Cơn bão số 3 đã đi qua, để lại những thiệt hại nặng nề cho người dân và doanh nghiệp tại Yên Bái. Trong bối cảnh khó khăn chồng chất, cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã và đang nỗ lực vượt qua thử thách, từng bước phục hồi sản xuất với mong muốn được sự đồng hành và hỗ trợ kịp thời từ các cấp chính quyền.
Hiện nay, công nhân của Công ty TNHH Unico Global YB, Khu Công nghiệp Âu Lâu, thành phố Yên Bái đã quay trở lại sản xuất
Ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3 đã khiến nhiều doanh nghiệp tại Yên Bái rơi vào tình cảnh lao đao. Các công ty trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, chế biến nông lâm sản, chăn nuôi và thủy sản bị thiệt hại hàng tỷ đồng.
Điển hình, Công ty Cổ phần Nông Lâm sản thực phẩm Yên Bái mất hơn 6 tỷ đồng do ngập lụt, làm hỏng toàn bộ máy móc, thiết bị và vật tư.
Nhà máy Giấy Minh Quân tại huyện Trấn Yên cũng chịu cảnh tương tự khi nước sông Hồng dâng cao, nhấn chìm nhà xưởng và máy móc dưới độ sâu gần 2 mét, gây hư hại nặng nề.
Trong lĩnh vực chăn nuôi, Tập đoàn Hòa Bình Minh phải gánh chịu tổn thất lớn khi lũ cuốn trôi hơn 4.800 con lợn tại Trung tâm Sản xuất nông nghiệp, xã Tuy Lộc, thành phố Yên Bái, khiến tổng thiệt hại lên tới 35 tỷ đồng.
Các doanh nghiệp khác như Công ty TNHH Hoà Bình cũng bị ảnh hưởng nặng nề khi 4 cửa hàng xe máy và kho vật liệu xây dựng bị ngập và sập, khiến tổng thiệt hại gần 5 tỷ đồng…
Trong bối cảnh sản xuất đình trệ và mất mát lớn về tài sản, các doanh nghiệp tại Yên Bái mong muốn có được sự đồng hành, hỗ trợ từ chính quyền địa phương để nhanh chóng khôi phục sản xuất.
Nước nhấn chìm hơn 300 tấn phân đạm và thức ăn chăn nuôi khiến hộ kinh doanh bà Nguyễn Thị Hằng, xã Tân Lĩnh, huyện Lục Yên mất hơn 3 tỷ đồng
Theo ông Lê Long Giang, Giám đốc Công ty Cổ phần Nông Lâm sản thực phẩm Yên Bái, công ty đã đưa các xưởng sản xuất trở lại hoạt động, nhưng công suất chỉ đạt 70% vì một số máy móc vẫn đang trong quá trình sửa chữa. Doanh nghiệp rất mong được hỗ trợ về vốn và kỹ thuật để sớm khôi phục hoàn toàn.
Đồng quan điểm, bà Bùi Thị Sửu, Giám đốc Công ty TNHH Hòa Bình, cho biết: “Sau cơn bão, việc tự khắc phục thiệt hại gặp rất nhiều khó khăn. Chúng tôi mong muốn chính quyền có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp về vay vốn ưu đãi và giảm thuế để đảm bảo ổn định sản xuất và đời sống cho người lao động".
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng mong muốn được hỗ trợ về nguồn nguyên liệu sản xuất, đồng thời đề nghị các cơ quan chức năng tạo điều kiện thuận lợi hơn trong thủ tục hành chính để nhanh chóng triển khai các kế hoạch sản xuất mới.
Để giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 143 ngày 17/9/2024, trong đó có các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp bị thiệt hại do bão số 3. Theo đó, các doanh nghiệp sẽ được xem xét gia hạn, miễn giảm thuế, phí, lệ phí, và tiền thuê đất. Các tổ chức tín dụng sẽ được yêu cầu cơ cấu lại thời hạn nợ, miễn giảm lãi vay và cho vay mới để giúp doanh nghiệp có điều kiện khôi phục sản xuất.
