CTTĐT - Tại Kỳ họp thứ 19, HĐND tỉnh Yên Bái đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về việc thông qua Quy chế quản lý kiến trúc điểm dân cư nông thôn của 09 xã gồm: Phong Dụ Hạ, Đông An, Yên Thái, Yên Phú, (huyện Văn Yên); Tân Lĩnh, Liễu Đô, Yên Thắng, Mai Sơn, Minh Xuân (huyện Lục Yên).
Ảnh minh họa
Việc ban hành Quy chế quản lý kiến trúc điểm dân cư nông thôn một số xã trên địa bàn huyện Văn Yên và huyện Lục Yên để bảo đảm tính thống nhất trong việc quản lý từ không gian tổng thể đến không gian cụ thể của công trình kiến trúc cũng như bảo đảm an toàn cho con người, công trình kiến trúc và khu vực tập trung dân cư trước tác động bất lợi do thiên nhiên hoặc con người gây ra; không tác động tiêu cực đến cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử - văn hóa, công trình kiến trúc có giá trị và môi trường sinh thái, làm cơ sở để Ủy ban nhân dân các xã trên địa bàn huyện Văn Yên và Lục Yên hoàn thiện đổi với các tiêu chí còn thiếu và thực hiện quy định về kiến trúc các loại hình công trình làm cơ sở cho việc đầu tư xây dựng; cung cấp thông tin quy hoạch - kiến trúc và phục vụ công tác quản lý nhà nước có liên quan; tiếp tục phấn đấu, khắc phục những tồn tại bất cập và khai thác tốt các lợi thế để tiếp tục xây dựng các xã ngày càng văn minh, hiện đại, bền vững.
Quy chế quản lý kiến trúc điểm dân cư nông thôn một số xã trên địa bàn huyện Văn Yên và Lục Yên nêu rõ về mục tiêu; nguyên tắc quản lý kiến trúc; định hướng kiến trúc, không gian cảnh quan; yêu cầu về bản sắc văn hóa dân tộc trong kiến trúc; về quản lý kiến trúc các loại hình công trình; Quy định về quản lý, bảo vệ công trình kiến trúc có giá trị…
Về mục tiêu:
Quy chế quản lý kiến trúc điểm dân cư nông thôn để quản lý và thực hiện theo quy hoạch nông thôn được phê duyệt, kiểm soát việc xây dựng mới, cải tạo, chỉnh trang tại nông thôn theo định hướng phát triển kiến trúc, bảo vệ cảnh quan trong phạm vi lập quy chế.
Cụ thể hóa các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch, kiến trúc và xây dựng để quản lý cho phù hợp với điều kiện thực tế của xã.
Làm căn cứ để quản lý đầu tư xây dựng, cấp giấy phép xây dựng hoặc cải tạo chỉnh trang các công trình kiến trúc, thiết kế cảnh quan trong phạm vi lập quy chế.
Về nguyên tắc quản lý kiến trúc
Thiết kế kiến trúc tuân thủ theo quy định của Luật Kiến trúc, chỉ tiêu trong đồ án quy hoạch xây dụng nông thôn được phê duyệt, các quy chuẩn, tiêu chuẩn quốc gia và các quy định khác của pháp luật có liên quan; Phù hợp định hướng phát triển kinh tế xã hội, tuân thủ quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng đất, pháp luật về đầu tư xây dựng; Xây dựng công trình được quản lý chặt chẽ đồng bộ về không gian, kiến trúc, cảnh quan; Tạo ra môi trường sống cho người dân trên địa bàn xã; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, bảo tồn và tôn tạo các di tích văn hóa, lịch sử hiện có.
Tận dụng tối đa đặc điếm địa hình, cành quan đồi núi, cảnh quan mặt nước trong bố cục quy hoạch - kiến trúc góp phần tạo bản sắc riêng cho khu vực.
Các nguyên tắc quản lý đối với khu vực có yêu cầu quản lý đặc thù:
Các khu vực có ý nghĩa quan trọng về cảnh quan: Việc xây dựng công trình, quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan phải thống nhất, đồng bộ và phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội trong phạm vi ranh giới nhằm tạo được nét độc đáo, đặc trưng.
Đối với các dự án đầu tư xây dựng tại khu vực đồi núi, xây dựng công trình thấp tầng: Ưu tiên giữ lại hệ thống thảm thực vật hiện hữu có giá trị cảnh quan và môi trường, trồng bổ sung cây xanh cảnh quan cho khu vực.
