiệt nên nhà người Mông thường được làm thấp để tránh gió vào mùa khô hanh, tránh bão vào mùa mưa, giữ ấm cho mùa đông lạnh giá và làm mát khi mùa hạ đến.
Khi làm nhà, người Mông rất chú trọng đến yếu tố "cung - mệnh" nên cần phải xem tuổi gia chủ để tính ngày, tháng, năm rồi mới làm. Ngoài ra, người Mông còn để ý đến phong thủy. Mỗi khi làm nhà đồng bào đều phải chọn nơi đất tốt bằng cách đào 3 hố sâu khoảng 40 - 50 cm tại điểm sẽ đặt 3 gian nhà và mỗi hố đặt 3 hạt gạo được bốc mới, không bị nát, không bị gẫy để vào đó rồi ốp một chiếc bát lành, không vỡ, không sứt lên trên vào lúc 19 giờ.
Nếu sáng hôm sau đến lật bát lên mà những hạt gạo để trong hố đều nguyên vẹn thì coi như thổ đất đó tốt, chủ nhà bắt đầu tiến hành san nền, kê móng và dựng nhà. Phần lớn khung nhà ở của người Mông được làm bằng những cây tre già và cây gỗ tốt có độ cứng, chịu được sâu mọt, không bị mục nhanh.
Đối với bốn cây cột cái ở giữa và cây đòn nóc, người Mông coi đó là những cây chủ đạo thể hiện sự ngay thẳng, cứng cáp, vững vàng của chủ nhà nên cây cột phải là cây gỗ rừng không bị sâu, không bị cụt ngọn… Đòn nóc và bốn cây cột này còn có vị trí rất quan trọng trong đời sống tâm linh, cùng đó là cửa chính ra vào cũng phải chọn gỗ tốt để làm.
Người Mông thường để cửa mở vào phía trong, then cửa cũng được làm bằng những cây gỗ tốt, thẳng, vì người Mông quan niệm rằng then cửa là chốt chặn nên dùng gỗ tốt sẽ xua đuổi được mọi tà ma vào nhà. Mái nhà được lợp bằng ván gỗ hay cỏ gianh và hiện nay đã được thay bằng tấm lợp phibrô xi măng. Vách tường bằng ván lịa gỗ hoặc tre được băm dập nát.
Làm nhà, dựng cửa được người Mông coi là một việc hệ trọng trong đời sống và ngày lên nhà mới là ngày đại sự của gia chủ nên hôm đó gia chủ tổ chức mời tất cả anh em, họ hàng, bạn bè, người thân đã giúp việc làm nhà đến ăn uống vui vẻ, chúc mừng nhau mọi sự tốt lành. Cùng với việc làm nhà, đồng bào còn làm thêm chuồng trại gia súc, gia cầm. Thông thường chuồng gia súc, gia cầm được bố trí chếch sang một bên góc nhà, tùy thuộc vào chiều gió thổi để tránh ô nhiễm không khí, môi trường sống của gia đình.
Người Mông bao giờ cũng làm nhà quay lưng về hướng bắc (dựa vào núi) và để cửa quay ra hướng nam (quay về xuôi) hướng có gió thoáng mát. Mỗi bản thường có từ 30 - 40 nóc nhà trở lên và có ít nhất từ hai dòng họ trở lên sống quây quần bên nhau trên lưng chừng núi. Xung quanh mỗi nhà đều trồng các loài cây ăn quả như đào, mận, táo, lê… cho nên khi mùa xuân tới, các loài hoa nở rộ tạo nên bức tranh thiên nhiên kỳ vĩ ở nơi núi rừng Tây Bắc này.
5907 lượt xem
Ban Biên tập
Người Mông ở tỉnh Yên Bái cư trú chủ yếu ở vùng cao, miền núi cho nên nhà ở của đồng bào luôn được thiết kế với cấu trúc phù hợp với môi trường sống, nơi có địa hình phức tạp, thời tiết, khí hậu khắc nghiệt. Tuy nhiên, cũng từ tập quán đó đã tạo nên nét độc đáo riêng về ngôi nhà của người Mông.Những bản làng người Mông cư trú, đều thấy hầu hết các ngôi nhà dường như thống nhất theo một khuôn mẫu kiến trúc. Nhà người Mông thường là nhà trệt, mái thấp. Dù ngôi nhà đó to hay nhỏ nhưng đều phải có đủ 3 gian và tối thiểu một ngôi nhà ít nhất phải có đủ 2 cửa, trong đó có một cửa chính và một cửa phụ. Cửa chính được bố trí ở gian giữa nhà, cửa phụ được để ở mặt đầu nhà, tùy thuộc vào đầu nhà nào đi ra đường thuận lợi thì sẽ để cửa phụ ở đầu nhà đó. Còn với ba gian nhà thì được sắp xếp theo thứ tự gian đầu, gian giữa và gian cuối.
