CTTĐT - Để chủ động triển khai các biện pháp phòng bệnh cho đàn vật nuôi, xử lý môi trường sau mưa lũ, khắc phục và khôi phục đàn vật nuôi, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Yên Bái đã yêu cầu các huyện, thị xã, thành phố thực hiện các giải pháp phòng chống dịch bệnh, khôi phục, bảo vệ đàn vật nuôi sau mưa lũ.
Người dân cần chủ động thực hiện vệ sinh, khử trùng bằng vôi bột, hóa chất và tiêu độc khu vực chăn nuôi trước khi đưa vật nuôi trở lại chuồng nuôi
Để phòng chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi sau mưa lũ, Chi cục Chăn nuôi và Thú y đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố thành lập các đoàn công tác đến các xã, phường, thị trấn để chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn thực hiện công tác phòng chống dịch bệnh xử lý môi trường sau mưa lũ và khắc phục, khôi phục cho đàn vật nuôi trên địa bàn. Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tăng cường công tác tập huấn, hướng dẫn cho người chăn nuôi thông qua các lớp tập huấn, loa truyền thanh, truyền hình, tờ rơi tuyên truyền để người chăn nuôi nắm bắt và chủ động đảm bảo an toàn cho đàn vật nuôi trong mùa mưa lũ, phòng chống dịch bệnh khôi phục sản xuất sau bão. Tuyên truyền, hướng dẫn chủ vật nuôi báo ngay cho chính quyền địa phương và cơ quan chuyên môn thú y để điều tra, xử lý ổ dịch theo đúng quy định; không giết mổ, mua bán động vật ốm, chết, không vứt xác động vật chết do mắc bệnh ra ngoài môi trường;
Chủ động có phương án hỗ trợ con giống, hóa chất xử lý môi trường, tiêu hủy động vật chết, thuốc và vắc xin phòng trị bệnh cho đàn vật nuôi. Tổ chức thực hiện tổng vệ sinh, tiêu độc, khử trùng ngay sau khi đợt mưa, lũ kết thúc để tiêu diệt các loại mầm bệnh trong môi trường.
Hướng dẫn người chăn nuôi thường xuyên thực hiện vệ sinh khu vực chăn nuôi và dụng cụ chăn nuôi; thu gom, xử lý chất thải chăn nuôi không để gây ô nhiễm môi trường. Trường hợp xảy ra úng ngập, di dời đàn vật nuôi lên vị trí cao hơn; khi nước rút phải thực hiện ngay vệ sinh, tiêu độc khử trùng khu vực chăn nuôi trước khi đưa vật trở lại chuồng trại. Chăm sóc, nâng cao sức đề kháng cho đàn vật nuôi bằng cách cung cấp đầy đủ thức ăn, bổ sung dinh dưỡng phù hợp với từng đối tượng nuôi, đồng thời bổ sung vitamin và khoáng chất cần thiết cho đàn vật nuôi.
Rà soát, tổ chức tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin cho gia súc, gia cầm theo quy định, đặc biệt đối với đàn gia súc, gia cầm tại nơi đã từng xảy ra dịch bệnh, nơi có nguy cơ cao, lũ lụt,... Tăng cường công tác giám sát để phát hiện sớm, kịp thời xử lý trường hợp gia súc, gia cầm mắc bệnh, nghi mắc bệnh nguy hiểm như: dịch tả lợn Châu Phi, cúm gia cầm, lở mồm long móng, viêm da nổi cục ở trâu bò. Hướng dẫn chủ vật nuôi báo ngay cho chính quyền địa phương và cơ quan chuyên môn thú y để tiến hành điều tra và xử lý ổ dịch theo đúng quy định. Không giết mổ, mua bán động vật ốm, chết; không vứt xác động vật chết do mắc bệnh ra ngoài môi trường.
Để khôi phục đàn vật nuôi, Chi cục Chăn nuôi và Thú y đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố thống kê đầy đủ số lượng gia súc, gia cầm bị thiệt hại và thực hiện hỗ trợ kịp thời cho người sản xuất theo Nghị định số 02/2017/NĐ-CP ngày 09/01/2017 của Chính phủ về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh. Thường xuyên cập nhật diễn biến thời tiết khí hậu trên các phương tiện thông tin đại chúng để người chăn nuôi biết, không chủ quan, bị động trong việc khắc phục, khôi phục cho đàn vật nuôi. Hướng dẫn người chăn nuôi chủ động thực hiện các biện pháp khôi phục, khắc phục.
Hướng dẫn người chăn nuôi thực hiện các biện pháp khôi phục, khắc phục
- Tái đàn: Để chuẩn bị cho tái đàn, khôi phục sản xuất, người chăn nuôi cần lựa chọn con giống có nguồn gốc rõ ràng, được cung cấp bởi những cơ sở cung ứng có uy tín, có giấy chứng nhận kiểm dịch; tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin theo quy định. Không tái đàn khi chưa đảm bảo về môi trường và an toàn dịch bệnh.