Đối với khu vực cảnh quan ven sông, suối, hồ nước: Khuyến khích xây dựng hàng rào xanh, sử dụng không gian cho các hoạt động phục vụ cộng đồng; hạn chế xây dựng các công trình kiến trúc che khuất tầm nhìn; hạn chế tối đa việc thu nhỏ diện tích mặt thoáng các hồ tự nhiên.
Định hướng kiến trúc, không gian cảnh quan
Kiến trúc các công trình phải tuân thủ định hướng phát triển không gian trong đồ án quy hoạch nông thôn được phê duyệt, đảm bảo yêu cầu kết nối hạ tầng, đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dân và phù hợp với các điều kiện thực tế của địa phương.
- Cảnh quan khu vực trung tâm xã: Tạo lập cảnh quan khu trung tâm khang trang, đồng bộ, hiện đại, xanh và hài hòa với môi trường, cảnh quan của từng khu vực. Khuyến khích kết nối không gian mở, tạo điều kiện cho người dân dễ dàng tiếp cận.
- Cảnh quan các điểm dân cư: Các công trình xây dựng phải thiết kế thân thiện môi trường, cảnh quan hài hòa với điều kiện tự nhiên từng khu vực, tạo lập môi trường sống tốt và đặc trưng riêng của từng khu vực. Bố trí, xây dựng không gian mở, không gian sinh hoạt cộng đồng có giá trị về mặt thẩm mỹ và công năng, đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dân.
Kiến trúc công trình xây dựng mới phải phù hợp với cảnh quan xung quanh, không gian trục đường và mỹ quan chung khu vực.
Yêu cầu về bản sắc văn hóa dân tộc trong kiến trúc
Được xác định trên cơ sở đặc điểm, tính chất tiêu biểu về văn hóa dân tộc của địa phương; đặc thù điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa, phong tục tập quán, các giá tri kiến trúc truyền thống của địa phương; sử dụng vật liệu và kỹ thuật truyền thống.
Đối với công trình kiến trúc xây dựng mới, cải tạo sửa chữa, việc sử dụng kỹ thuật, vật liệu phải đáp ứng các yêu cầu về bản sắc văn hóa dân tộc trong kiến trúc.
Bảo tồn và gìn giữ cảnh quan thiên nhiên, đa dạng sinh học và các hệ sinh thái đặc trưng của vùng.
Đối với khu vực có yêu cầu quản lý đặc thù
Tuân thủ các quy định về không gian kiến trúc tại các khu vực đặc thù, bao gồm: Khu vực có cảnh quan, địa hình sông nước; sản xuất nông nghiệp; trục đường chính, các trục đường có tính chất đặc biệt quan trọng về hành chính, thương mại, dịch vụ; di tích - lịch sử, công trình văn hóa, danh lam thắng cảnh cấp tỉnh, cấp quốc gia.
Đảm bảo phù hợp theo quy định tại đồ án quy hoạch chung xây dựng xã, quy chuẩn, tiêu chuẩn quốc gia.
Về quản lý kiến trúc các loại hình công trình
Quy định quản lý kiến trúc các loại hình công trình đảm bảo phù hợp với định hướng phát triển chung của xã, tuân thủ các chỉ tiêu đã được quy định tại đồ án quy hoạch chung xây dựng xã, tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia, bao gồm: Công trình công cộng; công trình nhà ở; cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, chế biến nông nghiệp; công trình tôn giáo, tín ngưỡng; công trình tượng đài, công trình kỷ niệm, trang trí.
Quy định về quản lý, bảo vệ công trình kiến trúc có giá trị
Công trình kiến trúc có giá trị đã được xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa được quản lý theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa. Không tự tiện phá dỡ hoặc cải tạo không đúng cách các công trình kiến trúc có giá trị, nhằm bảo vệ tính xác thực nguyên bản và sự toàn vẹn của công trình. Những công trình này vẫn phải chú ý giữ nguyên mật độ xây dựng, số tầng, chiều cao công trình.
Nghiêm cấm việc phá dỡ, xây dựng gây ảnh hưởng xấu đến những công trình kiến trúc có giá trị. Trong trường hợp công trình hư hỏng xuống cấp, có nguy cơ sập đổ, phải thực hiện chỉnh trang hoặc xây dựng lại theo đúng kiến trúc nguyên gốc;
Chủ sở hữu của các công trình kiến trúc có giá trị phải thực hiện các công tác duy tu bảo trì cần thiết để tránh làm cho công trình bị hư hại.
