CTTĐT - Để kịp thời khắc phục những hậu quả thiên tai, mưa, lũ, chủ động phương án phòng, tránh, ứng phó có hiệu quả với các diễn biến bất thường của thời tiết, thiên tai có thể tiếp tục xảy ra, Tỉnh ủy yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị, địa phương cần khẩn trương thực hiện một số nhiệm vụ sau:
1. Các huyện, thị, thành ủy:
(1) Khẩn trương chỉ đạo cứu trợ, hỗ trợ đưa người từ nơi mất an toàn (ngập, sạt lở đất, ...) đến nơi an toàn (như trường học, khách sạn, nhà văn hóa...); kịp thời cứu trợ nhu yếu phẩm thiết yếu (lương thực, thực phẩm, thuốc men...) cho người dân bị cô lập, không để ai không có chỗ ở, bị thiếu đói.
(2) Bố trí lực lượng phương tiện trực, hỗ trợ người dân tiếp cận các bệnh viện, Trung tâm y tế, cơ sở khám chữa bệnh để kịp thời cứu chữa; tổ chức thăm hỏi, động viên, hỗ trợ hậu sự cho gia đình các nạn nhân thiệt mạng do thiên tai, bão lũ, sạt lở đất. Huy động tối đa lực lượng, máy móc, phương tiện, nhất là phương tiện đường thủy, đáp ứng đầy đủ nhiên liệu xăng, dầu phục vụ công tác ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai.
(3) Tiếp tục tập trung rà soát, lập danh sách chi tiết các đối tượng, hạng mục, bị thiệt hại do thiên tai, mưa, lũ gây ra như: con người, tài sản, cây cối, hoa màu, vật nuôi, công trình hạ tầng kỹ thuật, công cộng, hạ tầng xã hội... để có phương án hỗ trợ, khắc phục kịp thời.
(4) Khẩn trương rà soát trường hợp các hộ gia đình có nhà bị sập, trôi hoàn toàn, bị hư hỏng nặng phải làm mới hoặc phải di dời cơ sở đó, nghiên cứu, đề xuất phương án tái định cư phù hợp với thực tiễn của người dân, bảo đảm nhanh chóng ổn định đời sống, sınn hoạt và sản xuất cho người dân.
(5) Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các chính sách hỗ trợ an sinh xã hội, hỗ trợ khẩn cấp cho người dân chịu thiệt hại do thiên tai, mưa lũ, nhất là những hộ gia đình có nhà bị sập đổ hoặc bị lũ cuốn trôi hoàn toàn theo các quy định, hướng dẫn của Trung ương, của tỉnh.
(6) Tiếp tục tập trung, khẩn trương khắc phục, sửa chữa các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội như: giao thông, thủy lợi, nước sinh hoạt, điện, thông tin liên lạc, trường học, trạm y tế, bộ phận phục vụ hành chính công để phục vụ việc dạy và học, khám chữa, các hoạt động trong đời sống, sinh hoạt, sản xuất của người dân; tính toán phương án bảo đảm giao thông đối với những khu vực đang bị ngập úng, chia cắt bảo đảm an toàn.
(7) Hướng dẫn, hỗ trợ người dân nhanh chóng khôi phục diện tích đất trồng lúa, hoa màu bị hư hại, chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng phù hợp, góp phần giảm thiểu thiệt hại về kinh tế, cung cấp lương thực, giúp người dân ổn định đời sống và sản xuất.
(8) Tiếp nhận, sử dụng, phân bổ các nguồn hỗ trợ, tài trợ của các tổ chức, cá nhân cho người dân theo hướng ưu tiên hỗ trợ theo địa chỉ; bảo đảm kịp thời, công bằng, hài hòa, công khai, minh bạch, không để xảy ra hiện tượng tiêu cực, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm (nếu có). Phối hợp với sở Tài nguyên và Môi trường và các địa phương tiếp tục rà soát các hộ gia đình nằm trong khu vực có nguy cơ cao lũ ống, lũ quét, sạt lở đất, xây dựng phương án di dời người dân đến khu vực an toàn.
