CTTĐT - Tính đến 17/9, do ảnh hưởng của bão số 3 và hoàn lưu bão số 3, ngành Công Thương Yên Bái ước thiệt hại 212,5 tỷ đồng. Trong đó lĩnh vực công nghiệp ước tính thiệt hại gần 72,5 tỷ đồng; lĩnh vực khai thác chế biến khoáng sản ước tính thiệt hại 114,5 tỷ đồng; đối với doanh nghiệp kinh doanh thương mại ước thiệt hại 25,5 tỷ đồng.
Cán bộ Điện lực Lục Yên khẩn trương khôi phục lưới điện do mưa bão
Đối với lĩnh vực truyền tải điện, tổng số trạm biến áp và khách hàng ảnh hưởng là 1.113 trạm biến áp, 144.480 khách hàng; ước tính giá trị thiệt hại 44,450 tỷ đồng. Hiện tại còn 16 trạm biến áp và 4.954 khách hàng chưa có điện, đang tiếp tục khắc phục, đảm bảo nhanh nhất cấp điện trở lại.
Đối với lĩnh vực thủy điện, trên địa bàn tỉnh có 31 nhà máy thủy điện đã vận hành phát điện và 08 dự án thủy điện đang thi công xây dựng, trong đó thủy điện bị ảnh hưởng 14 thủy điện, thiệt hại khoảng 13,817 tỷ đồng (chưa tính thủy điện Thác Bà)
Đối với các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, các doanh nghiệp bị ảnh hưởng chủ yếu do ngập nước, sạt lở đất, tập trung ở khu vực ven sông Hồng, tổng hợp sơ bộ thiệt hại ước khoảng 14,32 tỷ đồng (chưa tính một số doanh nghiệp đang tập trung xử lý bùn đất, chưa thống kê được thiệt hại).
Ngoài ra có 05 đơn vị đơn vị khai thác chế biến khoáng sản thống kê được thiệt hại khoảng 114,5 tỷ đồng. Thiệt hại của các doanh nghiệp kinh doanh thương mại ước tính khoảng 25,5 tỷ đồng.
Toàn tỉnh có 130 cửa hàng xăng dầu, hiện có 119 cửa hàng đang hoạt động; còn 9 cửa hàng bị ngập nước, hỏng hóc đang khắc phục và tạm dừng hoạt động; 02 cửa hàng tạm ngừng do bị ngập nước, bật téc xăng dầu và đường ống công nghệ, mất điện... Dự ước thiệt hại khoảng 3,5 tỷ đồng.
Hiện nay, lượng dự trữ hàng hóa thiết yếu tại hầu hết huyện, thị xã, thành phố đảm bảo cung ứng cho người dân, hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh Yên Bái dần trở lại ổn định do địa bàn thành phố Yên Bái, huyện Trấn Yên, Văn Yên nước đã rút, một số tuyền đường được dọn dẹp thuận lợi cho giao thương. Các chợ, siêu thị, hệ thống cửa hàng Winmart+ trên địa bàn tỉnh đã cơ bản dọn dẹp và sắp xếp lại hàng hoá. Các thương nhân phân phối đã chủ động nhập hàng hoá mới để cung ứng cho người dân. Các mặt hàng nhu yếu phẩm đảm bảo không có tình trạng mua tích trữ.
Sau khi rà soát những thiệt hại, Sở Công Thương đã phối hợp với các đơn vị liên quan đồng thời đề nghị các đơn vị chủ động khẩn trương tập trung cao độ để sửa chữa, khôi phục hệ thống điện để cung cấp điện an toàn, ổn định, đặc biệt cho các phụ tải quan trọng; an toàn cho người, thiết bị, các công trình điện lực và an toàn cho nhân dân. Chủ động đẩy mạnh khai thác, dự trữ lượng hàng hóa tăng thêm, đặc biệt là hàng hóa thiết yếu như: gạo, dầu ăn, thịt gia súc, gia cầm, trứng, thực phẩm công nghệ chế biến (mỳ gói, sữa, bánh kẹo…); tăng cường kết nối với các tỉnh, địa phương không bị ảnh hưởng bởi lũ lụt cung cấp nguồn rau xanh, củ quả, thực phẩm tươi sống cho địa phương đảm bảo bình ổn thị trường. Giám sát chặt chẽ việc bán hàng trong hệ thống phân phối nhằm ngăn chặn tình trạng các đại lý găm hàng, nâng giá hoặc đầu cơ tăng giá gây “sốt” hàng.