Bên cạnh đó Quy chế cũng quy định về việc quảng cáo trên công trình kiến trúc; màu sắc, vật liệu và chi tiết bên ngoài công trình; hè, vật trang trí; hệ thống cây xanh đảm bảo phù hợp với quy hoạch chung xây dựng xã được phê duyệt và các quy định khác có liên quan…
968 lượt xem
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Tại Kỳ họp thứ 19, HĐND tỉnh Yên Bái đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về việc thông qua Quy chế quản lý kiến trúc điểm dân cư nông thôn của 09 xã gồm: Phong Dụ Hạ, Đông An, Yên Thái, Yên Phú, (huyện Văn Yên); Tân Lĩnh, Liễu Đô, Yên Thắng, Mai Sơn, Minh Xuân (huyện Lục Yên). Việc ban hành Quy chế quản lý kiến trúc điểm dân cư nông thôn một số xã trên địa bàn huyện Văn Yên và huyện Lục Yên để bảo đảm tính thống nhất trong việc quản lý từ không gian tổng thể đến không gian cụ thể của công trình kiến trúc cũng như bảo đảm an toàn cho con người, công trình kiến trúc và khu vực tập trung dân cư trước tác động bất lợi do thiên nhiên hoặc con người gây ra; không tác động tiêu cực đến cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử - văn hóa, công trình kiến trúc có giá trị và môi trường sinh thái, làm cơ sở để Ủy ban nhân dân các xã trên địa bàn huyện Văn Yên và Lục Yên hoàn thiện đổi với các tiêu chí còn thiếu và thực hiện quy định về kiến trúc các loại hình công trình làm cơ sở cho việc đầu tư xây dựng; cung cấp thông tin quy hoạch - kiến trúc và phục vụ công tác quản lý nhà nước có liên quan; tiếp tục phấn đấu, khắc phục những tồn tại bất cập và khai thác tốt các lợi thế để tiếp tục xây dựng các xã ngày càng văn minh, hiện đại, bền vững.
Quy chế quản lý kiến trúc điểm dân cư nông thôn một số xã trên địa bàn huyện Văn Yên và Lục Yên nêu rõ về mục tiêu; nguyên tắc quản lý kiến trúc; định hướng kiến trúc, không gian cảnh quan; yêu cầu về bản sắc văn hóa dân tộc trong kiến trúc; về quản lý kiến trúc các loại hình công trình; Quy định về quản lý, bảo vệ công trình kiến trúc có giá trị…
Về mục tiêu:
Quy chế quản lý kiến trúc điểm dân cư nông thôn để quản lý và thực hiện theo quy hoạch nông thôn được phê duyệt, kiểm soát việc xây dựng mới, cải tạo, chỉnh trang tại nông thôn theo định hướng phát triển kiến trúc, bảo vệ cảnh quan trong phạm vi lập quy chế.
Cụ thể hóa các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch, kiến trúc và xây dựng để quản lý cho phù hợp với điều kiện thực tế của xã.
Làm căn cứ để quản lý đầu tư xây dựng, cấp giấy phép xây dựng hoặc cải tạo chỉnh trang các công trình kiến trúc, thiết kế cảnh quan trong phạm vi lập quy chế.
Về nguyên tắc quản lý kiến trúc
Thiết kế kiến trúc tuân thủ theo quy định của Luật Kiến trúc, chỉ tiêu trong đồ án quy hoạch xây dụng nông thôn được phê duyệt, các quy chuẩn, tiêu chuẩn quốc gia và các quy định khác của pháp luật có liên quan; Phù hợp định hướng phát triển kinh tế xã hội, tuân thủ quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng đất, pháp luật về đầu tư xây dựng; Xây dựng công trình được quản lý chặt chẽ đồng bộ về không gian, kiến trúc, cảnh quan; Tạo ra môi trường sống cho người dân trên địa bàn xã; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, bảo tồn và tôn tạo các di tích văn hóa, lịch sử hiện có.
Tận dụng tối đa đặc điếm địa hình, cành quan đồi núi, cảnh quan mặt nước trong bố cục quy hoạch - kiến trúc góp phần tạo bản sắc riêng cho khu vực.
Các nguyên tắc quản lý đối với khu vực có yêu cầu quản lý đặc thù:
Các khu vực có ý nghĩa quan trọng về cảnh quan: Việc xây dựng công trình, quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan phải thống nhất, đồng bộ và phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội trong phạm vi ranh giới nhằm tạo được nét độc đáo, đặc trưng.
Đối với các dự án đầu tư xây dựng tại khu vực đồi núi, xây dựng công trình thấp tầng: Ưu tiên giữ lại hệ thống thảm thực vật hiện hữu có giá trị cảnh quan và môi trường, trồng bổ sung cây xanh cảnh quan cho khu vực.
