CTTĐT - Đối với rất nhiều em học sinh, sinh viên trên địa bàn tỉnh Yên Bái, ngày 16/9/2024 giống như một “ngày khai giảng thứ hai” của năm học 2024 - 2025; bởi cảm xúc trở lại trường học sau một kỳ nghỉ dài chỉ ngay sau ngày khai giảng năm học mới thật khó tả. Tiếng trống trường lại ngân vang giục giã, tiếng trẻ em lại ríu rít nô đùa, tiếng đồng thanh truy bài,... tất cả tạo nên những màu sắc, thanh âm cuộc sống thật diệu kỳ, tươi vui và hạnh phúc biết bao.
.
Những ngày qua, trên địa bàn tỉnh Yên Bái do ảnh hưởng của bão số 3 (Yagi) đã gây ra hậu quả hết sức nặng nề về người và tài sản, ảnh hưởng lớn đến đời sống nhân dân và các hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Tính đến ngày 16/9/2024, đã có 53 người chết (trong đó 50 người chết do sạt lở đất, 03 người chết do ngập lũ), 01 người mất tích và nhiều người bị thương; 25.159 ngôi nhà bị thiệt hại, trong đó, hàng ngàn ngôi nhà bị sập đổ hoàn toàn và hư hỏng nặng.
Cùng với đó là những thiệt hại về nông nghiệp và nhiều công trình, cơ sở hạ tầng, giao thông, công nghiệp, y tế, giáo dục, thông tin liên lạc, công trình cấp nước sạch, đê, kè... Toàn tỉnh đã có hàng ngàn điểm sạt lở trên các tuyến đường giao thông với hàng triệu m3 đất đá, gây chia cắt địa bàn và ách tắc giao thông; ngoài ra, vẫn còn rất nhiều nơi đang có nguy cơ sạt lở cao và hàng ngàn điểm sạt lở taluy sau các khu dân cư, các hộ dân, các công trình công cộng. Đã có trên 1.000 xe ô tô, khoảng 30.000 xe máy và vô vàn trang thiết bị, tài sản của các hộ gia đình, cá nhân, doanh nghiệp bị ngập, sạt lở đất, lũ quét bị mất, hư hỏng chưa xác định được. Ước thiệt hại khoảng 4.635 tỷ đồng.
Nằm trong khó khăn chung của cả tỉnh, đối với ngành Giáo dục và Đào tạo Yên Bái, bão số 3 đã để lại những thiệt hại nặng nề, gây ảnh hưởng rất lớn đến các cơ sở giáo dục, đào tạo, gia đình cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh trên địa bàn tỉnh.
Toàn tỉnh Yên Bái có 28 cơ sở giáo dục bị ngập lụt, 37 cơ sở giáo dục bị sạt lở với thiệt hại khoảng 60 tỷ đồng về cơ sở vật chất, thiết bị dạy - học, sách vở, đồ dùng học tập (số liệu báo cáo ngày 13/9)
Bão đã qua, nước lũ đã rút nhưng nỗi ám ảnh vẫn chưa thể nguôi ngoai.
Theo báo cáo của Sở Giáo dục và Đào tạo, đã có 02 giáo viên và 08 học sinh thiệt mạng. Đau lòng và đầy ám ảnh là vụ sạt lở xảy ra vào khoảng 4h sáng ngày 10/9/2024 tại thôn Bảo Tân, xã Minh Bảo, thành phố Yên Bái đã vùi lấp cả gia đình cô giáo mầm non Hoàng Thị H. cùng chồng là anh Sa Văn A. và 2 con nhỏ mới 5 tuổi và 2 tháng tuổi, dập tắt bao ước mơ còn dang dở của một gia đình trẻ.