1219 lượt xem
Hiền Trang
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Tính đến 17/9, do ảnh hưởng của bão số 3 và hoàn lưu bão số 3, ngành Công Thương Yên Bái ước thiệt hại 212,5 tỷ đồng. Trong đó lĩnh vực công nghiệp ước tính thiệt hại gần 72,5 tỷ đồng; lĩnh vực khai thác chế biến khoáng sản ước tính thiệt hại 114,5 tỷ đồng; đối với doanh nghiệp kinh doanh thương mại ước thiệt hại 25,5 tỷ đồng. Đối với lĩnh vực truyền tải điện, tổng số trạm biến áp và khách hàng ảnh hưởng là 1.113 trạm biến áp, 144.480 khách hàng; ước tính giá trị thiệt hại 44,450 tỷ đồng. Hiện tại còn 16 trạm biến áp và 4.954 khách hàng chưa có điện, đang tiếp tục khắc phục, đảm bảo nhanh nhất cấp điện trở lại.
Đối với lĩnh vực thủy điện, trên địa bàn tỉnh có 31 nhà máy thủy điện đã vận hành phát điện và 08 dự án thủy điện đang thi công xây dựng, trong đó thủy điện bị ảnh hưởng 14 thủy điện, thiệt hại khoảng 13,817 tỷ đồng (chưa tính thủy điện Thác Bà)
Đối với các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, các doanh nghiệp bị ảnh hưởng chủ yếu do ngập nước, sạt lở đất, tập trung ở khu vực ven sông Hồng, tổng hợp sơ bộ thiệt hại ước khoảng 14,32 tỷ đồng (chưa tính một số doanh nghiệp đang tập trung xử lý bùn đất, chưa thống kê được thiệt hại).
Ngoài ra có 05 đơn vị đơn vị khai thác chế biến khoáng sản thống kê được thiệt hại khoảng 114,5 tỷ đồng. Thiệt hại của các doanh nghiệp kinh doanh thương mại ước tính khoảng 25,5 tỷ đồng.
Toàn tỉnh có 130 cửa hàng xăng dầu, hiện có 119 cửa hàng đang hoạt động; còn 9 cửa hàng bị ngập nước, hỏng hóc đang khắc phục và tạm dừng hoạt động; 02 cửa hàng tạm ngừng do bị ngập nước, bật téc xăng dầu và đường ống công nghệ, mất điện... Dự ước thiệt hại khoảng 3,5 tỷ đồng.
Hiện nay, lượng dự trữ hàng hóa thiết yếu tại hầu hết huyện, thị xã, thành phố đảm bảo cung ứng cho người dân, hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh Yên Bái dần trở lại ổn định do địa bàn thành phố Yên Bái, huyện Trấn Yên, Văn Yên nước đã rút, một số tuyền đường được dọn dẹp thuận lợi cho giao thương. Các chợ, siêu thị, hệ thống cửa hàng Winmart+ trên địa bàn tỉnh đã cơ bản dọn dẹp và sắp xếp lại hàng hoá. Các thương nhân phân phối đã chủ động nhập hàng hoá mới để cung ứng cho người dân. Các mặt hàng nhu yếu phẩm đảm bảo không có tình trạng mua tích trữ.
Sau khi rà soát những thiệt hại, Sở Công Thương đã phối hợp với các đơn vị liên quan đồng thời đề nghị các đơn vị chủ động khẩn trương tập trung cao độ để sửa chữa, khôi phục hệ thống điện để cung cấp điện an toàn, ổn định, đặc biệt cho các phụ tải quan trọng; an toàn cho người, thiết bị, các công trình điện lực và an toàn cho nhân dân. Chủ động đẩy mạnh khai thác, dự trữ lượng hàng hóa tăng thêm, đặc biệt là hàng hóa thiết yếu như: gạo, dầu ăn, thịt gia súc, gia cầm, trứng, thực phẩm công nghệ chế biến (mỳ gói, sữa, bánh kẹo…); tăng cường kết nối với các tỉnh, địa phương không bị ảnh hưởng bởi lũ lụt cung cấp nguồn rau xanh, củ quả, thực phẩm tươi sống cho địa phương đảm bảo bình ổn thị trường. Giám sát chặt chẽ việc bán hàng trong hệ thống phân phối nhằm ngăn chặn tình trạng các đại lý găm hàng, nâng giá hoặc đầu cơ tăng giá gây “sốt” hàng.