2. Ban cán sự đảng Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo:
2.1. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh: Chỉ đạo lực lượng bộ đội và dân quân, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị, địa phương hỗ trợ, cứu trợ nhanh nhất cho người dân, đồng thời sớm khắc phục hậu quả, tập trung hót, dọn sụt sạt, vệ sinh môi trường các khu vực bị sạt lở, ngập úng; giúp đỡ người dân sửa chữa, dựng mới nhà cửa; tham gia sửa chữa, khôi phục các tuyến đường giao thông bị hư hỏng.
2.2. Công an tỉnh: Chủ trì, phối hợp với lực lượng quân đội, các cơ quan, đơn vị tiếp tục hỗ trợ, cứu trợ nhân dân; bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, an toàn giao thông, nắm chắc tình hình, kiểm soát chặt chẽ thông tin, nhất là thông tin trên các trang mạng xã hội, chống thông tin thất thiệt, sai sự thật, gây hoang mang trong xã hội.
2.3. Sở Lao động, Thương binh, Xã hội: Chủ trì, phối hợp triển khai kịp thời công tác hỗ trợ an sinh xã hội, bảo đảm công khai, minh bạch, đúng đối tượng, đúng chính sách.
Phối hợp với Sở Tài chính và các sở, ngành liên quan tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh phương án hỗ trợ đối với các trường hợp người dân bị thiệt hại về nhà ở bảo đảm đúng quy định.
2.4. Sở Giao thông vận tải: Chỉ đạo các đơn vị thi công tập trung nhân lực, máy móc, thiết bị, khắc phục các tuyến đường bị sạt lở, hư hỏng nặng bảo đảm giao thông đi lại; lập Báo cáo đề xuất phương án xử lý, khắc phục khẩn cấp các hạng mục bảo đảm giao thông cần sửa chữa các đoạn, tuyến bị hư hỏng.
2.5. Sở Công Thương: Tích cực triển khai các biện pháp nhằm bình ổn giá cả hàng hóa, đáp ứng đầy đủ nhu cầu nhiên liệu xăng, dầu cho người dân, máy móc, thiết bị thi công; khôi phục hệ thống điện sinh hoạt 0,4kV cho toàn bộ các hộ dân bị mất điện; hỗ trợ các doanh nghiệp thủy điện trong khu vực khôi phục hoạt động trở lại.
2.6. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Tiếp tục phối hợp với các địa phương rà soát, thống kê số liệu đất lúa, hoa màu, vật nuôi bị thiệt hại do thiên tai, bão lũ và đề xuất phương án hỗ trợ kịp thời; tập trung chỉ đạo khắc phục, sửa chữa, khôi phục các công trình nước sinh hoạt; các công trình thủy lợi phục vụ sản xuất bị hư hỏng bởi thiên tai, bão lũ; đồng thời, hướng dẫn, hỗ trợ người dân nhanh chóng khôi phục diện tích đất trồng lúa, hoa màu bị hư hại, giúp người dân ổn định đời sống và sản xuất.
2.7. Sở Y tế: Chỉ đạo tăng cường kiểm tra, kiểm soát dịch bệnh phát sinh sau thiên tai, bão lũ; chỉ đạo khôi phục hoàn toàn hoạt động của các Trạm y tế xã, phường trên địa bàn toàn tỉnh; chỉ đạo kiểm định hệ thống cung cấp nước sinh hoạt tập trung, nước hợp vệ sinh được sửa chữa, khôi phục sau thiên tai, bão lũ, bảo đảm an toàn sức khỏe cho người dân.
Chỉ đạo điều tiết các Bệnh viện hỗ trợ bệnh nhân bị thương do thiên tai, bão lũ, sạt lở đất gây ra.
2.8. Sở Giáo dục và Đào tạo: Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định việc cho học sinh nghỉ học phù hợp với tình hình thực tế; phối hợp với các sở ngành chức năng và các địa phương khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai, bão lũ gây ra đối với các cơ sở giáo dục.