Toàn tỉnh đã có 65 trường bị ngập úng và sạt lở (trong đó, 28 trường bị ngập ủng, 37 trường bị sạt lở); thiệt hại về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học (bàn ghế, thiết bị máy tính, máy chiếu, máy in, máy phô tô, tài liệu...), sách vở của cơ sở giáo dục và các em học sinh, ảnh hưởng tới các hạng mục công trình giáo dục do sạt lở đất, ngập lụt. Thiệt hại ước tính trên 60 tỷ đồng.
Đó là không kể đến nhiều trường, điểm trường bị sạt lở đất với khối lượng ít, đã được các trường chủ động huy động cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh khắc phục nhanh chóng, kịp thời, không ảnh hưởng đến chương trình, kế hoạch giảng dạy và học tập. Tuy nhiên, nhiều trường học có gia đình giáo viên và học sinh bị ảnh hưởng mưa lũ. Như Trường THPT Cảm Ân, huyện Yên Bình, tuy trường chỉ bị sạt một đoạn bờ rào, nhưng toàn trường có gần 100 gia đình học sinh bị ảnh hưởng (11 gia đình bị ngập lụt nhà cửa, 87 gia đình bị sạt sở đất) và một số giáo viên bị ngập nhà, sạt taluy. Nhà trường đã huy động cán bộ giáo viên, nhân viên trực tiếp đến tham gia hỗ trợ dọn dẹp, khắc phục hậu quả; đồng thời kết nối các tổ chức ủng hộ cho 68 gia đình học sinh (mỗi gia đình 500.000 đồng), ủng hộ, tiếp tế 100 suất nhu yếu phẩm cho các gia đình bị ảnh hưởng.
Hầu hết các trường học trên địa bàn thành phố Yên Bái đều có gia đình giáo viên, học sinh bị ảnh hưởng bởi mưa lũ. Nhiều cán bộ giáo viên, nhân viên, nhiều gia đình phụ huynh học sinh bao năm tích cóp, vay mượn mới có được ngôi nhà, chiếc xe mơ ước, đang ngập tràn hy vọng về một cuộc sống tươi đẹp trong tương lai... thì bỗng nhiên chỉ sau một đêm, mưa lũ cướp đi tất cả.
Và, nỗi đau mất đi người thân, những đứa trẻ mãi mãi không còn được đến trường sẽ là ám ảnh suốt cuộc đời những người ở lại, không biết bao giờ mới có thể nguôi ngoai...
Đối với rất nhiều em học sinh, sinh viên trên địa bàn tỉnh Yên Bái, ngày 16/9/2024 giống như một “ngày khai giảng thứ hai” của năm học 2024 - 2025; cảm giác trở lại trường học sau một kỳ nghỉ dài 10 ngày chỉ ngay sau ngày khai giảng năm học mới qua dường như có đôi chút khác lạ.
“Như chưa hề có cơn bão đi qua” là lời nhận xét, động viên đầy tình cảm của bà Vũ Thị Hiền Hạnh, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái khi cùng đoàn công tác của tỉnh tới kiểm tra Trường Tiểu học Kim Đồng và Trường Tiểu học Nguyễn Thái Học (thành phố Yên Bái) trong ngày đầu tiên cho học sinh trở lại trường sau khi bị ảnh hưởng bởi mưa lũ.
Ở hai ngôi trường này, Những bức tường chưa kịp khô dấu ấn bị nước ngập. Nhiều thiết bị điện tử chưa sử dụng được, song, từng lớp học, từng căn phòng, từng khu vực chế biến thực phẩm, khu bếp ăn của nhà trường, từng góc sân đã được dọn dẹp sạch sẽ, gọn gàng, ngăn nắp.
Nếu chỉ là những gì ta thấy, sẽ không thể hình dung được hai ngôi trường này đã bị ngập sâu trong nước đến gần hết tầng 1, với lượng bùn đất khủng khiếp để lại sau khi nước rút. Càng không thể hình dung được những nỗ lực, cố gắng, vất vả của các lực lượng chức năng, các lực lượng tình nguyện, của đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường và phụ huynh học sinh đã chung tay khắc phục hậu quả, dọn dẹp vệ sinh, sắp xếp, lau rửa bàn ghế, đồ dùng dạy và học để đón học sinh trở lại trường học.
