CTTĐT - Chiều 9/9, đồng chí Ngô Hạnh Phúc - Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng đoàn công tác của tỉnh đã đi kiểm tra công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả cơn bão số 3 trên địa bàn huyện Trấn Yên.
Đồng chí Ngô Hạnh Phúc - Phó Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra đê Lan Đình xã Việt Thành.
Do ảnh hưởng của bão số 3, từ đêm ngày 6/9 đến ngày 9/9/2024 trên địa bàn huyện Trấn Yên đã có mưa to đến rất to kèm theo giông lốc, mưa kéo dài gây lũ trên các sông, suối. Mưa lũ làm 890 nhà bị thiệt hại; trên 1.100 ha cây trồng bị ngập, đổ; mưa lũ cũng đã làm thiệt hại một số công trình thủy lợi, đê điều, đường giao thông… Huyện Trấn Yên đã huy động 3.000 người tham gia khắc phục hậu quả.
Đến 14 giờ ngày 9/9/2024, huyện Trấn Yên đã đã tổ chức di dời khẩn cấp người và tài sản cho 1.077 nhà trong vùng có nguy cơ cao sạt lở, ngập úng, lũ quét đến nơi an toàn, trong đó: 54 hộ có nguy cơ bị ảnh hưởng so sạt lở đất; 1.023 hộ có nguy cơ bị ngập do nước sông dâng.
Hiện các xã đã bố trí chỗ ở tạm thời cho 1.077 hộ gia đình sống tại khu vực có nguy cơ cao bị ảnh hưởng thiên tai. Đối với các hộ gia đình thiệt hại về nhà ở, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các xã đã khẩn trương kiểm tra và huy động các lực lượng tại chỗ tham gia giúp đỡ khắc phục hậu quả thiên tai cho các hộ gia đình bị thiệt hại.
Hiện nay, Huyện Trấn Yên chỉ đạo các xã dọc theo ven sông Hồng: thị trấn Cổ phúc, Báo Đáp, Đào Thịnh, Nga Quán, Việt Thành, Quy Mông, Y Can... thông báo và tổ chức tổ chức di dời, sơ tán 1.023 hộ dân trong vùng nguy cơ ngập úng do lũ suối và lũ sông Hồng dâng cao đến địa điểm an toàn.
Làm việc với với Ban Chỉ huy PCTT-TKCN huyện Trấn Yên, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh: Mực nước sông Hồng tiếp tục lên cao, khả năng ngập lụt cao nên huyện Trấn Yên cần có các phương án xử lý. Huyện cần tính đến vấn đề mưa bão kéo dài để có phương án cung cấp nhu yếu phẩm đảm bảo sinh hoạt cho người dân. Để bảo đảm an toàn tính mạng cho người dân nhất là người già và trẻ em, huyện Trấn Yên cần tiếp tục di dời người dân trong khu vực nguy hiểm đến nơi an toàn; liên tục cập nhật các địa điểm có nguy cơ sạt lở cao để có phương án xử lý.
Với các khu vực khả năng cao sẽ xảy ra lũ quét, khe suối cần có biển cảnh giới; cần có phương án cụ thể cho việc ứng cứu tại các địa phương bị cô lập; tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, cảnh báo và huy động lực lượng, phương tiện tham gia ứng cứu; theo dõi chặt chẽ các bản tin cảnh báo, dự báo thiên tai, thời tiết và mực nước trên các sông, ngòi chảy qua địa bàn để kịp thời thông báo, cảnh báo tới người dân.
Trực tiếp đi kiểm tra đê Lan Đình (xã Việt Thành) hiện đang có nguy cơ bị vỡ, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo huyện, xã cần theo dõi sát sao diễn biến, huy động lực lượng ứng trực tiếp 24/24 để theo dõi nắm bắt tình hình và có biện pháp xử lý kịp thời khi có sự cố xảy ra.
Hồng Duyên
1696 lượt xem
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Chiều 9/9, đồng chí Ngô Hạnh Phúc - Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng đoàn công tác của tỉnh đã đi kiểm tra công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả cơn bão số 3 trên địa bàn huyện Trấn Yên.Do ảnh hưởng của bão số 3, từ đêm ngày 6/9 đến ngày 9/9/2024 trên địa bàn huyện Trấn Yên đã có mưa to đến rất to kèm theo giông lốc, mưa kéo dài gây lũ trên các sông, suối. Mưa lũ làm 890 nhà bị thiệt hại; trên 1.100 ha cây trồng bị ngập, đổ; mưa lũ cũng đã làm thiệt hại một số công trình thủy lợi, đê điều, đường giao thông… Huyện Trấn Yên đã huy động 3.000 người tham gia khắc phục hậu quả.
Đến 14 giờ ngày 9/9/2024, huyện Trấn Yên đã đã tổ chức di dời khẩn cấp người và tài sản cho 1.077 nhà trong vùng có nguy cơ cao sạt lở, ngập úng, lũ quét đến nơi an toàn, trong đó: 54 hộ có nguy cơ bị ảnh hưởng so sạt lở đất; 1.023 hộ có nguy cơ bị ngập do nước sông dâng.
Hiện các xã đã bố trí chỗ ở tạm thời cho 1.077 hộ gia đình sống tại khu vực có nguy cơ cao bị ảnh hưởng thiên tai. Đối với các hộ gia đình thiệt hại về nhà ở, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các xã đã khẩn trương kiểm tra và huy động các lực lượng tại chỗ tham gia giúp đỡ khắc phục hậu quả thiên tai cho các hộ gia đình bị thiệt hại.
Hiện nay, Huyện Trấn Yên chỉ đạo các xã dọc theo ven sông Hồng: thị trấn Cổ phúc, Báo Đáp, Đào Thịnh, Nga Quán, Việt Thành, Quy Mông, Y Can... thông báo và tổ chức tổ chức di dời, sơ tán 1.023 hộ dân trong vùng nguy cơ ngập úng do lũ suối và lũ sông Hồng dâng cao đến địa điểm an toàn.
Làm việc với với Ban Chỉ huy PCTT-TKCN huyện Trấn Yên, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh: Mực nước sông Hồng tiếp tục lên cao, khả năng ngập lụt cao nên huyện Trấn Yên cần có các phương án xử lý. Huyện cần tính đến vấn đề mưa bão kéo dài để có phương án cung cấp nhu yếu phẩm đảm bảo sinh hoạt cho người dân. Để bảo đảm an toàn tính mạng cho người dân nhất là người già và trẻ em, huyện Trấn Yên cần tiếp tục di dời người dân trong khu vực nguy hiểm đến nơi an toàn; liên tục cập nhật các địa điểm có nguy cơ sạt lở cao để có phương án xử lý.
Với các khu vực khả năng cao sẽ xảy ra lũ quét, khe suối cần có biển cảnh giới; cần có phương án cụ thể cho việc ứng cứu tại các địa phương bị cô lập; tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, cảnh báo và huy động lực lượng, phương tiện tham gia ứng cứu; theo dõi chặt chẽ các bản tin cảnh báo, dự báo thiên tai, thời tiết và mực nước trên các sông, ngòi chảy qua địa bàn để kịp thời thông báo, cảnh báo tới người dân.
Trực tiếp đi kiểm tra đê Lan Đình (xã Việt Thành) hiện đang có nguy cơ bị vỡ, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo huyện, xã cần theo dõi sát sao diễn biến, huy động lực lượng ứng trực tiếp 24/24 để theo dõi nắm bắt tình hình và có biện pháp xử lý kịp thời khi có sự cố xảy ra.
Hồng Duyên