CTTĐT - Ủy ban nhân dân thành phố Yên Bái vừa ban hành văn bản hướng dẫn chi tiết về việc thực hiện khắc phục hậu quả sạt lở đất do ảnh hưởng của cơn bão số 3 trên địa bàn. Trong đó chỉ đạo không thực hiện thu phí bảo vệ môi trường đối với các trường hợp đánh đất, hót dọn đất đá do ảnh hưởng của cơn bão số 3 và hướng dẫn tháo gỡ khó khăn tại các xã phường.
Thành phố Yên Bái chỉ đạo không thực hiện thu phí bảo vệ môi trường đối với các trường hợp đánh đất, hót dọn đất đá do ảnh hưởng của cơn bão số 3
Do ảnh hưởng của cơn bão số 3, hiện nay trên địa bàn thành phố có nhiều điểm dân cư bị sạt lở hoặc có nguy cơ sạt lở rất cao, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tài sản và tính mạng con người.
Để thực hiện khắc phục hậu quả của việc sạt lở đất, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản của nhân dân, Ủy ban nhân dân thành phố Yên Bái yêu cầu Ủy ban nhân dân các xã, phường và Công an thành phố Yên Bái thực hiện nội dung sau:
Giao ủy ban nhân dân các xã, phường:
1. Thông báo đến các thôn, tổ dân phố và người dân chủ động tự khắc phục xử lý mái taluy, hót dọn đất sạt lở để đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản và ổn định đời sống sinh hoạt của người dân trong thời gian sớm nhất. Quá trình khắc phục sạt lở phải đảm bảo kỹ thuật, an toàn, thực hiện đổ thải đúng nơi quy định, đảm bảo an toàn giao thông, vệ sinh môi trường, không ảnh hưởng đến dòng chảy và việc sử dụng đất của các hộ sử dụng đất liền kề. Không thực hiện thu phí bảo vệ môi trường đối với các trường hợp đánh đất, hót dọn đất đá do ảnh hưởng của cơn bão số 3.
2. Tuyên truyền, vận động người dân có đất liền kề tương trợ, chia sẻ, tạo điều kiện cho các hộ gia đình, cá nhân bị sạt lở đất thực hiện đánh đất, bạt mái taluy, dọn dẹp đất đá bị sạt lở. Người sử dụng đất phải có nghĩa vụ không làm tổn hại đến tài sản và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất có liên quan theo quy định tại Khoản 5 Điều 31 Luật Đất đai năm 2024 (Tuân thủ quy định về bảo vệ môi trường, không làm tổn hại đến tài sản và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất có liên quan).
3. Trường hợp có khó khăn, vướng mắc trong quá trình đánh đất, bạt mái taluy do không thống nhất được về đất đai giữa các hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất liền kề, giao ủy ban nhân dân xã, phường và Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố thực hiện hòa giải, huy động các bên tự thỏa thuận để đi đến thống nhất trên quan điểm cùng hỗ trợ nhau khắc phục hậu quả thiên tai theo quy định tại điểm h khoản 2 Điều 34 Luật Phòng chống thiên tai năm 2013 (Chủ động ứng phó, khắc phục hậu quả nhằm bảo đảm an toàn cho bản thân và gia đình khi thiên tai xảy ra; tham gia hỗ trợ cộng đồng phòng, chống thiên tai). Việc thỏa thuận phải đảm bảo nguyên tắc thực hiện quyền đối với bất động sản liên quan theo quy định tại Điều 248 Bộ Luật Dân sự năm 2015 (Điều 248. Nghĩa vụ thực hiện quyền đối với bất động sản liền kề: Việc thực hiện quyền đối với bất động sản liền kề theo thỏa thuận của các bên. Trường hợp các bên không có thỏa thuận, việc thực hiện phải tuân theo các nguyên tắc sau đây: 1. Bảo đảm nhu cầu hợp lý cùng việc khai thác bất động sản hướng quyền phù hợp với mục đích sử dụng của cả bất động sản hưởng quyền và bất động sản chịu hưởng quyền; 2. Không được lạm dụng quyền đối với bất động sản chịu hưởng quyền; 3. Không được thực hiện hành vi ngăn cản hoặc làm cho việc thực hiện quyền với bất động sản hưởng quyền trở nên khó khăn). Nghiêm cấm hành vi lợi dụng thiên tai, sạt lở đất để trục lợi, ép buộc người sử dụng đất liền kề phải trả chi phí cao mới đồng ý thỏa thuận đánh đất, bạt mái taluy. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân có điều kiện mà không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng dẫn đến hậu quả chết người thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 132 Bộ Luật Hình sự năm 2015 (Điều 132. Tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng. 1. Người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm; 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm: a) Người không cứu giúp là người đã vô ý gây ra tình trạng nguy hiểm; b) Người không cứu giúp là người mà theo pháp luật hay nghề nghiệp có nghĩa vụ phải cứu giúp; 3. Phạm tội dẫn đến hậu quả 02 người trở lên chết, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm; 4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm).
