CTTĐT - UBND tỉnh yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương tăng cường công tác phòng, chống tham nhũng trong doanh nghiệp, tổ chức, khu vực ngoài Nhà nước.
Tăng cường công tác phòng, chống tham nhũng trong doanh nghiệp
Nhằm tăng cường công tác phòng, chống tham nhũng trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài Nhà nước, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, địa phương căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ thuộc ngành, lĩnh vực quản lý, tổ chức và hướng dẫn các Công ty đại chúng, doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài Nhà nước xây dựng văn hóa kinh doanh lành mạnh, không tham nhũng theo quy định tại Điều 78, Điều 79 Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018.
Doanh nghiệp, hội doanh nghiệp có trách nhiệm tuyên truyền, vận động người lao động, thành viên, hội viên thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng nhằm nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm trong công tác phòng ngừa tham nhũng; tham gia kiến nghị, đề xuất hoàn thiện chính sách, pháp luật về phòng, chống tham nhũng.
Xây dựng quy tắc đạo đức nghề nghiệp, quy tắc đạo đức kinh doanh, chuẩn mực ứng xử phù hợp với đặc thù chuyên môn, nghề nghiệp của người hành nghề, người hoạt động kinh doanh nhằm bảo đảm liêm chính trong hành nghề kinh doanh.
Khuyến khích các doanh nghiệp, hội doanh nghiệp, căn cứ quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng và luật khác có liên quan, ban hành quy tắc đạo đức kinh doanh, quy tắc đạo đức nghề nghiệp đối với người lao động, thành viên, hội viên của mình.
Doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác ban hành, thực hiện quy tắc ứng xử, cơ chế kiểm soát nội bộ nhằm phòng ngừa xung đột lợi ích, ngăn chặn hành vi tham nhũng và xây dựng văn hóa kinh doanh lành mạnh, không tham nhũng.
Tổ chức, động viên, khuyến khích thành viên, hội viên xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh, không tham nhũng; giám sát việc chấp hành pháp luật về phòng, chống tham nhũng của thành viên, hội viên, tích cực tham gia vào việc hoàn thiện chính sách pháp luật; có trách nhiệm tuyên truyền, động viên người lao động, thành viên, hội viên của mình thực hiện quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng; tổ chức thực hiện các biện pháp phòng ngừa, phát hiện tham nhũng; kịp thời thông báo với cơ quan có thẩm quyền về hành vi tham nhũng.
Các công ty đại chúng, tổ chức tín dụng và tổ chức xã hội do Chủ tịch UBND tỉnh quyết định thành lập hoặc phê duyệt Điều lệ có huy động đóng góp của Nhân dân để hoạt động từ thiện căn cứ đặc thù trong tổ chức, hoạt động của mình, có trách nhiệm quy định cụ thể hình thức công khai, nội dung, trách nhiệm thực hiện việc công khai, minh bạch trong doanh nghiệp, tổ chức mình.
Về nội dung công khai, minh bạch: Việc thực hiện chính sách, pháp luật có nội dung liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động, thành viên; chế độ lương, thưởng; thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và các chế độ phúc lợi xã hội khác; quy tắc ứng xử, điều lệ doanh nghiệp, tổ chức; công tác tổ chức, bố trí nhân sự và các nội dung khác phải công khai, minh bạch theo quy định của pháp luật có liên quan.
Tổ chức xã hội do Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định thành lập hoặc phê duyệt điều lệ có huy động các khoản đóng góp của Nhân dân để hoạt động từ thiện còn phải công khai, minh bạch các nội dung sau: quy chế huy động, quản lý, sử dụng các khoản đóng góp để hoạt động từ thiện; quyền lợi và nghĩa vụ của người đóng góp, người được hưởng lợi; mục đích huy động các khoản đóng góp để hoạt động từ thiện; đối tượng, hình thức và mức huy động các khoản đóng góp; kết quả huy động, bao gồm: danh sách các đối tượng đóng góp, tài trợ, hình thức và mức đóng góp, tài trợ của từng đối tượng; kết quả quản lý, sử dụng các khoản huy động vào mục đích từ thiện.
Thực hiện việc kiểm soát xung đột lợi ích theo quy định tại Điều 23, Điều 80 Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 và Điều 54 Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng: Quy định cụ thể trách nhiệm của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu khi để xảy ra tham nhũng trong doanh nghiệp, tổ chức do mình quản lý. Quy định hình thức xử lý trách nhiệm, các trường hợp được xem xét loại trừ, miễn, giảm hoặc bị tăng nặng trách nhiệm đối với người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu khi để xảy ra tham nhũng trong doanh nghiệp, tổ chức do mình quản lý. Quy định trình tự, thủ tục xử lý trách nhiệm của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu khi để xảy ra tham nhũng trong doanh nghiệp, tổ chức do mình quản lý.
Thanh tra tỉnh tiến hành thanh tra việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng đối với các công ty, doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài Nhà nước theo đúng quy định của pháp luật.
Đài Phát thanh và Truyền hình Yên Bái, Báo Yên Bái đẩy mạnh công tác tuyên truyền Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 và văn bản hướng dẫn thi hành.
