CTTĐT - Theo tin dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, cơn bão có tên quốc tế là YAGI đã vượt đảo Lu-Dông (Philippines) vào khu vực đông bắc biển Đông trở thành cơn bão số 3 hoạt động trên biển Đông trong năm 2024, sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, giật cấp 12. Dự báo, bão số 3 sẽ tiếp tục mạnh thêm, sức gió mạnh nhất trên biển có thể đạt cấp 13, giật cấp 16 trong những ngày tới, tỉnh Yên Bái có nhiều khả năng chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão. Để chủ động ứng phó với cơn bão số 3, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh đã chuẩn bị năng lực sẵn sàng phòng, chống dịch bệnh do bão lũ gây ra.
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật kiểm tra, rà soát cơ sở vật chất, trang thiết bị, cơ số thuốc, vật tư, phương tiện chủ động ứng phó với bão
Thực hiện chỉ đạo ứng phó với với cơn bão số 3 của Sở Y tế, Trung tâm đã chủ động triển khai các phương án dự phòng, sẵn sàng đáp ứng với những diễn biến bất thường trước, trong và sau khi có bão, lũ xảy ra: tổ chức kiểm tra, rà soát cơ sở vật chất, trang thiết bị, cơ số thuốc, vật tư, phương tiện phòng chống lụt bão; Bố trí các đội cơ động phòng chống dịch, đội xử lý môi trường luôn trong trạng thái sẵn sàng ứng cứu, hỗ trợ tuyến dưới khi có yêu cầu vệ sinh môi trường sau bão, lũ, đảm bảo nước rút đến đâu làm vệ sinh môi trường đến đó để tránh phát sinh các dịch bệnh truyền nhiễm, phun hóa chất diệt côn trùng truyền bệnh tại các vùng có nguy cơ; Tích cực tuyên truyền, hướng dẫn nhằm nâng cao nhận thức cho người dân trong vùng nguy cơ bị ảnh hưởng của bão, lũ chủ động tự bảo vệ và chăm sóc sức khỏe, biết các biện pháp xử lý vệ sinh môi trường, xử lý nguồn nước ăn uống sinh hoạt, đảm bảo vệ sinh cá nhân, phòng chống dịch bệnh trước, trong và sau thiên tai…;
Đặc biệt trong các ngày mưa, lũ cấm người dân đi vớt củi, lội qua, đánh bắt cá... trên các sông suối, tuyên truyền cho nhân dân không được ngủ trên đồi, trên nương để đề phòng sạt lở, đất đá gây thiệt hại về người, khi đang có lũ; Tổ chức giám sát, kịp thời phát hiện và xử lí triệt để các ổ dịch bệnh truyền nhiễm xảy ra sau bão và ngập lụt như tiêu chảy, đau mắt đỏ, viêm đường hô hấp, nấm kẽ chân, cúm, sốt xuất huyết và dự phòng các bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa như tiêu chảy, tả, lị, thương hàn…; Kịp thời phối hợp với các đơn vị tổng hợp, báo cáo tình hình thiệt hại và triển khai các biện pháp y tế khắc phục hậu quả sau thiên tai theo quy định.
1068 lượt xem
Theo Trang TTĐT Sở Y tế
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Theo tin dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, cơn bão có tên quốc tế là YAGI đã vượt đảo Lu-Dông (Philippines) vào khu vực đông bắc biển Đông trở thành cơn bão số 3 hoạt động trên biển Đông trong năm 2024, sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, giật cấp 12. Dự báo, bão số 3 sẽ tiếp tục mạnh thêm, sức gió mạnh nhất trên biển có thể đạt cấp 13, giật cấp 16 trong những ngày tới, tỉnh Yên Bái có nhiều khả năng chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão. Để chủ động ứng phó với cơn bão số 3, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh đã chuẩn bị năng lực sẵn sàng phòng, chống dịch bệnh do bão lũ gây ra.Thực hiện chỉ đạo ứng phó với với cơn bão số 3 của Sở Y tế, Trung tâm đã chủ động triển khai các phương án dự phòng, sẵn sàng đáp ứng với những diễn biến bất thường trước, trong và sau khi có bão, lũ xảy ra: tổ chức kiểm tra, rà soát cơ sở vật chất, trang thiết bị, cơ số thuốc, vật tư, phương tiện phòng chống lụt bão; Bố trí các đội cơ động phòng chống dịch, đội xử lý môi trường luôn trong trạng thái sẵn sàng ứng cứu, hỗ trợ tuyến dưới khi có yêu cầu vệ sinh môi trường sau bão, lũ, đảm bảo nước rút đến đâu làm vệ sinh môi trường đến đó để tránh phát sinh các dịch bệnh truyền nhiễm, phun hóa chất diệt côn trùng truyền bệnh tại các vùng có nguy cơ; Tích cực tuyên truyền, hướng dẫn nhằm nâng cao nhận thức cho người dân trong vùng nguy cơ bị ảnh hưởng của bão, lũ chủ động tự bảo vệ và chăm sóc sức khỏe, biết các biện pháp xử lý vệ sinh môi trường, xử lý nguồn nước ăn uống sinh hoạt, đảm bảo vệ sinh cá nhân, phòng chống dịch bệnh trước, trong và sau thiên tai…;
Đặc biệt trong các ngày mưa, lũ cấm người dân đi vớt củi, lội qua, đánh bắt cá... trên các sông suối, tuyên truyền cho nhân dân không được ngủ trên đồi, trên nương để đề phòng sạt lở, đất đá gây thiệt hại về người, khi đang có lũ; Tổ chức giám sát, kịp thời phát hiện và xử lí triệt để các ổ dịch bệnh truyền nhiễm xảy ra sau bão và ngập lụt như tiêu chảy, đau mắt đỏ, viêm đường hô hấp, nấm kẽ chân, cúm, sốt xuất huyết và dự phòng các bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa như tiêu chảy, tả, lị, thương hàn…; Kịp thời phối hợp với các đơn vị tổng hợp, báo cáo tình hình thiệt hại và triển khai các biện pháp y tế khắc phục hậu quả sau thiên tai theo quy định.