CTTĐT - Ngày 14/9, đồng chí Ngô Hạnh Phúc - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo các sở,ban, ngành đi kiểm tra công tác khắc phục hậu quả hoàn lưu cơn bão số 3 tại thị trấn Yên Bình, xã Phú Thịnh và thị trấn Thác Bà, huyện Yên Bình.
Đồng chí Ngô Hạnh Phúc - Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng đoàn công tác kiểm tra khu vực sạt lở tại thị trấn Thác Bà, huyện Yên Bình
Theo thống kê, đến 12 giờ ngày 14/9 trên địa bàn huyện Yên Bình có 1 người bị thương, 144 nhà sập đổ, tốc mái, hư hỏng nặng; trên 4.670 hộ phải di dời do việc xả lũ của thủy điện Thác Bà, 620 nhà bị ảnh hưởng do sạt lở, trên 257 ha lúa, hoa màu bị đổ, ngập úng; tràn bờ 36 ha ao cá; gần 10.700 con gia súc, gia cầm chết do mưa lũ; sạt lở khoảng 43.510 m3 đất đá, gãy đổ 34 cột điện, vùi lấp trên 2.200 đường dây trung thế và hạ thế; 60 cột bê tông, 10km cáp quang treo bị vùi lấp; nhiều tuyến đường thuộc quốc lộ 70, tỉnh lộ 170 bị sạt ta luy gây ách tắc giao thông cục bộ; ước thiệt hại trên 41 tỷ đồng.
Qua kiểm tra thực địa, rà soát, đánh giá thực tế các điểm tại thị trấn Yên Bình, xã Phú Thịnh và thị trấn Thác Bà, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ngô Hạnh Phúc yêu cầu huyện tiếp tục chỉ đạo, tập trung cao nhất trong công tác, phòng chống, sạt lở do bão lũ gây ra, thành lập ngay các đoàn công tác đi kiểm tra thực địa, rà soát, đánh giá thực chất các điểm còn nguy cơ sạt lở để chủ động phòng tránh, hạn chế thiệt hại; các xã, thị trấn thực hiện nghiêm việc tăng cường công tác tuyên truyền, dự báo nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên, nhân dân về phòng, chống thiên tai; cảnh giác với nguy cơ sạt lở đất, ngập úng, kịp thời di dời người, tài sản đến nơi an toàn; huy động lực lượng "4 tại chỗ” túc trực 24/24 tại các vị trí trọng yếu, các thôn bản; sẵn sàng nhân lực và trang thiết bị để kịp thời ứng cứu trong trường hợp khẩn cấp, phải chăm lo chu đáo, đảm bảo cuộc sống trước mắt cho các trường hợp đang phải di dời bởi thiên tai; đảm bảo việc cấp điện, nước sinh hoạt cho người dân; chủ động phối hợp các lực lượng để dọn dẹp vệ sinh, đảm bảo môi trường sau lũ trên cơ sở sử dụng các nguồn nước khác để tiết kiệm nguồn nước máy đảm bảo cho sinh hoạt.
Hoài Văn - Đinh Viên
1636 lượt xem
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Ngày 14/9, đồng chí Ngô Hạnh Phúc - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo các sở,ban, ngành đi kiểm tra công tác khắc phục hậu quả hoàn lưu cơn bão số 3 tại thị trấn Yên Bình, xã Phú Thịnh và thị trấn Thác Bà, huyện Yên Bình.Theo thống kê, đến 12 giờ ngày 14/9 trên địa bàn huyện Yên Bình có 1 người bị thương, 144 nhà sập đổ, tốc mái, hư hỏng nặng; trên 4.670 hộ phải di dời do việc xả lũ của thủy điện Thác Bà, 620 nhà bị ảnh hưởng do sạt lở, trên 257 ha lúa, hoa màu bị đổ, ngập úng; tràn bờ 36 ha ao cá; gần 10.700 con gia súc, gia cầm chết do mưa lũ; sạt lở khoảng 43.510 m3 đất đá, gãy đổ 34 cột điện, vùi lấp trên 2.200 đường dây trung thế và hạ thế; 60 cột bê tông, 10km cáp quang treo bị vùi lấp; nhiều tuyến đường thuộc quốc lộ 70, tỉnh lộ 170 bị sạt ta luy gây ách tắc giao thông cục bộ; ước thiệt hại trên 41 tỷ đồng.
Qua kiểm tra thực địa, rà soát, đánh giá thực tế các điểm tại thị trấn Yên Bình, xã Phú Thịnh và thị trấn Thác Bà, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ngô Hạnh Phúc yêu cầu huyện tiếp tục chỉ đạo, tập trung cao nhất trong công tác, phòng chống, sạt lở do bão lũ gây ra, thành lập ngay các đoàn công tác đi kiểm tra thực địa, rà soát, đánh giá thực chất các điểm còn nguy cơ sạt lở để chủ động phòng tránh, hạn chế thiệt hại; các xã, thị trấn thực hiện nghiêm việc tăng cường công tác tuyên truyền, dự báo nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên, nhân dân về phòng, chống thiên tai; cảnh giác với nguy cơ sạt lở đất, ngập úng, kịp thời di dời người, tài sản đến nơi an toàn; huy động lực lượng "4 tại chỗ” túc trực 24/24 tại các vị trí trọng yếu, các thôn bản; sẵn sàng nhân lực và trang thiết bị để kịp thời ứng cứu trong trường hợp khẩn cấp, phải chăm lo chu đáo, đảm bảo cuộc sống trước mắt cho các trường hợp đang phải di dời bởi thiên tai; đảm bảo việc cấp điện, nước sinh hoạt cho người dân; chủ động phối hợp các lực lượng để dọn dẹp vệ sinh, đảm bảo môi trường sau lũ trên cơ sở sử dụng các nguồn nước khác để tiết kiệm nguồn nước máy đảm bảo cho sinh hoạt.
Hoài Văn - Đinh Viên