Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XIX đã xác định: nhiệm kỳ 2015 - 2020, Đảng bộ tiếp tục thực hiện 3 khâu đột phá đã được Đại hội Đảng bộ khóa XVIII xác định.
Công trình cầu Bách Lẫm là một trong những công trình tạo diện mạo mới cho thành phố. (Ảnh: A Mua)
Một là, khuyến khích và tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế đầu tư phát triển sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp với công nghệ thiết bị tiên tiến; tiếp tục đầu tư hạ tầng kỹ thuật các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố, kết hợp với ưu tiên phát triển mạnh một số ngành như chế biến nông lâm sản, khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng và các mặt hàng xuất khẩu chủ lực, để công nghiệp thực sự là khâu đột phá trong phát triển kinh tế.
Hai là, tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật đồng bộ; đồng thời tiếp tục đầu tư kiên cố hóa mạng lưới đường liên thôn, liên phố. Ba là, thu hút tối đa các nguồn lực cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội; chú trọng đào tạo và thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu phát triển thành phố.
Sự quyết tâm cao trong lãnh đạo, chỉ đạo và những nỗ lực trong triển khai thực hiện đã mang lại những kết quả quan trọng trong các khâu đột phá. Theo đó, đột phá trong phát triển công nghiệp sản xuất công nghiệp thành phố giai đoạn 2016 - 2020 phát triển cơ bản ổn định, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn đạt 7,8%/năm.
Các ngành nghề có lợi thế duy trì được sự phát triển như: chế biến nông - lâm sản, vật liệu xây không nung, may mặc, cơ khí dân dụng, sản xuất hàng tiêu dùng...
Trong giai đoạn đã thu hút 41 doanh nghiệp có quy mô vừa đầu tư và đi vào sản xuất với tổng vốn đầu tư đăng ký là 6.350 tỷ đồng. Sản xuất công nghiệp từng bước nâng cao tỷ lệ sản xuất sản phẩm tinh, hạn chế sản phẩm thô. Một số doanh nghiệp chú trọng đầu tư đổi mới trang thiết bị, ứng dụng công nghệ mới, hiện đại nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và bảo vệ môi trường.
Thực hiện đột phá trong xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật, giai đoạn 2016 - 2020, thành phố chủ trương tập trung huy động mọi nguồn lực, đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật đô thị đồng bộ, tạo nền tảng để thành phố trở thành đô thị loại II.
Việc huy động, quản lý, cân đối và sử dụng các nguồn vốn cho đầu tư phát triển đã đóng góp quan trọng vào việc đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, tạo tiền đề để thúc đẩy sản xuất phát triển, góp phần nâng cao đời sống vật chất, văn hóa tinh thần cho người dân, giữ vững an ninh, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn thành phố.
Việc hoàn thành và đưa vào sử dụng công trình cầu Tuần Quán, cầu Bách Lẫm kết nối quốc lộ 37 với cao tốc Nội Bài - Lào Cai có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc thực hiện kết nối hạ tầng thành phố hai bên sông, nối trung tâm thành phố hiện tại bên tả ngạn sông Hồng với định hướng khu đô thị mới là trung tâm của thành phố Yên Bái bên hữu ngạn sông Hồng và tuyến đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai.
Cùng đó, tập trung vốn đầu tư chỉnh trang đô thị, nâng cấp hành lang hè phố, điện trang trí đô thị; các tuyến giao thông nội thị, các công trình thủy lợi đã và đang được đầu tư theo hướng đồng bộ, đảm bảo tính kết nối cao trong hệ thống. Hệ thống đường giao thông nông thôn được quan tâm đầu tư, thực hiện phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, huy động các nguồn lực từ ngân sách Nhà nước, nguồn lực đầu tư của nhân dân và các tổ chức để xây dựng cơ sở hạ tầng, phục vụ nông thôn mới.
Trong đột phá về thu hút các nguồn lực đầu tư, thành phố đã xác định công tác thu hút đầu tư có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Bởi thế, cấp ủy, chính quyền thành phố đặc biệt chú trọng thực hiện công tác thu hút đầu tư, cải thiện môi trường kinh doanh, phát huy những lợi thế để thu hút đầu tư vào thành phố.
