CTTĐT - Sau khi lũ rút, nhiều khu vực trên địa bàn của tỉnh Yên Bái ngập trong bùn lầy và rác thải, nguy cơ dịch bệnh phát sinh. Trước tình trạng này, ngành Y tế đã nhanh chóng triển khai nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh nhằm chăm sóc sức khỏe nhân dân...
Cán bộ Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh phối hợp với Trung tâm Y tế thành phố Yên Bái phun thanh khiết môi trường nhà dân sau khi dọn dẹp vệ sinh sau lũ
Ghi nhận tại một số tuyến đường trên địa bàn Thành phố Yên Bái cho thấy tình trạng rác thải, chất thải còn đọng lại tràn lan, tiềm ẩn nguy cơ bùng phát dịch bệnh cho người dân rất lớn. Bên cạnh đó, trong những ngày ngập lụt, nhiều người đã phải dầm mình trong nước lũ, tiếp xúc nhiều loại vi khuẩn có khả năng gây bệnh.
Với phương châm “Nước rút đến đâu, vệ sinh môi trường đến đó”, các cán bộ y tế đã sớm có mặt tại các địa phương để hướng dẫn người dân thực hiện vệ sinh môi trường, nguồn nước, cung cấp đầy đủ hóa chất cần thiết như: Cloramin B, Aquatas… cùng các loại thuốc thiết yếu khác để xử lý môi trường và điều trị các loại bệnh thông thường hay mắc phải sau lũ, lụt cho người dân; đồng thời, triển khai các biện pháp xử lý nguồn nước trong thời gian sớm nhất nhằm phục vụ cuộc sống, sinh hoạt cho người dân.
Để đảm bảo phòng chống dịch bệnh sau lũ, ngày 12/9/2024, Sở Y tế Yên Bái đã có Công văn số 2158 /SYT-NVY yêu cầu các đơn vị: Bệnh viện đa khoa, chuyên khoa tuyến tỉnh; Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh; Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh; các bệnh viện đa khoa: Hữu nghị 103, Trường Đức; Bệnh viện chuyên khoa Mắt Hà Nội - Yên Bái; trung tâm y tế các huyện, thị xã, thành phố đảm bảo nước sạch, vệ sinh y tế, môi trường, quản lý chất thải y an toàn thực phẩm sau bão số 3. Kịp thời cung cấp đủ hoá chất, phương tiện, trang thiết bị để xử lý nước và vệ sinh môi trường. Đẩy mạnh phổ biến, hướng dẫn các biện pháp xử lý nước, vệ sinh môi trường cho người dân; phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể hỗ trợ, hướng dẫn người dân vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, nhà cửa ngay sau khi bão lũ (nước rút đến đâu làm vệ sinh môi trường đến đó); xử lý các giếng khoan, giếng đào, bể nước bị ngập lụt theo hướng dẫn của Bộ Y tế; tổ chức phun hóa chất diệt côn trùng và véc tơ gây bệnh tại các khu vực có nguy cơ cao sau khi đã thực hiện vệ sinh môi trường.
Tăng cường kiểm tra, giám sát chất lượng nước sử dụng cho mục đích sinh hoạt từ các nhà máy nước, trạm cấp nước tập trung đảm bảo nồng độ clo dư theo quy định.
Đối với công tác quản lý chất thải y tế, đảm bảo nước sạch và vệ sinh môi trường tại cơ sở y tế tăng cường công tác thu gom, phân loại, lưu giữ và xử lý chất thải y tế. Kiểm tra, khắc phục các khu vực lưu giữ chất thải y tế, đặc biệt là chất thải lây nhiễm để đảm bảo an toàn, phòng tránh nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. Kiểm tra hệ thống thu gom và hệ thống xử lý nước thải y tế; tăng cường các biện pháp khử khuẩn để xử lý nước thải y tế đảm bảo yêu cầu trước khi xả thải ra môi trường.
Ưu tiên đảm bảo cung cấp đủ nước sạch cho các cơ sở y tế trên địa bàn. Sau bão lũ, cơ sở y tế khẩn trương thực hiện vệ sinh môi trường, vệ sinh khuôn viên và khử khuẩn các khoa, phòng. Trường hợp bể chứa nước sạch bị ngập thì sau khi nước rút cần tiến hành thau rửa và khử trùng bể chứa.
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh triển khai, theo dõi và hướng dẫn, giám sát các đơn vị thực hiện các nội dung nêu trên. Khuyến cáo về các biện pháp phòng chống dịch bệnh, vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm đăng tải trên các phương tiện truyền thông.
