Thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị đã có những nghị quyết, quy định thể hiện quyết tâm cao của Trung ương, khẳng định việc nhận diện và thực thi đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực là "một nhiệm vụ đặc biệt quan trọng" của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị.
Trong cuốn sách "Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Ðảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh", các bài viết, bài phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong suốt hàng chục năm qua đã được tập hợp rất khoa học, giúp người đọc hiểu rõ tư tưởng xuyên suốt, nhất quán của người đứng đầu Ðảng ta về nhiệm vụ khó khăn, phức tạp này. Những quan điểm, chỉ đạo đều gắn lý luận với thực tiễn phong phú, sinh động, nêu bật những kinh nghiệm quý báu đã được đúc rút từ quá trình đấu tranh kiên trì, bền bỉ.
Trong cuốn sách "Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Ðảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh", các bài viết, bài phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong suốt hàng chục năm qua đã được tập hợp rất khoa học, giúp người đọc hiểu rõ tư tưởng xuyên suốt, nhất quán của người đứng đầu Ðảng ta về nhiệm vụ khó khăn, phức tạp này. Những quan điểm, chỉ đạo đều gắn lý luận với thực tiễn phong phú, sinh động, nêu bật những kinh nghiệm quý báu đã được đúc rút từ quá trình đấu tranh kiên trì, bền bỉ.
Kết quả đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực cũng khẳng định mục tiêu kiên quyết, kiên trì, liên tục, bền bỉ, đồng bộ, đi vào chiều sâu, gắn kết chặt chẽ giữa phòng và chống đã được hiện thực hóa, đi vào cuộc sống. Hiệu quả của việc đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực rất rõ, tuy nhiên việc chủ động phòng ngừa mới là căn cơ, bền vững. Phòng ngừa từ thể chế, chính sách đến tính tự giác của mỗi cán bộ, đảng viên.
Bộ Chính trị vừa ban hành quy định về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật (Quy định số 178-QĐ/TW ngày 27/6/2024). Cùng với các quy định về kiểm soát quyền lực và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ (Quy định số 114-QĐ/TW); kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng và trong hoạt động thanh tra, kiểm toán (Quy định số 131-QĐ/TW); kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án (Quy định số 132-QĐ/TW), sự ra đời của Quy định số 178 khẳng định nỗ lực của Trung ương trong đẩy mạnh xây dựng, hoàn thiện các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước về kinh tế-xã hội, về kiểm tra, giám sát và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, nhất là các quy định về kiểm soát quyền lực, trách nhiệm người đứng đầu, trách nhiệm giải trình, bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch theo yêu cầu của Văn kiện Đại hội XIII.
Ghi nhận những giải pháp quyết liệt, đồng bộ giữa xây dựng, hoàn thiện thể chế để bịt kín những kẽ hở với thực hiện các giải pháp phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực của Đảng ta, đồng chí Phạm Văn Lèo, Trưởng ban Tuyên giáo Huyện ủy Bến Lức, tỉnh Long An cho rằng: Tham nhũng trong công tác xây dựng pháp luật là hành vi lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn được giao của người có thẩm quyền khi cố ý lồng ghép, đưa vào hoặc không đưa vào văn bản quy phạm pháp luật các quy định với mục đích phục vụ, đáp ứng hoặc bảo vệ lợi ích riêng của một nhóm người hoặc lợi ích cục bộ của địa phương, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp. Trong khi vì lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ mà những quy định đó gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích của nhân dân. Gốc rễ của hiện tượng này là từ sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của người có thẩm quyền trong công tác xây dựng pháp luật, dẫn đến việc cố tình thực hiện không đúng chủ trương, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy chế của cơ quan, điều lệ của tổ chức trong công tác xây dựng pháp luật.