- Thức ăn, nước uống: Sau bão lũ lụt, nguồn thức ăn, nước uống cho gia súc, gia cầm có thể bị lũ cuốn, hư hỏng, đồng cỏ bị ô nhiễm do mầm bệnh từ nơi khác đến, bùn đất nổi lên bám vào cỏ cây, sức khỏe của đàn vật nuôi giảm sút. Do vậy, vật nuôi cần được chăm sóc, nuôi dưỡng chu đáo, không bị bỏ đói, không cho ăn những loại thức ăn bị mốc, kém chất lượng. Đối với gia súc già yếu và gia súc non cần có chế độ chăm sóc đặc biệt như tăng cường các loại thức ăn bổ sung và các loại thức ăn giàu dinh dưỡng khác nhằm tăng cường quá trình hồi phục. Nước uống phải sạch và đầy đủ.
- Vệ sinh môi trường:
+ Khi nước rút phải thực hiện vệ sinh, khử trùng bằng vôi bột, hóa chất và tiêu độc khu vực chăn nuôi trước khi đưa vật nuôi trở lại chuồng nuôi. Chính quyền và các cơ quan chuyên môn các cấp tổ chức tổng vệ sinh, thu gom xác động vật chết để xử lý, sát trùng, tiêu độc vùng chăn nuôi bị bão, lũ ngập để tổng tẩy uế môi trường, tiêu diệt các loại mầm bệnh.
+ Kiểm tra rà soát vệ sinh các công trình trại chăn nuôi, nhà xưởng, kho bãi, hệ thống điện nước, hầm Bioga, các thiết bị, công cụ, dụng cụ sử dụng trong chăn nuôi.
- Quản lý vật nuôi:
+ Thực hiện tốt việc quản lý, chăm sóc đàn vật nuôi; tuyệt đối không chăn thả vật nuôi ở những khu vực bị ô nhiễm; chủ động triển khai công tác giám sát để phát hiện sớm, kịp thời xử lý trường hợp vật nuôi mắc bệnh, nghi mắc bệnh nguy hiểm như dịch tả lợn Châu Phi, cúm gia cầm, lở mồm long móng, tai xanh,...
+ Tăng cường cán bộ về tận các thôn, xã cùng với lực lượng thú y cơ sở kiểm tra các cơ sở chăn nuôi để hướng dẫn người dân chôn lấp, tiêu hủy gia súc, gia cầm bị chết do bão, lũ. Tổ chức vệ sinh chuồng trại, phun tiêu độc khử trùng ở những vùng trũng, ngập lụt kéo dài, vùng có nguy cơ cao...; đồng thời tiếp tục triển khai tiêm phòng định kỳ đến tận các thôn, xóm, hộ chăn nuôi.
|
1021 lượt xem
Thu Nga
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Để chủ động triển khai các biện pháp phòng bệnh cho đàn vật nuôi, xử lý môi trường sau mưa lũ, khắc phục và khôi phục đàn vật nuôi, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Yên Bái đã yêu cầu các huyện, thị xã, thành phố thực hiện các giải pháp phòng chống dịch bệnh, khôi phục, bảo vệ đàn vật nuôi sau mưa lũ.Để phòng chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi sau mưa lũ, Chi cục Chăn nuôi và Thú y đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố thành lập các đoàn công tác đến các xã, phường, thị trấn để chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn thực hiện công tác phòng chống dịch bệnh xử lý môi trường sau mưa lũ và khắc phục, khôi phục cho đàn vật nuôi trên địa bàn. Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tăng cường công tác tập huấn, hướng dẫn cho người chăn nuôi thông qua các lớp tập huấn, loa truyền thanh, truyền hình, tờ rơi tuyên truyền để người chăn nuôi nắm bắt và chủ động đảm bảo an toàn cho đàn vật nuôi trong mùa mưa lũ, phòng chống dịch bệnh khôi phục sản xuất sau bão. Tuyên truyền, hướng dẫn chủ vật nuôi báo ngay cho chính quyền địa phương và cơ quan chuyên môn thú y để điều tra, xử lý ổ dịch theo đúng quy định; không giết mổ, mua bán động vật ốm, chết, không vứt xác động vật chết do mắc bệnh ra ngoài môi trường;
Chủ động có phương án hỗ trợ con giống, hóa chất xử lý môi trường, tiêu hủy động vật chết, thuốc và vắc xin phòng trị bệnh cho đàn vật nuôi. Tổ chức thực hiện tổng vệ sinh, tiêu độc, khử trùng ngay sau khi đợt mưa, lũ kết thúc để tiêu diệt các loại mầm bệnh trong môi trường.
Hướng dẫn người chăn nuôi thường xuyên thực hiện vệ sinh khu vực chăn nuôi và dụng cụ chăn nuôi; thu gom, xử lý chất thải chăn nuôi không để gây ô nhiễm môi trường. Trường hợp xảy ra úng ngập, di dời đàn vật nuôi lên vị trí cao hơn; khi nước rút phải thực hiện ngay vệ sinh, tiêu độc khử trùng khu vực chăn nuôi trước khi đưa vật trở lại chuồng trại. Chăm sóc, nâng cao sức đề kháng cho đàn vật nuôi bằng cách cung cấp đầy đủ thức ăn, bổ sung dinh dưỡng phù hợp với từng đối tượng nuôi, đồng thời bổ sung vitamin và khoáng chất cần thiết cho đàn vật nuôi.
