CTTĐT - Theo phong tục người Dao, nhảy lửa là nghi lễ chứa đựng nhiều giá trị tâm linh sâu sắc, được tổ chức để cầu thần linh phù hộ, bảo vệ gia đình, dòng tộc, bản làng bình an, thịnh vượng. Lễ nhảy lửa của người Dao trước đây chỉ được tổ chức vào đầu tháng Giêng hàng năm; ngày nay, lễ này được cộng đồng người Dao nói chung, dân tộc Dao đỏ ở Tân Phượng, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái nói riêng trích đoạn đưa vào ngày hội văn hóa dân tộc Dao, nhằm giới thiệu, bảo tồn và phát huy giá trị độc đáo của nghi lễ.
Lễ hội Nhảy lửa là dịp để cộng đồng thể hiện tinh thần đoàn kết, cùng nhau xây dựng bản làng, quê hương ngày càng phát triển giàu mạnh
Lễ nhảy lửa của dân tộc Dao đỏ có từ thời khi tộc người Dao đỏ xuất hiện. Người Dao đỏ quan niệm rằng nhảy lửa không chỉ thể hiện sức mạnh, lòng dũng cảm của các chàng trai người Dao đỏ mà còn là một hoạt động văn hoá hoang sơ, huyền bí.
Đây là một nghi thức kế tục của nghi lễ cúng Bàn Vương, người Dao thực hiện lễ Nhảy lửa với mong muốn cầu các thần linh phù hộ, bảo vệ gia đình, dòng tộc, bản làng được bình an, thịnh vượng, mừng mùa màng bội thu. Lễ Nhảy lửa còn nhằm xua đuổi tà ma, bệnh tật, những đen đủi của năm cũ, cầu mong cuộc sống được ấm no hạnh phúc khi bước vào một năm mới, đồng thời qua lễ Nhảy lửa còn thể hiện sức mạnh của con người trong quá trình lao động, chế ngự thiên nhiên, chống lại thú dữ phá hoại mùa màng.
Lễ Nhảy lửa ra đời, lưu truyền và trở thành lễ hội truyền thống không thể thiếu của mỗi dòng họ trong cộng đồng dân tộc Dao đỏ. Vào dịp đầu năm, tùy vào điều kiện của mỗi dòng họ, lễ Nhảy lửa được tổ chức mỗi năm một lần hoặc hai đến ba năm một lần. Lễ thường được tổ chức vào ngày mùng 1 đến mùng 5 tháng Giêng.
Lễ Nhảy lửa là nét sinh hoạt văn hóa tinh thần độc đáo mang bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc Dao đỏ nói chung, của xã Tân Phượng nói riêng. Nhảy lửa không chỉ là ngày vui của bản làng người Dao, mang ý nghĩa gắn kết cộng đồng mà còn bảo lưu được nhiều giá trị văn hóa truyền thống qua nhiều thế hệ. Góp phần quảng bá, thu hút các nhà nghiên cứu và du khách thập phương đến nghiên cứu, tìm hiểu và thưởng thức bởi những yếu tố kỳ bí, chưa có lời giải. Bản thân những người nhảy lửa cũng không hiểu vì sao, chỉ biết rằng có một nguồn năng lượng đặc biệt khiến họ phải nhảy vào lửa và không bị bỏng khi nhảy trong lửa.
Nghi lễ bắt đầu bằng việc thầy cúng thực hiện một loạt bài cúng, cầu khấn trước bàn thờ tổ tiên và ở cạnh khu vực làm lễ đốt một đống lửa to. Những người tham gia nhảy lửa là những chàng trai đã trưởng thành, những người đàn ông đã cấp sắc và thường phải có căn chi riêng, người Dao gọi là “búng hênh” - tức xương nhẹ thì các vị thần tiên trên trời mới gọi đến, mới nhảy vào lửa được. Trước khi nhảy lửa, những người này phải thực hiện các nghi thức như tắm nước hương thơm, thắp hương, cúi đầu trước bàn thờ tổ tiên, lắng nghe bài khấn của thầy cúng. Để những người nhảy lửa không bị bỏng, không bị thương, thầy cúng phải thực hiện việc cúng, khấn với đầy đủ lễ vật, phải lập bát hương gia tiên ngay tại điểm làm lễ.