Đối với khu vực cảnh quan ven sông, suối, hồ nước: Khuyến khích xây dựng hàng rào xanh, sử dụng không gian cho các hoạt động phục vụ cộng đồng; hạn chế xây dựng các công trình kiến trúc che khuất tầm nhìn; hạn chế tối đa việc thu nhỏ diện tích mặt thoáng các hồ tự nhiên.
Định hướng kiến trúc, không gian cảnh quan
Kiến trúc các công trình phải tuân thủ định hướng phát triển không gian trong đồ án quy hoạch nông thôn được phê duyệt, đảm bảo yêu cầu kết nối hạ tầng, đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dân và phù hợp với các điều kiện thực tế của địa phương.
- Cảnh quan khu vực trung tâm xã: Tạo lập cảnh quan khu trung tâm khang trang, đồng bộ, hiện đại, xanh và hài hòa với môi trường, cảnh quan của từng khu vực. Khuyến khích kết nối không gian mở, tạo điều kiện cho người dân dễ dàng tiếp cận.
- Cảnh quan các điểm dân cư: Các công trình xây dựng phải thiết kế thân thiện môi trường, cảnh quan hài hòa với điều kiện tự nhiên từng khu vực, tạo lập môi trường sống tốt và đặc trưng riêng của từng khu vực. Bố trí, xây dựng không gian mở, không gian sinh hoạt cộng đồng có giá trị về mặt thẩm mỹ và công năng, đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dân.
Kiến trúc công trình xây dựng mới phải phù hợp với cảnh quan xung quanh, không gian trục đường và mỹ quan chung khu vực.
Yêu cầu về bản sắc văn hóa dân tộc trong kiến trúc
Được xác định trên cơ sở đặc điểm, tính chất tiêu biểu về văn hóa dân tộc của địa phương; đặc thù điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa, phong tục tập quán, các giá tri kiến trúc truyền thống của địa phương; sử dụng vật liệu và kỹ thuật truyền thống.
Đối với công trình kiến trúc xây dựng mới, cải tạo sửa chữa, việc sử dụng kỹ thuật, vật liệu phải đáp ứng các yêu cầu về bản sắc văn hóa dân tộc trong kiến trúc.
Bảo tồn và gìn giữ cảnh quan thiên nhiên, đa dạng sinh học và các hệ sinh thái đặc trưng của vùng.
Đối với khu vực có yêu cầu quản lý đặc thù
Tuân thủ các quy định về không gian kiến trúc tại các khu vực đặc thù, bao gồm: Khu vực có cảnh quan, địa hình sông nước; sản xuất nông nghiệp; trục đường chính, các trục đường có tính chất đặc biệt quan trọng về hành chính, thương mại, dịch vụ; di tích - lịch sử, công trình văn hóa, danh lam thắng cảnh cấp tỉnh, cấp quốc gia.
Đảm bảo phù hợp theo quy định tại đồ án quy hoạch chung xây dựng xã, quy chuẩn, tiêu chuẩn quốc gia.
Về quản lý kiến trúc các loại hình công trình
Quy định quản lý kiến trúc các loại hình công trình đảm bảo phù hợp với định hướng phát triển chung của xã, tuân thủ các chỉ tiêu đã được quy định tại đồ án quy hoạch chung xây dựng xã, tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia, bao gồm: Công trình công cộng; công trình nhà ở; cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, chế biến nông nghiệp; công trình tôn giáo, tín ngưỡng; công trình tượng đài, công trình kỷ niệm, trang trí.
Quy định về quản lý, bảo vệ công trình kiến trúc có giá trị
Công trình kiến trúc có giá trị đã được xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa được quản lý theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa. Không tự tiện phá dỡ hoặc cải tạo không đúng cách các công trình kiến trúc có giá trị, nhằm bảo vệ tính xác thực nguyên bản và sự toàn vẹn của công trình. Những công trình này vẫn phải chú ý giữ nguyên mật độ xây dựng, số tầng, chiều cao công trình.
Nghiêm cấm việc phá dỡ, xây dựng gây ảnh hưởng xấu đến những công trình kiến trúc có giá trị. Trong trường hợp công trình hư hỏng xuống cấp, có nguy cơ sập đổ, phải thực hiện chỉnh trang hoặc xây dựng lại theo đúng kiến trúc nguyên gốc;
Chủ sở hữu của các công trình kiến trúc có giá trị phải thực hiện các công tác duy tu bảo trì cần thiết để tránh làm cho công trình bị hư hại.
Bên cạnh đó Quy chế cũng quy định về việc quảng cáo trên công trình kiến trúc; màu sắc, vật liệu và chi tiết bên ngoài công trình; hè, vật trang trí; hệ thống cây xanh đảm bảo phù hợp với quy hoạch chung xây dựng xã được phê duyệt và các quy định khác có liên quan…