4. Trường hợp các bên không tự thỏa thuận được, yêu cầu Ủy ban nhân dân xã, phường tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố thực hiện thu hồi đất theo quy định tại điểm b Khoản 3 Điều 82 Luật Đất đai năm 2024 (Điều 82. Thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người, không còn khả năng tiếp tục sử dụng. 3. Các trường hợp thu hồi đất do có nguy cơ đe dọa tính mạng con người hoặc không còn khả năng tiếp tục sử dụng bao gồm: b) Đất ở có nguy cơ sạt lở, sụt lún, bị ảnh hưởng bởi hiện tượng thiên tai có thể đe dọa tính mạng con người; đất khác bị sạt lở, sụt lún, bị ảnh hưởng bởi hiện tượng thiên tai khác mà không còn khả năng tiếp tục sử dụng) và cưỡng chế thu hồi đất theo quy định tại Điều 39 Nghị định số 102/2024/NĐ-CP ngày 30/7/2024 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai (Điều 39. Cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất do vi phạm pháp luật, thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người. 1. Việc cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất do vi phạm pháp luật, thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người thực hiện theo quy định tại Điều 89 Luật Đất đai, Điều 37 và Điều 38 Nghị định này. 2. Đối với trường hợp cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất do có nguy cơ đe dọa đến tính mạng con người thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được quy định rút ngắn thời gian thực hiện các bước thủ tục cưỡng chế).
UBND thành phố Yên Bái giao cho Công an thành phố phối hợp với các phòng ban liên quan và Ủy ban nhân dân các xã phường căn cứ chức năng nhiệm vụ và tình hình thực tế tăng cường công tác rà soát, nắm tình hình nhân dân. Trường hợp phát hiện vi phạm phải kịp thời xử lý theo quy định pháp luật.
1736 lượt xem
Thanh Bình
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Ủy ban nhân dân thành phố Yên Bái vừa ban hành văn bản hướng dẫn chi tiết về việc thực hiện khắc phục hậu quả sạt lở đất do ảnh hưởng của cơn bão số 3 trên địa bàn. Trong đó chỉ đạo không thực hiện thu phí bảo vệ môi trường đối với các trường hợp đánh đất, hót dọn đất đá do ảnh hưởng của cơn bão số 3 và hướng dẫn tháo gỡ khó khăn tại các xã phường.Do ảnh hưởng của cơn bão số 3, hiện nay trên địa bàn thành phố có nhiều điểm dân cư bị sạt lở hoặc có nguy cơ sạt lở rất cao, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tài sản và tính mạng con người.
Để thực hiện khắc phục hậu quả của việc sạt lở đất, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản của nhân dân, Ủy ban nhân dân thành phố Yên Bái yêu cầu Ủy ban nhân dân các xã, phường và Công an thành phố Yên Bái thực hiện nội dung sau:
Giao ủy ban nhân dân các xã, phường:
1. Thông báo đến các thôn, tổ dân phố và người dân chủ động tự khắc phục xử lý mái taluy, hót dọn đất sạt lở để đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản và ổn định đời sống sinh hoạt của người dân trong thời gian sớm nhất. Quá trình khắc phục sạt lở phải đảm bảo kỹ thuật, an toàn, thực hiện đổ thải đúng nơi quy định, đảm bảo an toàn giao thông, vệ sinh môi trường, không ảnh hưởng đến dòng chảy và việc sử dụng đất của các hộ sử dụng đất liền kề. Không thực hiện thu phí bảo vệ môi trường đối với các trường hợp đánh đất, hót dọn đất đá do ảnh hưởng của cơn bão số 3.
2. Tuyên truyền, vận động người dân có đất liền kề tương trợ, chia sẻ, tạo điều kiện cho các hộ gia đình, cá nhân bị sạt lở đất thực hiện đánh đất, bạt mái taluy, dọn dẹp đất đá bị sạt lở. Người sử dụng đất phải có nghĩa vụ không làm tổn hại đến tài sản và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất có liên quan theo quy định tại Khoản 5 Điều 31 Luật Đất đai năm 2024 (Tuân thủ quy định về bảo vệ môi trường, không làm tổn hại đến tài sản và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất có liên quan).