2.9. Đài Phát thanh và Truyền hình Yên Bái, Báo Yên Bái và hệ thống đài truyền thanh từ huyện đến cơ sở: Thường xuyên cập nhật, phát tin về diễn biến về những khu vực bị ngập úng, sạt lở đất, có nguy cơ sạt lở... và sự chỉ đạo của các cấp, các ngành để cán bộ, đảng viên và nhân dân biết, chủ động thực hiện các biện pháp ứng phó, khắc phục hiệu quả.
3. Đảng đoàn Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh: Chu trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương làm tốt công tác an sình xã hội theo chức năng, nhiệm vụ; phối hợp với các sở, ngành chức năng tiếp nhận và tham mưu cho tỉnh trong sử dụng kinh phí từ nguồn Cứu trợ tỉnh, các nguồn kinh phí khác để hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai, bão lũ trên địa bàn toàn tỉnh.
4. Các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, trưởng các ban, sở, ngành, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể tỉnh: Khẩn trương nắm tình hình, theo dõi, nắm chắc tình hình cơ quan, đơn vị, địa bàn được phân công phụ trách, trực tiếp xuống địa bàn chỉ đạo, đôn đốc, phối hợp, hỗ trợ thực hiện công tác ứng phó, khắc phục hậu quả do thiên tai, bão lũ gây ra, kịp thời xử lý các vấn đề phát sinh theo thẩm quyền; những nội dung vượt thẩm quyền kịp thời báo cáo Thường trực Tỉnh ủy xem xét, chỉ đạo giải quyết.
Từ 14h ngày 10/9, Ban Thường vụ Tỉnh ủy thành lập các đoàn công tác kiểm tra, chỉ đạo, khắc phục hậu quả thiên tai, bão lũ, sạt lở đất do ảnh hưởng của hoàn lưu Bão số 3 gây ra tại các địa phương.
1397 lượt xem
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Để kịp thời khắc phục những hậu quả thiên tai, mưa, lũ, chủ động phương án phòng, tránh, ứng phó có hiệu quả với các diễn biến bất thường của thời tiết, thiên tai có thể tiếp tục xảy ra, Tỉnh ủy yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị, địa phương cần khẩn trương thực hiện một số nhiệm vụ sau:1. Các huyện, thị, thành ủy:
(1) Khẩn trương chỉ đạo cứu trợ, hỗ trợ đưa người từ nơi mất an toàn (ngập, sạt lở đất, ...) đến nơi an toàn (như trường học, khách sạn, nhà văn hóa...); kịp thời cứu trợ nhu yếu phẩm thiết yếu (lương thực, thực phẩm, thuốc men...) cho người dân bị cô lập, không để ai không có chỗ ở, bị thiếu đói.
(2) Bố trí lực lượng phương tiện trực, hỗ trợ người dân tiếp cận các bệnh viện, Trung tâm y tế, cơ sở khám chữa bệnh để kịp thời cứu chữa; tổ chức thăm hỏi, động viên, hỗ trợ hậu sự cho gia đình các nạn nhân thiệt mạng do thiên tai, bão lũ, sạt lở đất. Huy động tối đa lực lượng, máy móc, phương tiện, nhất là phương tiện đường thủy, đáp ứng đầy đủ nhiên liệu xăng, dầu phục vụ công tác ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai.
(3) Tiếp tục tập trung rà soát, lập danh sách chi tiết các đối tượng, hạng mục, bị thiệt hại do thiên tai, mưa, lũ gây ra như: con người, tài sản, cây cối, hoa màu, vật nuôi, công trình hạ tầng kỹ thuật, công cộng, hạ tầng xã hội... để có phương án hỗ trợ, khắc phục kịp thời.