Rà soát, tổ chức tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin cho gia súc, gia cầm theo quy định, đặc biệt đối với đàn gia súc, gia cầm tại nơi đã từng xảy ra dịch bệnh, nơi có nguy cơ cao, lũ lụt,... Tăng cường công tác giám sát để phát hiện sớm, kịp thời xử lý trường hợp gia súc, gia cầm mắc bệnh, nghi mắc bệnh nguy hiểm như: dịch tả lợn Châu Phi, cúm gia cầm, lở mồm long móng, viêm da nổi cục ở trâu bò. Hướng dẫn chủ vật nuôi báo ngay cho chính quyền địa phương và cơ quan chuyên môn thú y để tiến hành điều tra và xử lý ổ dịch theo đúng quy định. Không giết mổ, mua bán động vật ốm, chết; không vứt xác động vật chết do mắc bệnh ra ngoài môi trường.
Để khôi phục đàn vật nuôi, Chi cục Chăn nuôi và Thú y đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố thống kê đầy đủ số lượng gia súc, gia cầm bị thiệt hại và thực hiện hỗ trợ kịp thời cho người sản xuất theo Nghị định số 02/2017/NĐ-CP ngày 09/01/2017 của Chính phủ về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh. Thường xuyên cập nhật diễn biến thời tiết khí hậu trên các phương tiện thông tin đại chúng để người chăn nuôi biết, không chủ quan, bị động trong việc khắc phục, khôi phục cho đàn vật nuôi. Hướng dẫn người chăn nuôi chủ động thực hiện các biện pháp khôi phục, khắc phục.
Hướng dẫn người chăn nuôi thực hiện các biện pháp khôi phục, khắc phục
- Tái đàn: Để chuẩn bị cho tái đàn, khôi phục sản xuất, người chăn nuôi cần lựa chọn con giống có nguồn gốc rõ ràng, được cung cấp bởi những cơ sở cung ứng có uy tín, có giấy chứng nhận kiểm dịch; tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin theo quy định. Không tái đàn khi chưa đảm bảo về môi trường và an toàn dịch bệnh.
- Thức ăn, nước uống: Sau bão lũ lụt, nguồn thức ăn, nước uống cho gia súc, gia cầm có thể bị lũ cuốn, hư hỏng, đồng cỏ bị ô nhiễm do mầm bệnh từ nơi khác đến, bùn đất nổi lên bám vào cỏ cây, sức khỏe của đàn vật nuôi giảm sút. Do vậy, vật nuôi cần được chăm sóc, nuôi dưỡng chu đáo, không bị bỏ đói, không cho ăn những loại thức ăn bị mốc, kém chất lượng. Đối với gia súc già yếu và gia súc non cần có chế độ chăm sóc đặc biệt như tăng cường các loại thức ăn bổ sung và các loại thức ăn giàu dinh dưỡng khác nhằm tăng cường quá trình hồi phục. Nước uống phải sạch và đầy đủ.
- Vệ sinh môi trường:
+ Khi nước rút phải thực hiện vệ sinh, khử trùng bằng vôi bột, hóa chất và tiêu độc khu vực chăn nuôi trước khi đưa vật nuôi trở lại chuồng nuôi. Chính quyền và các cơ quan chuyên môn các cấp tổ chức tổng vệ sinh, thu gom xác động vật chết để xử lý, sát trùng, tiêu độc vùng chăn nuôi bị bão, lũ ngập để tổng tẩy uế môi trường, tiêu diệt các loại mầm bệnh.
+ Kiểm tra rà soát vệ sinh các công trình trại chăn nuôi, nhà xưởng, kho bãi, hệ thống điện nước, hầm Bioga, các thiết bị, công cụ, dụng cụ sử dụng trong chăn nuôi.
- Quản lý vật nuôi:
+ Thực hiện tốt việc quản lý, chăm sóc đàn vật nuôi; tuyệt đối không chăn thả vật nuôi ở những khu vực bị ô nhiễm; chủ động triển khai công tác giám sát để phát hiện sớm, kịp thời xử lý trường hợp vật nuôi mắc bệnh, nghi mắc bệnh nguy hiểm như dịch tả lợn Châu Phi, cúm gia cầm, lở mồm long móng, tai xanh,...
+ Tăng cường cán bộ về tận các thôn, xã cùng với lực lượng thú y cơ sở kiểm tra các cơ sở chăn nuôi để hướng dẫn người dân chôn lấp, tiêu hủy gia súc, gia cầm bị chết do bão, lũ. Tổ chức vệ sinh chuồng trại, phun tiêu độc khử trùng ở những vùng trũng, ngập lụt kéo dài, vùng có nguy cơ cao...; đồng thời tiếp tục triển khai tiêm phòng định kỳ đến tận các thôn, xóm, hộ chăn nuôi.