Ngoài ra, Chính phủ cũng chỉ đạo các công ty bảo hiểm nhanh chóng xử lý các thủ tục bồi thường cho các doanh nghiệp có hợp đồng bảo hiểm, giúp giảm bớt gánh nặng tài chính. Thời gian triển khai các chính sách hỗ trợ sẽ tập trung trong hai tháng là tháng 9 và 10/2024, và đối với một số chính sách đặc biệt, thời gian có thể kéo dài đến cuối năm 2025 nhằm đảm bảo quá trình phục hồi bền vững.
Về vấn đề này, ông Ngô Hạnh Phúc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái thông tin: “Tỉnh Yên Bái cam kết sẽ đồng hành cùng doanh nghiệp, hỗ trợ tối đa để các đơn vị có thể sớm ổn định sản xuất, đảm bảo đời sống cho người lao động. Chính quyền sẽ đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tạo không gian mở, thân thiện để tăng cường sự tương tác và tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp".
Với những giải pháp và hỗ trợ cụ thể từ Chính phủ và tỉnh Yên Bái, cộng đồng doanh nghiệp hy vọng sẽ sớm vượt qua khó khăn. Tuy nhiên, điều quan trọng là các chính sách cần được thực hiện nhanh chóng và đúng đối tượng để doanh nghiệp kịp thời tiếp cận và khắc phục hậu quả sau bão.
Trong bối cảnh này, sự chủ động của doanh nghiệp cùng với sự hỗ trợ kịp thời của chính quyền sẽ là động lực để khôi phục sản xuất, đảm bảo không đứt gãy chuỗi cung ứng và giữ vững đà tăng trưởng kinh tế. Điều đó không chỉ giúp doanh nghiệp đứng vững mà còn tạo tiền đề cho sự phát triển bền vững của kinh tế tỉnh Yên Bái trong thời gian tới.
(Theo Báo Thanh tra)
2222 lượt xem
Cơn bão số 3 đã đi qua, để lại những thiệt hại nặng nề cho người dân và doanh nghiệp tại Yên Bái. Trong bối cảnh khó khăn chồng chất, cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã và đang nỗ lực vượt qua thử thách, từng bước phục hồi sản xuất với mong muốn được sự đồng hành và hỗ trợ kịp thời từ các cấp chính quyền.Ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3 đã khiến nhiều doanh nghiệp tại Yên Bái rơi vào tình cảnh lao đao. Các công ty trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, chế biến nông lâm sản, chăn nuôi và thủy sản bị thiệt hại hàng tỷ đồng.
Điển hình, Công ty Cổ phần Nông Lâm sản thực phẩm Yên Bái mất hơn 6 tỷ đồng do ngập lụt, làm hỏng toàn bộ máy móc, thiết bị và vật tư.
Nhà máy Giấy Minh Quân tại huyện Trấn Yên cũng chịu cảnh tương tự khi nước sông Hồng dâng cao, nhấn chìm nhà xưởng và máy móc dưới độ sâu gần 2 mét, gây hư hại nặng nề.
Trong lĩnh vực chăn nuôi, Tập đoàn Hòa Bình Minh phải gánh chịu tổn thất lớn khi lũ cuốn trôi hơn 4.800 con lợn tại Trung tâm Sản xuất nông nghiệp, xã Tuy Lộc, thành phố Yên Bái, khiến tổng thiệt hại lên tới 35 tỷ đồng.
Các doanh nghiệp khác như Công ty TNHH Hoà Bình cũng bị ảnh hưởng nặng nề khi 4 cửa hàng xe máy và kho vật liệu xây dựng bị ngập và sập, khiến tổng thiệt hại gần 5 tỷ đồng…
Trong bối cảnh sản xuất đình trệ và mất mát lớn về tài sản, các doanh nghiệp tại Yên Bái mong muốn có được sự đồng hành, hỗ trợ từ chính quyền địa phương để nhanh chóng khôi phục sản xuất.