(4) Khẩn trương rà soát trường hợp các hộ gia đình có nhà bị sập, trôi hoàn toàn, bị hư hỏng nặng phải làm mới hoặc phải di dời cơ sở đó, nghiên cứu, đề xuất phương án tái định cư phù hợp với thực tiễn của người dân, bảo đảm nhanh chóng ổn định đời sống, sınn hoạt và sản xuất cho người dân.
(5) Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các chính sách hỗ trợ an sinh xã hội, hỗ trợ khẩn cấp cho người dân chịu thiệt hại do thiên tai, mưa lũ, nhất là những hộ gia đình có nhà bị sập đổ hoặc bị lũ cuốn trôi hoàn toàn theo các quy định, hướng dẫn của Trung ương, của tỉnh.
(6) Tiếp tục tập trung, khẩn trương khắc phục, sửa chữa các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội như: giao thông, thủy lợi, nước sinh hoạt, điện, thông tin liên lạc, trường học, trạm y tế, bộ phận phục vụ hành chính công để phục vụ việc dạy và học, khám chữa, các hoạt động trong đời sống, sinh hoạt, sản xuất của người dân; tính toán phương án bảo đảm giao thông đối với những khu vực đang bị ngập úng, chia cắt bảo đảm an toàn.
(7) Hướng dẫn, hỗ trợ người dân nhanh chóng khôi phục diện tích đất trồng lúa, hoa màu bị hư hại, chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng phù hợp, góp phần giảm thiểu thiệt hại về kinh tế, cung cấp lương thực, giúp người dân ổn định đời sống và sản xuất.
(8) Tiếp nhận, sử dụng, phân bổ các nguồn hỗ trợ, tài trợ của các tổ chức, cá nhân cho người dân theo hướng ưu tiên hỗ trợ theo địa chỉ; bảo đảm kịp thời, công bằng, hài hòa, công khai, minh bạch, không để xảy ra hiện tượng tiêu cực, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm (nếu có). Phối hợp với sở Tài nguyên và Môi trường và các địa phương tiếp tục rà soát các hộ gia đình nằm trong khu vực có nguy cơ cao lũ ống, lũ quét, sạt lở đất, xây dựng phương án di dời người dân đến khu vực an toàn.
2. Ban cán sự đảng Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo:
2.1. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh: Chỉ đạo lực lượng bộ đội và dân quân, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị, địa phương hỗ trợ, cứu trợ nhanh nhất cho người dân, đồng thời sớm khắc phục hậu quả, tập trung hót, dọn sụt sạt, vệ sinh môi trường các khu vực bị sạt lở, ngập úng; giúp đỡ người dân sửa chữa, dựng mới nhà cửa; tham gia sửa chữa, khôi phục các tuyến đường giao thông bị hư hỏng.
2.2. Công an tỉnh: Chủ trì, phối hợp với lực lượng quân đội, các cơ quan, đơn vị tiếp tục hỗ trợ, cứu trợ nhân dân; bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, an toàn giao thông, nắm chắc tình hình, kiểm soát chặt chẽ thông tin, nhất là thông tin trên các trang mạng xã hội, chống thông tin thất thiệt, sai sự thật, gây hoang mang trong xã hội.
2.3. Sở Lao động, Thương binh, Xã hội: Chủ trì, phối hợp triển khai kịp thời công tác hỗ trợ an sinh xã hội, bảo đảm công khai, minh bạch, đúng đối tượng, đúng chính sách.
Phối hợp với Sở Tài chính và các sở, ngành liên quan tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh phương án hỗ trợ đối với các trường hợp người dân bị thiệt hại về nhà ở bảo đảm đúng quy định.
2.4. Sở Giao thông vận tải: Chỉ đạo các đơn vị thi công tập trung nhân lực, máy móc, thiết bị, khắc phục các tuyến đường bị sạt lở, hư hỏng nặng bảo đảm giao thông đi lại; lập Báo cáo đề xuất phương án xử lý, khắc phục khẩn cấp các hạng mục bảo đảm giao thông cần sửa chữa các đoạn, tuyến bị hư hỏng.