Còn ở Trường Mầm non Hoa Lan (thành phố Yên Bái), ngôi trường nằm ở gần đường Thanh Niên - khu vực bị ảnh hưởng rất nặng nề, ngập sâu trong nước với lượng lớn bùn đất, rác thải ở đâu đổ về.
Đường vào trường là một con ngõ nhỏ, công tác dọn dẹp vệ sinh, khắc phục hậu quả gặp nhiều khó khăn. Trường Mầm non Hoa Lan nằm trong danh sách những trường học bị ảnh hưởng rất nặng nề, khó có thể đón học sinh trở lại học bình thường vào ngày 16/9. Song, với quyết tâm và nỗ lực vượt bậc của chính quyền địa phương, của ngành Giáo dục và Đào tạo và của nhà trường, sáng ngày 16/9/2024, nhà trường đã đón trẻ trở lại, mọi hoạt động dạy học, chăm sóc trẻ trở lại bình thường.
Đoàn công tác của Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thị Kim Chi; đồng chí Vũ Thị Hiền Hạnh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái cùng Lãnh Sở Giáo dục và Đào tạo kiểm tra nắm tình hình tại 1 số cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố Yên Bái và huyện Trấn Yên
Tiếng trống trường lại ngân vang giục giã, tiếng trẻ em lại ríu rít nô đùa, tiếng đồng thanh truy bài, tiếng chào thầy cô trong mỗi lớp học... tất cả tạo nên những màu sắc, thanh âm cuộc sống thật diệu kỳ, tươi vui và hạnh phúc biết bao, cho phép mỗi chúng ta lại tiếp tục nỗ lực, cố gắng để hy vọng về một ngày mai bình an, tươi sáng như nụ cười hồn nhiên trên khuôn mặt trẻ thơ./.
2223 lượt xem
Đồ họa: Thanh Bình
CTV: Hồng Thanh Tâm
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Đối với rất nhiều em học sinh, sinh viên trên địa bàn tỉnh Yên Bái, ngày 16/9/2024 giống như một “ngày khai giảng thứ hai” của năm học 2024 - 2025; bởi cảm xúc trở lại trường học sau một kỳ nghỉ dài chỉ ngay sau ngày khai giảng năm học mới thật khó tả. Tiếng trống trường lại ngân vang giục giã, tiếng trẻ em lại ríu rít nô đùa, tiếng đồng thanh truy bài,... tất cả tạo nên những màu sắc, thanh âm cuộc sống thật diệu kỳ, tươi vui và hạnh phúc biết bao.
Những ngày qua, trên địa bàn tỉnh Yên Bái do ảnh hưởng của bão số 3 (Yagi) đã gây ra hậu quả hết sức nặng nề về người và tài sản, ảnh hưởng lớn đến đời sống nhân dân và các hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Tính đến ngày 16/9/2024, đã có 53 người chết (trong đó 50 người chết do sạt lở đất, 03 người chết do ngập lũ), 01 người mất tích và nhiều người bị thương; 25.159 ngôi nhà bị thiệt hại, trong đó, hàng ngàn ngôi nhà bị sập đổ hoàn toàn và hư hỏng nặng.
Cùng với đó là những thiệt hại về nông nghiệp và nhiều công trình, cơ sở hạ tầng, giao thông, công nghiệp, y tế, giáo dục, thông tin liên lạc, công trình cấp nước sạch, đê, kè... Toàn tỉnh đã có hàng ngàn điểm sạt lở trên các tuyến đường giao thông với hàng triệu m3 đất đá, gây chia cắt địa bàn và ách tắc giao thông; ngoài ra, vẫn còn rất nhiều nơi đang có nguy cơ sạt lở cao và hàng ngàn điểm sạt lở taluy sau các khu dân cư, các hộ dân, các công trình công cộng. Đã có trên 1.000 xe ô tô, khoảng 30.000 xe máy và vô vàn trang thiết bị, tài sản của các hộ gia đình, cá nhân, doanh nghiệp bị ngập, sạt lở đất, lũ quét bị mất, hư hỏng chưa xác định được. Ước thiệt hại khoảng 4.635 tỷ đồng.