Trong đó, gian đầu có thể là ở bên trái hay bên phải, tùy thuộc vào từng dòng họ nhưng bao giờ gian đầu cũng được dùng để đặt bếp nấu nướng và buồng ngủ của vợ chồng gia chủ, gian cuối dùng để đặt bếp sưởi và giường khách, gian giữa là gian có diện tích rộng hơn hai gian bên và là gian để bàn thờ tổ tiên, đồng thời cũng là nơi để tiếp khách, ăn uống của gia đình.
Trong gia đình người Mông, phòng ngủ của vợ chồng, con cái được bố trí riêng. Người Mông thường ngủ bằng phản gỗ hoặc giát bằng tre, được dùng dao băm, đập giập cho mềm. Ngoài ra, nhà của người Mông còn có sàn gác để cất giữ đồ đạc, lương thực, thực phẩm, ngô, lúa, đậu tương khi đã thu hoạch về, khói bếp bên dưới hun lên sẽ giúp hạn chế sâu mọt, ẩm mốc.
Không những thế, sàn gác còn có thể làm nơi ngủ mỗi khi có đông khách đến nhà chơi. Vì ở nơi có khí hậu khắc nghiệt nên nhà người Mông thường được làm thấp để tránh gió vào mùa khô hanh, tránh bão vào mùa mưa, giữ ấm cho mùa đông lạnh giá và làm mát khi mùa hạ đến.
Khi làm nhà, người Mông rất chú trọng đến yếu tố "cung - mệnh" nên cần phải xem tuổi gia chủ để tính ngày, tháng, năm rồi mới làm. Ngoài ra, người Mông còn để ý đến phong thủy. Mỗi khi làm nhà đồng bào đều phải chọn nơi đất tốt bằng cách đào 3 hố sâu khoảng 40 - 50 cm tại điểm sẽ đặt 3 gian nhà và mỗi hố đặt 3 hạt gạo được bốc mới, không bị nát, không bị gẫy để vào đó rồi ốp một chiếc bát lành, không vỡ, không sứt lên trên vào lúc 19 giờ.
Nếu sáng hôm sau đến lật bát lên mà những hạt gạo để trong hố đều nguyên vẹn thì coi như thổ đất đó tốt, chủ nhà bắt đầu tiến hành san nền, kê móng và dựng nhà. Phần lớn khung nhà ở của người Mông được làm bằng những cây tre già và cây gỗ tốt có độ cứng, chịu được sâu mọt, không bị mục nhanh.
Đối với bốn cây cột cái ở giữa và cây đòn nóc, người Mông coi đó là những cây chủ đạo thể hiện sự ngay thẳng, cứng cáp, vững vàng của chủ nhà nên cây cột phải là cây gỗ rừng không bị sâu, không bị cụt ngọn… Đòn nóc và bốn cây cột này còn có vị trí rất quan trọng trong đời sống tâm linh, cùng đó là cửa chính ra vào cũng phải chọn gỗ tốt để làm.
Người Mông thường để cửa mở vào phía trong, then cửa cũng được làm bằng những cây gỗ tốt, thẳng, vì người Mông quan niệm rằng then cửa là chốt chặn nên dùng gỗ tốt sẽ xua đuổi được mọi tà ma vào nhà. Mái nhà được lợp bằng ván gỗ hay cỏ gianh và hiện nay đã được thay bằng tấm lợp phibrô xi măng. Vách tường bằng ván lịa gỗ hoặc tre được băm dập nát.
Làm nhà, dựng cửa được người Mông coi là một việc hệ trọng trong đời sống và ngày lên nhà mới là ngày đại sự của gia chủ nên hôm đó gia chủ tổ chức mời tất cả anh em, họ hàng, bạn bè, người thân đã giúp việc làm nhà đến ăn uống vui vẻ, chúc mừng nhau mọi sự tốt lành. Cùng với việc làm nhà, đồng bào còn làm thêm chuồng trại gia súc, gia cầm. Thông thường chuồng gia súc, gia cầm được bố trí chếch sang một bên góc nhà, tùy thuộc vào chiều gió thổi để tránh ô nhiễm không khí, môi trường sống của gia đình.
Người Mông bao giờ cũng làm nhà quay lưng về hướng bắc (dựa vào núi) và để cửa quay ra hướng nam (quay về xuôi) hướng có gió thoáng mát. Mỗi bản thường có từ 30 - 40 nóc nhà trở lên và có ít nhất từ hai dòng họ trở lên sống quây quần bên nhau trên lưng chừng núi. Xung quanh mỗi nhà đều trồng các loài cây ăn quả như đào, mận, táo, lê… cho nên khi mùa xuân tới, các loài hoa nở rộ tạo nên bức tranh thiên nhiên kỳ vĩ ở nơi núi rừng Tây Bắc này.