Nước nhấn chìm hơn 300 tấn phân đạm và thức ăn chăn nuôi khiến hộ kinh doanh bà Nguyễn Thị Hằng, xã Tân Lĩnh, huyện Lục Yên mất hơn 3 tỷ đồng
Theo ông Lê Long Giang, Giám đốc Công ty Cổ phần Nông Lâm sản thực phẩm Yên Bái, công ty đã đưa các xưởng sản xuất trở lại hoạt động, nhưng công suất chỉ đạt 70% vì một số máy móc vẫn đang trong quá trình sửa chữa. Doanh nghiệp rất mong được hỗ trợ về vốn và kỹ thuật để sớm khôi phục hoàn toàn.
Đồng quan điểm, bà Bùi Thị Sửu, Giám đốc Công ty TNHH Hòa Bình, cho biết: “Sau cơn bão, việc tự khắc phục thiệt hại gặp rất nhiều khó khăn. Chúng tôi mong muốn chính quyền có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp về vay vốn ưu đãi và giảm thuế để đảm bảo ổn định sản xuất và đời sống cho người lao động".
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng mong muốn được hỗ trợ về nguồn nguyên liệu sản xuất, đồng thời đề nghị các cơ quan chức năng tạo điều kiện thuận lợi hơn trong thủ tục hành chính để nhanh chóng triển khai các kế hoạch sản xuất mới.
Để giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 143 ngày 17/9/2024, trong đó có các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp bị thiệt hại do bão số 3. Theo đó, các doanh nghiệp sẽ được xem xét gia hạn, miễn giảm thuế, phí, lệ phí, và tiền thuê đất. Các tổ chức tín dụng sẽ được yêu cầu cơ cấu lại thời hạn nợ, miễn giảm lãi vay và cho vay mới để giúp doanh nghiệp có điều kiện khôi phục sản xuất.
Ngoài ra, Chính phủ cũng chỉ đạo các công ty bảo hiểm nhanh chóng xử lý các thủ tục bồi thường cho các doanh nghiệp có hợp đồng bảo hiểm, giúp giảm bớt gánh nặng tài chính. Thời gian triển khai các chính sách hỗ trợ sẽ tập trung trong hai tháng là tháng 9 và 10/2024, và đối với một số chính sách đặc biệt, thời gian có thể kéo dài đến cuối năm 2025 nhằm đảm bảo quá trình phục hồi bền vững.
Về vấn đề này, ông Ngô Hạnh Phúc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái thông tin: “Tỉnh Yên Bái cam kết sẽ đồng hành cùng doanh nghiệp, hỗ trợ tối đa để các đơn vị có thể sớm ổn định sản xuất, đảm bảo đời sống cho người lao động. Chính quyền sẽ đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tạo không gian mở, thân thiện để tăng cường sự tương tác và tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp".
Với những giải pháp và hỗ trợ cụ thể từ Chính phủ và tỉnh Yên Bái, cộng đồng doanh nghiệp hy vọng sẽ sớm vượt qua khó khăn. Tuy nhiên, điều quan trọng là các chính sách cần được thực hiện nhanh chóng và đúng đối tượng để doanh nghiệp kịp thời tiếp cận và khắc phục hậu quả sau bão.
Trong bối cảnh này, sự chủ động của doanh nghiệp cùng với sự hỗ trợ kịp thời của chính quyền sẽ là động lực để khôi phục sản xuất, đảm bảo không đứt gãy chuỗi cung ứng và giữ vững đà tăng trưởng kinh tế. Điều đó không chỉ giúp doanh nghiệp đứng vững mà còn tạo tiền đề cho sự phát triển bền vững của kinh tế tỉnh Yên Bái trong thời gian tới.
(Theo Báo Thanh tra)