Chi cục An toàn thực phẩm chỉ đạo các đơn vị thực hiện công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong và sau mưa lũ trên địa bàn tỉnh. Ngành Y tế khuyến cáo người dân nấu chín thức ăn, xử lý rải thải thực phẩm hợp lý, loại bỏ những thực phẩm hỏng đã hỏng, hư hại vì nước lũ, luôn rửa sạch tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
Ngày 12/9, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh phối hợp với Trung tâm Y tế thành phố Yên Bái tiến hành phun thanh khiết môi trường tại một số khu vực bị ngập úng do cơn bão số 3 gây ra nhằm chủ động phòng, chống dịch bệnh có thể xảy ra sau mưa lũ. Các đơn vị cũng hướng dẫn người dân trong vùng bị ngập lụt cách vệ sinh trong sinh hoạt hàng ngày, ăn chín, uống sôi, khử trùng nguồn nước, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng tránh những bệnh truyền nhiễm và phát sinh mầm bệnh.
Theo chỉ đạo của tỉnh và ngành y tế, thời điểm này, trung tâm y tế các huyện, thị, thành phố đã triển khai phương án, kích hoạt tổ cấp cứu ngoại viện, tổ thanh khiết môi trường tại trung tâm và các phòng khám đa khoa khu vực, trạm y tế xã, thị trấn.
960 lượt xem
Lan Hương
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Sau khi lũ rút, nhiều khu vực trên địa bàn của tỉnh Yên Bái ngập trong bùn lầy và rác thải, nguy cơ dịch bệnh phát sinh. Trước tình trạng này, ngành Y tế đã nhanh chóng triển khai nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh nhằm chăm sóc sức khỏe nhân dân...Ghi nhận tại một số tuyến đường trên địa bàn Thành phố Yên Bái cho thấy tình trạng rác thải, chất thải còn đọng lại tràn lan, tiềm ẩn nguy cơ bùng phát dịch bệnh cho người dân rất lớn. Bên cạnh đó, trong những ngày ngập lụt, nhiều người đã phải dầm mình trong nước lũ, tiếp xúc nhiều loại vi khuẩn có khả năng gây bệnh.
Với phương châm “Nước rút đến đâu, vệ sinh môi trường đến đó”, các cán bộ y tế đã sớm có mặt tại các địa phương để hướng dẫn người dân thực hiện vệ sinh môi trường, nguồn nước, cung cấp đầy đủ hóa chất cần thiết như: Cloramin B, Aquatas… cùng các loại thuốc thiết yếu khác để xử lý môi trường và điều trị các loại bệnh thông thường hay mắc phải sau lũ, lụt cho người dân; đồng thời, triển khai các biện pháp xử lý nguồn nước trong thời gian sớm nhất nhằm phục vụ cuộc sống, sinh hoạt cho người dân.
Để đảm bảo phòng chống dịch bệnh sau lũ, ngày 12/9/2024, Sở Y tế Yên Bái đã có Công văn số 2158 /SYT-NVY yêu cầu các đơn vị: Bệnh viện đa khoa, chuyên khoa tuyến tỉnh; Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh; Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh; các bệnh viện đa khoa: Hữu nghị 103, Trường Đức; Bệnh viện chuyên khoa Mắt Hà Nội - Yên Bái; trung tâm y tế các huyện, thị xã, thành phố đảm bảo nước sạch, vệ sinh y tế, môi trường, quản lý chất thải y an toàn thực phẩm sau bão số 3. Kịp thời cung cấp đủ hoá chất, phương tiện, trang thiết bị để xử lý nước và vệ sinh môi trường. Đẩy mạnh phổ biến, hướng dẫn các biện pháp xử lý nước, vệ sinh môi trường cho người dân; phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể hỗ trợ, hướng dẫn người dân vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, nhà cửa ngay sau khi bão lũ (nước rút đến đâu làm vệ sinh môi trường đến đó); xử lý các giếng khoan, giếng đào, bể nước bị ngập lụt theo hướng dẫn của Bộ Y tế; tổ chức phun hóa chất diệt côn trùng và véc tơ gây bệnh tại các khu vực có nguy cơ cao sau khi đã thực hiện vệ sinh môi trường.
Tăng cường kiểm tra, giám sát chất lượng nước sử dụng cho mục đích sinh hoạt từ các nhà máy nước, trạm cấp nước tập trung đảm bảo nồng độ clo dư theo quy định.