Giai đoạn 2016 - 2020, thu hút 58 dự án đầu tư vào địa bàn với tổng số vốn đăng ký 12.747 tỷ đồng, gồm 1 dự án lĩnh vực nông - lâm nghiệp, thủy sản, 41 dự án lĩnh vực công nghiệp, 16 dự án lĩnh vực thương mại, dịch vụ. Quan tâm đào tạo, thu hút nguồn nhân lực nên nguồn nhân lực của thành phố đã phát triển tích cực, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động từng bước nâng lên, góp phần thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của thành phố. Tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức có trình độ đại học và sau đại học ngày càng tăng.
Đến nay, đội ngũ cán bộ công chức thành phố có 566 người, trong đó: trình độ đại học 480 người, chiếm 84%; trình độ trên đại học 22 người, chiếm 4%. Thành phố bước đầu cũng đã huy động được các thành phần kinh tế đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực. Mạng lưới cơ sở giáo dục và đào tạo tiếp tục được quan tâm đầu tư tăng cường cơ sở vật chất, phát triển quy mô, nâng cao chất lượng. Công tác đào tạo nghề được chú trọng, tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng từ 70% năm 2015 lên 82% năm 2020.
Những kết quả đạt được trong thực hiện các khâu đột phá đã góp phần quan trọng vào kết quả phát triển kinh tế - xã hội của thành phố trong giai đoạn này với các chỉ tiêu kinh tế - xã hội hàng năm cơ bản đều đạt và hoàn thành vượt mức chỉ tiêu kế hoạch đặt ra.
Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố Yên Bái lần thứ XX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 diễn ra trong tháng 7 vừa qua cũng xác định 3 khâu đột phá để thực hiện trong giai đoạn này.
Một là, đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư, phát triển các thành phần kinh tế, trọng tâm là kinh tế tư nhân.
Hai là, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trọng tâm là đào tạo cán bộ quản lý, cán bộ khoa học kỹ thuật, nhân lực quản trị doanh nghiệp, lao động lành nghề đáp ứng yêu cầu của công nghệ số.
Ba là, phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại, trọng tâm là hạ tầng giao thông, đô thị, văn hóa, thông tin, viễn thông. 3 khâu đột phá được xác định rõ ràng là một trong những cơ sở quan trọng để Đảng bộ thành phố lãnh đạo, chỉ đạo cụ thể hóa thành các nghị quyết, đề án, kế hoạch nhằm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ nhiệm kỳ 2020 - 2025.
1388 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XIX đã xác định: nhiệm kỳ 2015 - 2020, Đảng bộ tiếp tục thực hiện 3 khâu đột phá đã được Đại hội Đảng bộ khóa XVIII xác định.Một là, khuyến khích và tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế đầu tư phát triển sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp với công nghệ thiết bị tiên tiến; tiếp tục đầu tư hạ tầng kỹ thuật các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố, kết hợp với ưu tiên phát triển mạnh một số ngành như chế biến nông lâm sản, khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng và các mặt hàng xuất khẩu chủ lực, để công nghiệp thực sự là khâu đột phá trong phát triển kinh tế.
Hai là, tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật đồng bộ; đồng thời tiếp tục đầu tư kiên cố hóa mạng lưới đường liên thôn, liên phố. Ba là, thu hút tối đa các nguồn lực cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội; chú trọng đào tạo và thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu phát triển thành phố.
Sự quyết tâm cao trong lãnh đạo, chỉ đạo và những nỗ lực trong triển khai thực hiện đã mang lại những kết quả quan trọng trong các khâu đột phá. Theo đó, đột phá trong phát triển công nghiệp sản xuất công nghiệp thành phố giai đoạn 2016 - 2020 phát triển cơ bản ổn định, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn đạt 7,8%/năm.
Các ngành nghề có lợi thế duy trì được sự phát triển như: chế biến nông - lâm sản, vật liệu xây không nung, may mặc, cơ khí dân dụng, sản xuất hàng tiêu dùng...
Trong giai đoạn đã thu hút 41 doanh nghiệp có quy mô vừa đầu tư và đi vào sản xuất với tổng vốn đầu tư đăng ký là 6.350 tỷ đồng. Sản xuất công nghiệp từng bước nâng cao tỷ lệ sản xuất sản phẩm tinh, hạn chế sản phẩm thô. Một số doanh nghiệp chú trọng đầu tư đổi mới trang thiết bị, ứng dụng công nghệ mới, hiện đại nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và bảo vệ môi trường.