Công tác xây dựng pháp luật là việc thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng, đồng thời là hoạt động có tính sáng tạo, thông qua những đề xuất, sáng kiến mới, có tính dự báo. Thực tế cho thấy, nếu hành vi lạm dụng quyền lực, tham nhũng, tiêu cực trong thực thi công vụ đã tinh vi, khó phát hiện, thì lạm dụng quyền lực, tham nhũng, tiêu cực trong xây dựng pháp luật còn tinh vi hơn, khó nhận biết hơn rất nhiều. Thiệt hại do tham nhũng, tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật khó lượng hóa, khó đo đếm. Khi tham nhũng, tiêu cực trong xây dựng pháp luật bị bỏ lọt, các nội dung được "cài cắm" trong các văn bản chính sách pháp luật sẽ tạo cơ sở pháp lý, lại trở thành "vỏ bọc" bảo vệ các hành vi tham nhũng, tiêu cực. Nếu tham nhũng, tiêu cực trong xây dựng pháp luật không bị phát hiện, ngăn chặn kịp thời sẽ cản trở sự phát triển lành mạnh của xã hội, gây xung đột lợi ích, đồng thời phá vỡ tính thống nhất của hệ thống pháp luật.
Theo đồng chí Phạm Văn Lèo, Quy định số 178 quy định cụ thể, rõ ràng về nguyên tắc, phương thức, nội dung, trách nhiệm kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật; chỉ rõ sáu hành vi tham nhũng và năm hành vi tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật; xác định trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trong công tác xây dựng pháp luật; trách nhiệm của người đứng đầu; trách nhiệm của đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức; trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên, cơ quan báo chí. Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm, tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, cục bộ trong công tác xây dựng pháp luật phải bị xử lý nghiêm minh. Những hành vi vi phạm, tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, cục bộ trong xây dựng pháp luật chưa có quy định xử lý thì căn cứ vào Điều lệ Đảng và các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, điều lệ và quy định của các tổ chức để xử lý cho phù hợp.
Cùng với việc quán triệt và triển khai thực hiện nghiêm túc, đầy đủ nội dung của Quy định số 178, cần đề cao hơn nữa vai trò và trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức đảng trong công tác xây dựng pháp luật; nhất là chú trọng nâng cao tính liêm chính của từng cơ quan trong từng khâu của quá trình xây dựng các văn bản pháp luật, tuyệt đối không để "lọt lưới" các quy định, chính sách pháp luật chỉ phục vụ cho một nhóm lợi ích hay một đơn vị, tổ chức, ảnh hưởng quyền lợi của người dân, gây phân tán các nguồn lực, cản trở sự phát triển của đất nước.
(Theo NDO)
1002 lượt xem
Thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị đã có những nghị quyết, quy định thể hiện quyết tâm cao của Trung ương, khẳng định việc nhận diện và thực thi đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực là "một nhiệm vụ đặc biệt quan trọng" của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị.Trong cuốn sách "Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Ðảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh", các bài viết, bài phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong suốt hàng chục năm qua đã được tập hợp rất khoa học, giúp người đọc hiểu rõ tư tưởng xuyên suốt, nhất quán của người đứng đầu Ðảng ta về nhiệm vụ khó khăn, phức tạp này. Những quan điểm, chỉ đạo đều gắn lý luận với thực tiễn phong phú, sinh động, nêu bật những kinh nghiệm quý báu đã được đúc rút từ quá trình đấu tranh kiên trì, bền bỉ.
Trong cuốn sách "Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Ðảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh", các bài viết, bài phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong suốt hàng chục năm qua đã được tập hợp rất khoa học, giúp người đọc hiểu rõ tư tưởng xuyên suốt, nhất quán của người đứng đầu Ðảng ta về nhiệm vụ khó khăn, phức tạp này. Những quan điểm, chỉ đạo đều gắn lý luận với thực tiễn phong phú, sinh động, nêu bật những kinh nghiệm quý báu đã được đúc rút từ quá trình đấu tranh kiên trì, bền bỉ.
Kết quả đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực cũng khẳng định mục tiêu kiên quyết, kiên trì, liên tục, bền bỉ, đồng bộ, đi vào chiều sâu, gắn kết chặt chẽ giữa phòng và chống đã được hiện thực hóa, đi vào cuộc sống. Hiệu quả của việc đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực rất rõ, tuy nhiên việc chủ động phòng ngừa mới là căn cơ, bền vững. Phòng ngừa từ thể chế, chính sách đến tính tự giác của mỗi cán bộ, đảng viên.