Nằm trong khó khăn chung của cả tỉnh, đối với ngành Giáo dục và Đào tạo Yên Bái, bão số 3 đã để lại những thiệt hại nặng nề, gây ảnh hưởng rất lớn đến các cơ sở giáo dục, đào tạo, gia đình cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh trên địa bàn tỉnh.
Toàn tỉnh Yên Bái có 28 cơ sở giáo dục bị ngập lụt, 37 cơ sở giáo dục bị sạt lở với thiệt hại khoảng 60 tỷ đồng về cơ sở vật chất, thiết bị dạy - học, sách vở, đồ dùng học tập (số liệu báo cáo ngày 13/9)
Bão đã qua, nước lũ đã rút nhưng nỗi ám ảnh vẫn chưa thể nguôi ngoai.
Theo báo cáo của Sở Giáo dục và Đào tạo, đã có 02 giáo viên và 08 học sinh thiệt mạng. Đau lòng và đầy ám ảnh là vụ sạt lở xảy ra vào khoảng 4h sáng ngày 10/9/2024 tại thôn Bảo Tân, xã Minh Bảo, thành phố Yên Bái đã vùi lấp cả gia đình cô giáo mầm non Hoàng Thị H. cùng chồng là anh Sa Văn A. và 2 con nhỏ mới 5 tuổi và 2 tháng tuổi, dập tắt bao ước mơ còn dang dở của một gia đình trẻ.
Toàn tỉnh đã có 65 trường bị ngập úng và sạt lở (trong đó, 28 trường bị ngập ủng, 37 trường bị sạt lở); thiệt hại về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học (bàn ghế, thiết bị máy tính, máy chiếu, máy in, máy phô tô, tài liệu...), sách vở của cơ sở giáo dục và các em học sinh, ảnh hưởng tới các hạng mục công trình giáo dục do sạt lở đất, ngập lụt. Thiệt hại ước tính trên 60 tỷ đồng.
Đó là không kể đến nhiều trường, điểm trường bị sạt lở đất với khối lượng ít, đã được các trường chủ động huy động cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh khắc phục nhanh chóng, kịp thời, không ảnh hưởng đến chương trình, kế hoạch giảng dạy và học tập. Tuy nhiên, nhiều trường học có gia đình giáo viên và học sinh bị ảnh hưởng mưa lũ. Như Trường THPT Cảm Ân, huyện Yên Bình, tuy trường chỉ bị sạt một đoạn bờ rào, nhưng toàn trường có gần 100 gia đình học sinh bị ảnh hưởng (11 gia đình bị ngập lụt nhà cửa, 87 gia đình bị sạt sở đất) và một số giáo viên bị ngập nhà, sạt taluy. Nhà trường đã huy động cán bộ giáo viên, nhân viên trực tiếp đến tham gia hỗ trợ dọn dẹp, khắc phục hậu quả; đồng thời kết nối các tổ chức ủng hộ cho 68 gia đình học sinh (mỗi gia đình 500.000 đồng), ủng hộ, tiếp tế 100 suất nhu yếu phẩm cho các gia đình bị ảnh hưởng.
Hầu hết các trường học trên địa bàn thành phố Yên Bái đều có gia đình giáo viên, học sinh bị ảnh hưởng bởi mưa lũ. Nhiều cán bộ giáo viên, nhân viên, nhiều gia đình phụ huynh học sinh bao năm tích cóp, vay mượn mới có được ngôi nhà, chiếc xe mơ ước, đang ngập tràn hy vọng về một cuộc sống tươi đẹp trong tương lai... thì bỗng nhiên chỉ sau một đêm, mưa lũ cướp đi tất cả.