Sau khi thầy cúng khấn xong, trong không gian tĩnh lặng, những hồi chiêng dồn dập vang lên, những người đàn ông hành lễ dưới sự dẫn dắt của thầy cúng cao tay sẽ nhảy vào đống lửa đang đỏ rực, tay bốc những nắm than hồng tung lên tạo thành những quầng lửa sáng lớn trên cao, kèm với đó là những tiếng hò reo, cổ vũ của người xem.
Sau khi nhảy vào lửa, những người hành lễ sẽ được thầy cúng hướng dẫn múa, nhảy một số điệu truyền thống của dân tộc trước bàn thờ tổ tiên, rót rượu tạ ơn tổ tiên, các sư phụ (người Dao quan niệm các vị sư phụ được mời gọi từ trời xuống).
Lễ nhảy lửa vừa là nét văn hóa truyền thống độc đáo, vừa là niềm tự hào của dân tộc Dao. Trải qua bao năm tháng, nghi lễ này vẫn được giữ gìn gần như nguyên vẹn, không chỉ là biểu tượng của sự tôn trọng đối với thế giới tâm linh, mà mỗi lần tổ chức nhảy lửa còn là dịp để cộng đồng thể hiện tinh thần đoàn kết, cùng nhau xây dựng bản làng, quê hương ngày càng phát triển giàu mạnh.
Đến với cộng đồng dân tộc Dao đỏ, nơi lưu giữ những nét tinh hoa, những giá trị văn hóa phi vật thể mang đậm bản sắc của đồng bào chắc hẳn du khách gần xa sẽ cảm nhận được những nét văn hóa độc đáo rất riêng của dân tộc Dao đỏ tỉnh Yên Bái nói chung, xã Tân Phượng, huyện Lục Yên nói riêng. Với những nỗ lực của cả cộng đồng, mong rằng đồng bào dân tộc Dao đỏ xã Tân Phượng nói riêng và đồng bào dân tộc Dao nói chung luôn bảo tồn và giữ gìn nét văn hóa truyền thống của dân tộc mình, góp phần tô điểm thêm vào bức tranh đa sắc màu văn hoá các dân tộc Việt Nam./.
1217 lượt xem
Thanh Bình
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Theo phong tục người Dao, nhảy lửa là nghi lễ chứa đựng nhiều giá trị tâm linh sâu sắc, được tổ chức để cầu thần linh phù hộ, bảo vệ gia đình, dòng tộc, bản làng bình an, thịnh vượng. Lễ nhảy lửa của người Dao trước đây chỉ được tổ chức vào đầu tháng Giêng hàng năm; ngày nay, lễ này được cộng đồng người Dao nói chung, dân tộc Dao đỏ ở Tân Phượng, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái nói riêng trích đoạn đưa vào ngày hội văn hóa dân tộc Dao, nhằm giới thiệu, bảo tồn và phát huy giá trị độc đáo của nghi lễ.Lễ nhảy lửa của dân tộc Dao đỏ có từ thời khi tộc người Dao đỏ xuất hiện. Người Dao đỏ quan niệm rằng nhảy lửa không chỉ thể hiện sức mạnh, lòng dũng cảm của các chàng trai người Dao đỏ mà còn là một hoạt động văn hoá hoang sơ, huyền bí.
Đây là một nghi thức kế tục của nghi lễ cúng Bàn Vương, người Dao thực hiện lễ Nhảy lửa với mong muốn cầu các thần linh phù hộ, bảo vệ gia đình, dòng tộc, bản làng được bình an, thịnh vượng, mừng mùa màng bội thu. Lễ Nhảy lửa còn nhằm xua đuổi tà ma, bệnh tật, những đen đủi của năm cũ, cầu mong cuộc sống được ấm no hạnh phúc khi bước vào một năm mới, đồng thời qua lễ Nhảy lửa còn thể hiện sức mạnh của con người trong quá trình lao động, chế ngự thiên nhiên, chống lại thú dữ phá hoại mùa màng.