2.5. Sở Công Thương: Tích cực triển khai các biện pháp nhằm bình ổn giá cả hàng hóa, đáp ứng đầy đủ nhu cầu nhiên liệu xăng, dầu cho người dân, máy móc, thiết bị thi công; khôi phục hệ thống điện sinh hoạt 0,4kV cho toàn bộ các hộ dân bị mất điện; hỗ trợ các doanh nghiệp thủy điện trong khu vực khôi phục hoạt động trở lại.
2.6. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Tiếp tục phối hợp với các địa phương rà soát, thống kê số liệu đất lúa, hoa màu, vật nuôi bị thiệt hại do thiên tai, bão lũ và đề xuất phương án hỗ trợ kịp thời; tập trung chỉ đạo khắc phục, sửa chữa, khôi phục các công trình nước sinh hoạt; các công trình thủy lợi phục vụ sản xuất bị hư hỏng bởi thiên tai, bão lũ; đồng thời, hướng dẫn, hỗ trợ người dân nhanh chóng khôi phục diện tích đất trồng lúa, hoa màu bị hư hại, giúp người dân ổn định đời sống và sản xuất.
2.7. Sở Y tế: Chỉ đạo tăng cường kiểm tra, kiểm soát dịch bệnh phát sinh sau thiên tai, bão lũ; chỉ đạo khôi phục hoàn toàn hoạt động của các Trạm y tế xã, phường trên địa bàn toàn tỉnh; chỉ đạo kiểm định hệ thống cung cấp nước sinh hoạt tập trung, nước hợp vệ sinh được sửa chữa, khôi phục sau thiên tai, bão lũ, bảo đảm an toàn sức khỏe cho người dân.
Chỉ đạo điều tiết các Bệnh viện hỗ trợ bệnh nhân bị thương do thiên tai, bão lũ, sạt lở đất gây ra.
2.8. Sở Giáo dục và Đào tạo: Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định việc cho học sinh nghỉ học phù hợp với tình hình thực tế; phối hợp với các sở ngành chức năng và các địa phương khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai, bão lũ gây ra đối với các cơ sở giáo dục.
2.9. Đài Phát thanh và Truyền hình Yên Bái, Báo Yên Bái và hệ thống đài truyền thanh từ huyện đến cơ sở: Thường xuyên cập nhật, phát tin về diễn biến về những khu vực bị ngập úng, sạt lở đất, có nguy cơ sạt lở... và sự chỉ đạo của các cấp, các ngành để cán bộ, đảng viên và nhân dân biết, chủ động thực hiện các biện pháp ứng phó, khắc phục hiệu quả.
3. Đảng đoàn Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh: Chu trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương làm tốt công tác an sình xã hội theo chức năng, nhiệm vụ; phối hợp với các sở, ngành chức năng tiếp nhận và tham mưu cho tỉnh trong sử dụng kinh phí từ nguồn Cứu trợ tỉnh, các nguồn kinh phí khác để hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai, bão lũ trên địa bàn toàn tỉnh.
4. Các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, trưởng các ban, sở, ngành, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể tỉnh: Khẩn trương nắm tình hình, theo dõi, nắm chắc tình hình cơ quan, đơn vị, địa bàn được phân công phụ trách, trực tiếp xuống địa bàn chỉ đạo, đôn đốc, phối hợp, hỗ trợ thực hiện công tác ứng phó, khắc phục hậu quả do thiên tai, bão lũ gây ra, kịp thời xử lý các vấn đề phát sinh theo thẩm quyền; những nội dung vượt thẩm quyền kịp thời báo cáo Thường trực Tỉnh ủy xem xét, chỉ đạo giải quyết.
Từ 14h ngày 10/9, Ban Thường vụ Tỉnh ủy thành lập các đoàn công tác kiểm tra, chỉ đạo, khắc phục hậu quả thiên tai, bão lũ, sạt lở đất do ảnh hưởng của hoàn lưu Bão số 3 gây ra tại các địa phương.