Và, nỗi đau mất đi người thân, những đứa trẻ mãi mãi không còn được đến trường sẽ là ám ảnh suốt cuộc đời những người ở lại, không biết bao giờ mới có thể nguôi ngoai...
Đối với rất nhiều em học sinh, sinh viên trên địa bàn tỉnh Yên Bái, ngày 16/9/2024 giống như một “ngày khai giảng thứ hai” của năm học 2024 - 2025; cảm giác trở lại trường học sau một kỳ nghỉ dài 10 ngày chỉ ngay sau ngày khai giảng năm học mới qua dường như có đôi chút khác lạ.
“Như chưa hề có cơn bão đi qua” là lời nhận xét, động viên đầy tình cảm của bà Vũ Thị Hiền Hạnh, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái khi cùng đoàn công tác của tỉnh tới kiểm tra Trường Tiểu học Kim Đồng và Trường Tiểu học Nguyễn Thái Học (thành phố Yên Bái) trong ngày đầu tiên cho học sinh trở lại trường sau khi bị ảnh hưởng bởi mưa lũ.
Ở hai ngôi trường này, Những bức tường chưa kịp khô dấu ấn bị nước ngập. Nhiều thiết bị điện tử chưa sử dụng được, song, từng lớp học, từng căn phòng, từng khu vực chế biến thực phẩm, khu bếp ăn của nhà trường, từng góc sân đã được dọn dẹp sạch sẽ, gọn gàng, ngăn nắp.
Nếu chỉ là những gì ta thấy, sẽ không thể hình dung được hai ngôi trường này đã bị ngập sâu trong nước đến gần hết tầng 1, với lượng bùn đất khủng khiếp để lại sau khi nước rút. Càng không thể hình dung được những nỗ lực, cố gắng, vất vả của các lực lượng chức năng, các lực lượng tình nguyện, của đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường và phụ huynh học sinh đã chung tay khắc phục hậu quả, dọn dẹp vệ sinh, sắp xếp, lau rửa bàn ghế, đồ dùng dạy và học để đón học sinh trở lại trường học.
Còn ở Trường Mầm non Hoa Lan (thành phố Yên Bái), ngôi trường nằm ở gần đường Thanh Niên - khu vực bị ảnh hưởng rất nặng nề, ngập sâu trong nước với lượng lớn bùn đất, rác thải ở đâu đổ về.
Đường vào trường là một con ngõ nhỏ, công tác dọn dẹp vệ sinh, khắc phục hậu quả gặp nhiều khó khăn. Trường Mầm non Hoa Lan nằm trong danh sách những trường học bị ảnh hưởng rất nặng nề, khó có thể đón học sinh trở lại học bình thường vào ngày 16/9. Song, với quyết tâm và nỗ lực vượt bậc của chính quyền địa phương, của ngành Giáo dục và Đào tạo và của nhà trường, sáng ngày 16/9/2024, nhà trường đã đón trẻ trở lại, mọi hoạt động dạy học, chăm sóc trẻ trở lại bình thường.
Đoàn công tác của Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thị Kim Chi; đồng chí Vũ Thị Hiền Hạnh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái cùng Lãnh Sở Giáo dục và Đào tạo kiểm tra nắm tình hình tại 1 số cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố Yên Bái và huyện Trấn Yên
Tiếng trống trường lại ngân vang giục giã, tiếng trẻ em lại ríu rít nô đùa, tiếng đồng thanh truy bài, tiếng chào thầy cô trong mỗi lớp học... tất cả tạo nên những màu sắc, thanh âm cuộc sống thật diệu kỳ, tươi vui và hạnh phúc biết bao, cho phép mỗi chúng ta lại tiếp tục nỗ lực, cố gắng để hy vọng về một ngày mai bình an, tươi sáng như nụ cười hồn nhiên trên khuôn mặt trẻ thơ./.