2511 lượt xem
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - UBND tỉnh yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương tăng cường công tác phòng, chống tham nhũng trong doanh nghiệp, tổ chức, khu vực ngoài Nhà nước. Nhằm tăng cường công tác phòng, chống tham nhũng trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài Nhà nước, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, địa phương căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ thuộc ngành, lĩnh vực quản lý, tổ chức và hướng dẫn các Công ty đại chúng, doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài Nhà nước xây dựng văn hóa kinh doanh lành mạnh, không tham nhũng theo quy định tại Điều 78, Điều 79 Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018.
Doanh nghiệp, hội doanh nghiệp có trách nhiệm tuyên truyền, vận động người lao động, thành viên, hội viên thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng nhằm nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm trong công tác phòng ngừa tham nhũng; tham gia kiến nghị, đề xuất hoàn thiện chính sách, pháp luật về phòng, chống tham nhũng.
Xây dựng quy tắc đạo đức nghề nghiệp, quy tắc đạo đức kinh doanh, chuẩn mực ứng xử phù hợp với đặc thù chuyên môn, nghề nghiệp của người hành nghề, người hoạt động kinh doanh nhằm bảo đảm liêm chính trong hành nghề kinh doanh.
Khuyến khích các doanh nghiệp, hội doanh nghiệp, căn cứ quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng và luật khác có liên quan, ban hành quy tắc đạo đức kinh doanh, quy tắc đạo đức nghề nghiệp đối với người lao động, thành viên, hội viên của mình.
Doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác ban hành, thực hiện quy tắc ứng xử, cơ chế kiểm soát nội bộ nhằm phòng ngừa xung đột lợi ích, ngăn chặn hành vi tham nhũng và xây dựng văn hóa kinh doanh lành mạnh, không tham nhũng.
Tổ chức, động viên, khuyến khích thành viên, hội viên xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh, không tham nhũng; giám sát việc chấp hành pháp luật về phòng, chống tham nhũng của thành viên, hội viên, tích cực tham gia vào việc hoàn thiện chính sách pháp luật; có trách nhiệm tuyên truyền, động viên người lao động, thành viên, hội viên của mình thực hiện quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng; tổ chức thực hiện các biện pháp phòng ngừa, phát hiện tham nhũng; kịp thời thông báo với cơ quan có thẩm quyền về hành vi tham nhũng.
Các công ty đại chúng, tổ chức tín dụng và tổ chức xã hội do Chủ tịch UBND tỉnh quyết định thành lập hoặc phê duyệt Điều lệ có huy động đóng góp của Nhân dân để hoạt động từ thiện căn cứ đặc thù trong tổ chức, hoạt động của mình, có trách nhiệm quy định cụ thể hình thức công khai, nội dung, trách nhiệm thực hiện việc công khai, minh bạch trong doanh nghiệp, tổ chức mình.
Về nội dung công khai, minh bạch: Việc thực hiện chính sách, pháp luật có nội dung liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động, thành viên; chế độ lương, thưởng; thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và các chế độ phúc lợi xã hội khác; quy tắc ứng xử, điều lệ doanh nghiệp, tổ chức; công tác tổ chức, bố trí nhân sự và các nội dung khác phải công khai, minh bạch theo quy định của pháp luật có liên quan.
Tổ chức xã hội do Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định thành lập hoặc phê duyệt điều lệ có huy động các khoản đóng góp của Nhân dân để hoạt động từ thiện còn phải công khai, minh bạch các nội dung sau: quy chế huy động, quản lý, sử dụng các khoản đóng góp để hoạt động từ thiện; quyền lợi và nghĩa vụ của người đóng góp, người được hưởng lợi; mục đích huy động các khoản đóng góp để hoạt động từ thiện; đối tượng, hình thức và mức huy động các khoản đóng góp; kết quả huy động, bao gồm: danh sách các đối tượng đóng góp, tài trợ, hình thức và mức đóng góp, tài trợ của từng đối tượng; kết quả quản lý, sử dụng các khoản huy động vào mục đích từ thiện.
Thực hiện việc kiểm soát xung đột lợi ích theo quy định tại Điều 23, Điều 80 Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 và Điều 54 Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng: Quy định cụ thể trách nhiệm của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu khi để xảy ra tham nhũng trong doanh nghiệp, tổ chức do mình quản lý. Quy định hình thức xử lý trách nhiệm, các trường hợp được xem xét loại trừ, miễn, giảm hoặc bị tăng nặng trách nhiệm đối với người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu khi để xảy ra tham nhũng trong doanh nghiệp, tổ chức do mình quản lý. Quy định trình tự, thủ tục xử lý trách nhiệm của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu khi để xảy ra tham nhũng trong doanh nghiệp, tổ chức do mình quản lý.
Thanh tra tỉnh tiến hành thanh tra việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng đối với các công ty, doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài Nhà nước theo đúng quy định của pháp luật.
Đài Phát thanh và Truyền hình Yên Bái, Báo Yên Bái đẩy mạnh công tác tuyên truyền Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 và văn bản hướng dẫn thi hành.