3. Trường hợp có khó khăn, vướng mắc trong quá trình đánh đất, bạt mái taluy do không thống nhất được về đất đai giữa các hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất liền kề, giao ủy ban nhân dân xã, phường và Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố thực hiện hòa giải, huy động các bên tự thỏa thuận để đi đến thống nhất trên quan điểm cùng hỗ trợ nhau khắc phục hậu quả thiên tai theo quy định tại điểm h khoản 2 Điều 34 Luật Phòng chống thiên tai năm 2013 (Chủ động ứng phó, khắc phục hậu quả nhằm bảo đảm an toàn cho bản thân và gia đình khi thiên tai xảy ra; tham gia hỗ trợ cộng đồng phòng, chống thiên tai). Việc thỏa thuận phải đảm bảo nguyên tắc thực hiện quyền đối với bất động sản liên quan theo quy định tại Điều 248 Bộ Luật Dân sự năm 2015 (Điều 248. Nghĩa vụ thực hiện quyền đối với bất động sản liền kề: Việc thực hiện quyền đối với bất động sản liền kề theo thỏa thuận của các bên. Trường hợp các bên không có thỏa thuận, việc thực hiện phải tuân theo các nguyên tắc sau đây: 1. Bảo đảm nhu cầu hợp lý cùng việc khai thác bất động sản hướng quyền phù hợp với mục đích sử dụng của cả bất động sản hưởng quyền và bất động sản chịu hưởng quyền; 2. Không được lạm dụng quyền đối với bất động sản chịu hưởng quyền; 3. Không được thực hiện hành vi ngăn cản hoặc làm cho việc thực hiện quyền với bất động sản hưởng quyền trở nên khó khăn). Nghiêm cấm hành vi lợi dụng thiên tai, sạt lở đất để trục lợi, ép buộc người sử dụng đất liền kề phải trả chi phí cao mới đồng ý thỏa thuận đánh đất, bạt mái taluy. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân có điều kiện mà không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng dẫn đến hậu quả chết người thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 132 Bộ Luật Hình sự năm 2015 (Điều 132. Tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng. 1. Người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm; 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm: a) Người không cứu giúp là người đã vô ý gây ra tình trạng nguy hiểm; b) Người không cứu giúp là người mà theo pháp luật hay nghề nghiệp có nghĩa vụ phải cứu giúp; 3. Phạm tội dẫn đến hậu quả 02 người trở lên chết, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm; 4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm).
4. Trường hợp các bên không tự thỏa thuận được, yêu cầu Ủy ban nhân dân xã, phường tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố thực hiện thu hồi đất theo quy định tại điểm b Khoản 3 Điều 82 Luật Đất đai năm 2024 (Điều 82. Thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người, không còn khả năng tiếp tục sử dụng. 3. Các trường hợp thu hồi đất do có nguy cơ đe dọa tính mạng con người hoặc không còn khả năng tiếp tục sử dụng bao gồm: b) Đất ở có nguy cơ sạt lở, sụt lún, bị ảnh hưởng bởi hiện tượng thiên tai có thể đe dọa tính mạng con người; đất khác bị sạt lở, sụt lún, bị ảnh hưởng bởi hiện tượng thiên tai khác mà không còn khả năng tiếp tục sử dụng) và cưỡng chế thu hồi đất theo quy định tại Điều 39 Nghị định số 102/2024/NĐ-CP ngày 30/7/2024 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai (Điều 39. Cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất do vi phạm pháp luật, thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người. 1. Việc cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất do vi phạm pháp luật, thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người thực hiện theo quy định tại Điều 89 Luật Đất đai, Điều 37 và Điều 38 Nghị định này. 2. Đối với trường hợp cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất do có nguy cơ đe dọa đến tính mạng con người thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được quy định rút ngắn thời gian thực hiện các bước thủ tục cưỡng chế).
UBND thành phố Yên Bái giao cho Công an thành phố phối hợp với các phòng ban liên quan và Ủy ban nhân dân các xã phường căn cứ chức năng nhiệm vụ và tình hình thực tế tăng cường công tác rà soát, nắm tình hình nhân dân. Trường hợp phát hiện vi phạm phải kịp thời xử lý theo quy định pháp luật.
Các bài khác
- Những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 10/2024 (01/10/2024)
- Yên Bái phấn đấu năm 2024 đưa 720 người đi làm việc ở nước ngoài (01/09/2024)
- Quy định, chính sách mới có hiệu lực từ tháng 9/2024 (01/09/2024)
- Ban hành Bộ chỉ số đánh giá chuyển đổi số của các sở, ban, ngành, các huyện, thị xã, thành phố tỉnh Yên Bái (01/09/2024)
- Bộ Y tế yêu cầu đảm bảo công tác khám chữa bệnh dịp nghỉ lễ 2/9 (31/08/2024)
- Yên Bái sẽ tổ chức cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia năm 2019” vào đầu tháng 10/2024
(29/08/2024)
- Yên Bái: Xây dựng dữ liệu tạo không gian hoạt động và phát triển mới cho chính quyền số, kinh tế số, xã hội số của tỉnh (29/08/2024)
- Yên Bái triển khai công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông dịp nghỉ Lễ 2/9 và tháng cao điểm cho học sinh đến trường (29/08/2024)
- Yên Bái ban hành kế hoạch xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân Nhân dân”, “Nghệ nhân Ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể lần thứ tư (26/08/2024)
- Điểm hoạt động chỉ đạo điều hành của các đồng chí lãnh đạo tỉnh trong tuần qua (từ 19/8-25/8/2024) (26/08/2024)
Xem thêm »