Lễ Nhảy lửa ra đời, lưu truyền và trở thành lễ hội truyền thống không thể thiếu của mỗi dòng họ trong cộng đồng dân tộc Dao đỏ. Vào dịp đầu năm, tùy vào điều kiện của mỗi dòng họ, lễ Nhảy lửa được tổ chức mỗi năm một lần hoặc hai đến ba năm một lần. Lễ thường được tổ chức vào ngày mùng 1 đến mùng 5 tháng Giêng.
Lễ Nhảy lửa là nét sinh hoạt văn hóa tinh thần độc đáo mang bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc Dao đỏ nói chung, của xã Tân Phượng nói riêng. Nhảy lửa không chỉ là ngày vui của bản làng người Dao, mang ý nghĩa gắn kết cộng đồng mà còn bảo lưu được nhiều giá trị văn hóa truyền thống qua nhiều thế hệ. Góp phần quảng bá, thu hút các nhà nghiên cứu và du khách thập phương đến nghiên cứu, tìm hiểu và thưởng thức bởi những yếu tố kỳ bí, chưa có lời giải. Bản thân những người nhảy lửa cũng không hiểu vì sao, chỉ biết rằng có một nguồn năng lượng đặc biệt khiến họ phải nhảy vào lửa và không bị bỏng khi nhảy trong lửa.
Nghi lễ bắt đầu bằng việc thầy cúng thực hiện một loạt bài cúng, cầu khấn trước bàn thờ tổ tiên và ở cạnh khu vực làm lễ đốt một đống lửa to. Những người tham gia nhảy lửa là những chàng trai đã trưởng thành, những người đàn ông đã cấp sắc và thường phải có căn chi riêng, người Dao gọi là “búng hênh” - tức xương nhẹ thì các vị thần tiên trên trời mới gọi đến, mới nhảy vào lửa được. Trước khi nhảy lửa, những người này phải thực hiện các nghi thức như tắm nước hương thơm, thắp hương, cúi đầu trước bàn thờ tổ tiên, lắng nghe bài khấn của thầy cúng. Để những người nhảy lửa không bị bỏng, không bị thương, thầy cúng phải thực hiện việc cúng, khấn với đầy đủ lễ vật, phải lập bát hương gia tiên ngay tại điểm làm lễ.
Sau khi thầy cúng khấn xong, trong không gian tĩnh lặng, những hồi chiêng dồn dập vang lên, những người đàn ông hành lễ dưới sự dẫn dắt của thầy cúng cao tay sẽ nhảy vào đống lửa đang đỏ rực, tay bốc những nắm than hồng tung lên tạo thành những quầng lửa sáng lớn trên cao, kèm với đó là những tiếng hò reo, cổ vũ của người xem.
Sau khi nhảy vào lửa, những người hành lễ sẽ được thầy cúng hướng dẫn múa, nhảy một số điệu truyền thống của dân tộc trước bàn thờ tổ tiên, rót rượu tạ ơn tổ tiên, các sư phụ (người Dao quan niệm các vị sư phụ được mời gọi từ trời xuống).
Lễ nhảy lửa vừa là nét văn hóa truyền thống độc đáo, vừa là niềm tự hào của dân tộc Dao. Trải qua bao năm tháng, nghi lễ này vẫn được giữ gìn gần như nguyên vẹn, không chỉ là biểu tượng của sự tôn trọng đối với thế giới tâm linh, mà mỗi lần tổ chức nhảy lửa còn là dịp để cộng đồng thể hiện tinh thần đoàn kết, cùng nhau xây dựng bản làng, quê hương ngày càng phát triển giàu mạnh.
Đến với cộng đồng dân tộc Dao đỏ, nơi lưu giữ những nét tinh hoa, những giá trị văn hóa phi vật thể mang đậm bản sắc của đồng bào chắc hẳn du khách gần xa sẽ cảm nhận được những nét văn hóa độc đáo rất riêng của dân tộc Dao đỏ tỉnh Yên Bái nói chung, xã Tân Phượng, huyện Lục Yên nói riêng. Với những nỗ lực của cả cộng đồng, mong rằng đồng bào dân tộc Dao đỏ xã Tân Phượng nói riêng và đồng bào dân tộc Dao nói chung luôn bảo tồn và giữ gìn nét văn hóa truyền thống của dân tộc mình, góp phần tô điểm thêm vào bức tranh đa sắc màu văn hoá các dân tộc Việt Nam./.