Bộ Chính trị vừa ban hành quy định về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật (Quy định số 178-QĐ/TW ngày 27/6/2024). Cùng với các quy định về kiểm soát quyền lực và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ (Quy định số 114-QĐ/TW); kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng và trong hoạt động thanh tra, kiểm toán (Quy định số 131-QĐ/TW); kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án (Quy định số 132-QĐ/TW), sự ra đời của Quy định số 178 khẳng định nỗ lực của Trung ương trong đẩy mạnh xây dựng, hoàn thiện các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước về kinh tế-xã hội, về kiểm tra, giám sát và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, nhất là các quy định về kiểm soát quyền lực, trách nhiệm người đứng đầu, trách nhiệm giải trình, bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch theo yêu cầu của Văn kiện Đại hội XIII.
Ghi nhận những giải pháp quyết liệt, đồng bộ giữa xây dựng, hoàn thiện thể chế để bịt kín những kẽ hở với thực hiện các giải pháp phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực của Đảng ta, đồng chí Phạm Văn Lèo, Trưởng ban Tuyên giáo Huyện ủy Bến Lức, tỉnh Long An cho rằng: Tham nhũng trong công tác xây dựng pháp luật là hành vi lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn được giao của người có thẩm quyền khi cố ý lồng ghép, đưa vào hoặc không đưa vào văn bản quy phạm pháp luật các quy định với mục đích phục vụ, đáp ứng hoặc bảo vệ lợi ích riêng của một nhóm người hoặc lợi ích cục bộ của địa phương, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp. Trong khi vì lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ mà những quy định đó gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích của nhân dân. Gốc rễ của hiện tượng này là từ sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của người có thẩm quyền trong công tác xây dựng pháp luật, dẫn đến việc cố tình thực hiện không đúng chủ trương, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy chế của cơ quan, điều lệ của tổ chức trong công tác xây dựng pháp luật.
Công tác xây dựng pháp luật là việc thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng, đồng thời là hoạt động có tính sáng tạo, thông qua những đề xuất, sáng kiến mới, có tính dự báo. Thực tế cho thấy, nếu hành vi lạm dụng quyền lực, tham nhũng, tiêu cực trong thực thi công vụ đã tinh vi, khó phát hiện, thì lạm dụng quyền lực, tham nhũng, tiêu cực trong xây dựng pháp luật còn tinh vi hơn, khó nhận biết hơn rất nhiều. Thiệt hại do tham nhũng, tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật khó lượng hóa, khó đo đếm. Khi tham nhũng, tiêu cực trong xây dựng pháp luật bị bỏ lọt, các nội dung được "cài cắm" trong các văn bản chính sách pháp luật sẽ tạo cơ sở pháp lý, lại trở thành "vỏ bọc" bảo vệ các hành vi tham nhũng, tiêu cực. Nếu tham nhũng, tiêu cực trong xây dựng pháp luật không bị phát hiện, ngăn chặn kịp thời sẽ cản trở sự phát triển lành mạnh của xã hội, gây xung đột lợi ích, đồng thời phá vỡ tính thống nhất của hệ thống pháp luật.
Theo đồng chí Phạm Văn Lèo, Quy định số 178 quy định cụ thể, rõ ràng về nguyên tắc, phương thức, nội dung, trách nhiệm kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật; chỉ rõ sáu hành vi tham nhũng và năm hành vi tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật; xác định trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trong công tác xây dựng pháp luật; trách nhiệm của người đứng đầu; trách nhiệm của đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức; trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên, cơ quan báo chí. Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm, tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, cục bộ trong công tác xây dựng pháp luật phải bị xử lý nghiêm minh. Những hành vi vi phạm, tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, cục bộ trong xây dựng pháp luật chưa có quy định xử lý thì căn cứ vào Điều lệ Đảng và các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, điều lệ và quy định của các tổ chức để xử lý cho phù hợp.
Cùng với việc quán triệt và triển khai thực hiện nghiêm túc, đầy đủ nội dung của Quy định số 178, cần đề cao hơn nữa vai trò và trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức đảng trong công tác xây dựng pháp luật; nhất là chú trọng nâng cao tính liêm chính của từng cơ quan trong từng khâu của quá trình xây dựng các văn bản pháp luật, tuyệt đối không để "lọt lưới" các quy định, chính sách pháp luật chỉ phục vụ cho một nhóm lợi ích hay một đơn vị, tổ chức, ảnh hưởng quyền lợi của người dân, gây phân tán các nguồn lực, cản trở sự phát triển của đất nước.
(Theo NDO)