Đối với công tác quản lý chất thải y tế, đảm bảo nước sạch và vệ sinh môi trường tại cơ sở y tế tăng cường công tác thu gom, phân loại, lưu giữ và xử lý chất thải y tế. Kiểm tra, khắc phục các khu vực lưu giữ chất thải y tế, đặc biệt là chất thải lây nhiễm để đảm bảo an toàn, phòng tránh nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. Kiểm tra hệ thống thu gom và hệ thống xử lý nước thải y tế; tăng cường các biện pháp khử khuẩn để xử lý nước thải y tế đảm bảo yêu cầu trước khi xả thải ra môi trường.
Ưu tiên đảm bảo cung cấp đủ nước sạch cho các cơ sở y tế trên địa bàn. Sau bão lũ, cơ sở y tế khẩn trương thực hiện vệ sinh môi trường, vệ sinh khuôn viên và khử khuẩn các khoa, phòng. Trường hợp bể chứa nước sạch bị ngập thì sau khi nước rút cần tiến hành thau rửa và khử trùng bể chứa.
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh triển khai, theo dõi và hướng dẫn, giám sát các đơn vị thực hiện các nội dung nêu trên. Khuyến cáo về các biện pháp phòng chống dịch bệnh, vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm đăng tải trên các phương tiện truyền thông.
Chi cục An toàn thực phẩm chỉ đạo các đơn vị thực hiện công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong và sau mưa lũ trên địa bàn tỉnh. Ngành Y tế khuyến cáo người dân nấu chín thức ăn, xử lý rải thải thực phẩm hợp lý, loại bỏ những thực phẩm hỏng đã hỏng, hư hại vì nước lũ, luôn rửa sạch tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
Ngày 12/9, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh phối hợp với Trung tâm Y tế thành phố Yên Bái tiến hành phun thanh khiết môi trường tại một số khu vực bị ngập úng do cơn bão số 3 gây ra nhằm chủ động phòng, chống dịch bệnh có thể xảy ra sau mưa lũ. Các đơn vị cũng hướng dẫn người dân trong vùng bị ngập lụt cách vệ sinh trong sinh hoạt hàng ngày, ăn chín, uống sôi, khử trùng nguồn nước, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng tránh những bệnh truyền nhiễm và phát sinh mầm bệnh.
Theo chỉ đạo của tỉnh và ngành y tế, thời điểm này, trung tâm y tế các huyện, thị, thành phố đã triển khai phương án, kích hoạt tổ cấp cứu ngoại viện, tổ thanh khiết môi trường tại trung tâm và các phòng khám đa khoa khu vực, trạm y tế xã, thị trấn.
Các bài khác
- UBND tỉnh làm việc với các địa phương bàn giải pháp khắc phục hậu quả, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp ổn định đời sống, hoạt động sản xuất kinh doanh sau bão (13/09/2024)
- THÔNG CÁO BÁO CHÍ SỐ 05 về tình hình chỉ đạo, khắc phục thiệt hại do ảnh hưởng của bão số 3 gây ra trên địa bàn tỉnh Yên Bái (13/09/2024)
- Đồng chí Vũ Thị Hiền Hạnh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh trực tiếp trao hàng hỗ trợ của Chính phủ Australia cho người dân bị ảnh hưởng do bão số 3 tại thành phố Yên Bái (13/09/2024)
- Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh động viên, chia sẻ và trao hỗ trợ tỉnh Yên Bái (13/09/2024)
- Tính đến 17h ngày 12/9 Yên Bái ước thiệt hại theo thống kê sơ bộ khoảng 1.240 tỷ đồng do bão số 3 (12/09/2024)
- Thông báo về tình hình cấp điện và một số khuyến cáo về an toàn điện sau mưa lũ trên địa bàn tỉnh Yên Bái (12/09/2024)
- Cảnh báo tình trạng lợi dụng bão số 3 kêu gọi từ thiện để đăng thông tin không đúng gây hoang mang dư luận (12/09/2024)
- THÔNG CÁO BÁO CHÍ SỐ 02 về khắc phục thiệt hại do bão số 3 tại Yên Bái (12/09/2024)
- Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thị sát tình hình, chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả bão số 3 tại thành phố Yên Bái (12/09/2024)
- Yên Bái rất cần được sự quan tâm ủng hộ, giúp đỡ nguồn lực và những đồ dùng thiết yếu, nhất là các thiết bị, đồ gia dụng cần thiết phục vụ sinh hoạt (12/09/2024)
Xem thêm »