Thực hiện đột phá trong xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật, giai đoạn 2016 - 2020, thành phố chủ trương tập trung huy động mọi nguồn lực, đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật đô thị đồng bộ, tạo nền tảng để thành phố trở thành đô thị loại II.
Việc huy động, quản lý, cân đối và sử dụng các nguồn vốn cho đầu tư phát triển đã đóng góp quan trọng vào việc đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, tạo tiền đề để thúc đẩy sản xuất phát triển, góp phần nâng cao đời sống vật chất, văn hóa tinh thần cho người dân, giữ vững an ninh, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn thành phố.
Việc hoàn thành và đưa vào sử dụng công trình cầu Tuần Quán, cầu Bách Lẫm kết nối quốc lộ 37 với cao tốc Nội Bài - Lào Cai có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc thực hiện kết nối hạ tầng thành phố hai bên sông, nối trung tâm thành phố hiện tại bên tả ngạn sông Hồng với định hướng khu đô thị mới là trung tâm của thành phố Yên Bái bên hữu ngạn sông Hồng và tuyến đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai.
Cùng đó, tập trung vốn đầu tư chỉnh trang đô thị, nâng cấp hành lang hè phố, điện trang trí đô thị; các tuyến giao thông nội thị, các công trình thủy lợi đã và đang được đầu tư theo hướng đồng bộ, đảm bảo tính kết nối cao trong hệ thống. Hệ thống đường giao thông nông thôn được quan tâm đầu tư, thực hiện phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, huy động các nguồn lực từ ngân sách Nhà nước, nguồn lực đầu tư của nhân dân và các tổ chức để xây dựng cơ sở hạ tầng, phục vụ nông thôn mới.
Trong đột phá về thu hút các nguồn lực đầu tư, thành phố đã xác định công tác thu hút đầu tư có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Bởi thế, cấp ủy, chính quyền thành phố đặc biệt chú trọng thực hiện công tác thu hút đầu tư, cải thiện môi trường kinh doanh, phát huy những lợi thế để thu hút đầu tư vào thành phố.
Giai đoạn 2016 - 2020, thu hút 58 dự án đầu tư vào địa bàn với tổng số vốn đăng ký 12.747 tỷ đồng, gồm 1 dự án lĩnh vực nông - lâm nghiệp, thủy sản, 41 dự án lĩnh vực công nghiệp, 16 dự án lĩnh vực thương mại, dịch vụ. Quan tâm đào tạo, thu hút nguồn nhân lực nên nguồn nhân lực của thành phố đã phát triển tích cực, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động từng bước nâng lên, góp phần thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của thành phố. Tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức có trình độ đại học và sau đại học ngày càng tăng.
Đến nay, đội ngũ cán bộ công chức thành phố có 566 người, trong đó: trình độ đại học 480 người, chiếm 84%; trình độ trên đại học 22 người, chiếm 4%. Thành phố bước đầu cũng đã huy động được các thành phần kinh tế đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực. Mạng lưới cơ sở giáo dục và đào tạo tiếp tục được quan tâm đầu tư tăng cường cơ sở vật chất, phát triển quy mô, nâng cao chất lượng. Công tác đào tạo nghề được chú trọng, tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng từ 70% năm 2015 lên 82% năm 2020.
Những kết quả đạt được trong thực hiện các khâu đột phá đã góp phần quan trọng vào kết quả phát triển kinh tế - xã hội của thành phố trong giai đoạn này với các chỉ tiêu kinh tế - xã hội hàng năm cơ bản đều đạt và hoàn thành vượt mức chỉ tiêu kế hoạch đặt ra.
Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố Yên Bái lần thứ XX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 diễn ra trong tháng 7 vừa qua cũng xác định 3 khâu đột phá để thực hiện trong giai đoạn này.
Một là, đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư, phát triển các thành phần kinh tế, trọng tâm là kinh tế tư nhân.
Hai là, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trọng tâm là đào tạo cán bộ quản lý, cán bộ khoa học kỹ thuật, nhân lực quản trị doanh nghiệp, lao động lành nghề đáp ứng yêu cầu của công nghệ số.
Ba là, phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại, trọng tâm là hạ tầng giao thông, đô thị, văn hóa, thông tin, viễn thông. 3 khâu đột phá được xác định rõ ràng là một trong những cơ sở quan trọng để Đảng bộ thành phố lãnh đạo, chỉ đạo cụ thể hóa thành các nghị quyết, đề án, kế hoạch nhằm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ nhiệm kỳ 2020 - 2025.