CTTĐT - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Yên Bái về biện pháp xử lý những hành vi chậm đóng, hành vi trốn đóng bảo hiểm xã hội.
Điều 38, Điều 39, Điều 40, Điều 41 Luật BHXH năm 2024 làm rõ nội hàm và việc xử lý hành vi chậm đóng và hành vi trốn đóng BHXH bắt buộc
Cử tri kiến nghị Quốc hội, Chính phủ tiếp tục nghiên cứu, xem xét làm rõ hơn hành vi chậm đóng, hành vi trốn đóng bảo hiểm xã hội và biện pháp xử lý những hành vi này trong Luật hiểm xã hội (sửa đổi) để bảo vệ quyền lợi cho người tham gia bảo hiểm xã hội.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trả lời tại Văn bản số 3650/BLĐTBXH ngày 09/8/2024, như sau:
Về chế tài xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực BHYT, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã có ý kiến tại Công văn số 2626/BLĐTBXH-VP ngày 20/6/2024.
Về chế tài xử lý trong lĩnh vực BHTN, tiếp thu ý kiến của cử tri, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sẽ rà soát, nghiên cứu, trình cấp có thẩm quyền xem xét trong quá trình hoàn thiện Luật Việc làm (sửa đổi) phù hợp với các quy định pháp luật hiện hành, đảm bảo quyền lợi chính đáng của người lao động khi tham gia BHTN; đồng thời, ngăn ngừa và giảm thiểu tình trạng một số doanh nghiệp cố tình nợ, trốn đóng BHTN.
Về vấn đề đảm bảo quyền lợi về BHXH của người lao động trong các đơn vị, doanh nghiệp đang nợ đóng BHXH, chậm đóng BHXH, đặc biệt là các doanh nghiệp phá sản, đang làm thủ tục phá sản, ngừng hoạt động, rút giấy phép kinh doanh hoặc không còn người đại điện theo pháp luật, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Quốc hội và có văn bản gửi BHXH Việt Nam (Báo cáo số 193/BC-CP ngày 13/5/2019 của Chính phủ; Báo cáo số 30/BC-LĐTBXH ngày 14/3/2023; Công văn số 1025/LĐTBXH- BHXH ngày 23/3/2023; Công văn số 1406/LĐTBXH-BHXH ngày 18/4/2023) theo hướng: (i) giải quyết chế độ BHXH đối với trường hợp đã đủ điều kiện (lương hưu, BHXH một lần, tử tuất); (ii) xác nhận thời gian đã đóng BHXH để người lao động tiếp tục tham gia tại đơn vị mới hoặc bảo lưu thời gian đã đóng BHXH. Đồng thời, đề nghị BHXH Việt Nam tăng cường thực hiện biện pháp hạn chế tình trạng chậm đóng BHXH, BHTN và đảm bảo chế độ cho người lao động.
Về chế tài xử lý vi phạm trong lĩnh vực BHXH, ngày 29/6/2024, tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV thông qua Luật BHXH số 41/2024/QH15, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2025, Luật BHXH năm 2024 đã sửa đổi, bổ sung nhiều quy định nhằm tăng tính tuân thủ pháp luật, bảo vệ quyền lợi của người lao động như: (i) có 01 chương quy định về quản lý thu, đóng BHXH (Chương IV Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024); (ii) làm rõ nội hàm và việc xử lý hành vi chậm đóng và hành vi trốn đóng BHXH bắt buộc (Điều 38, Điều 39, Điều 40, Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024); (iii) bổ sung quy định trách nhiệm của cơ quan BHXH và các cơ quan liên quan trong việc xác định và theo dõi đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, đôn đốc thực hiện trách nhiệm đóng BHXH bắt buộc (Điều 30 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024); (iv) quy định trách nhiệm của ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc chỉ đạo, tổ chức thực hiện chính sách BHXH, phát triển đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, BHXH tự nguyện và chậm đóng BHXH bắt buộc, trốn đóng BHXH bắt buộc trong phạm vi địa phương (Điều 138 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024); (v) bổ sung quy định trách nhiệm của người sử dụng lao động phải bồi thường cho người lao động nếu không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ trách nhiệm đóng BHXH bắt buộc mà gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động (khoản 8 Điều 13 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024). Như vậy, nội dung cử tri kiến nghị đã được quy định trong Luật BHXH năm 2024.
Tại Mục 13 Nghị quyết số 142/2024/QH15 ngày 29/6/2024 tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV đã giao Chính phủ quy định đối tượng, điều kiện, mức hỗ trợ, trình tự, thủ tục giải quyết chế độ hưu trí, tử tuất đối với người lao động trong trường hợp người sử dụng lao động không còn khả năng đóng BHXH cho người lao động trước ngày 01/7/2024.
2030 lượt xem
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Yên Bái về biện pháp xử lý những hành vi chậm đóng, hành vi trốn đóng bảo hiểm xã hội.Cử tri kiến nghị Quốc hội, Chính phủ tiếp tục nghiên cứu, xem xét làm rõ hơn hành vi chậm đóng, hành vi trốn đóng bảo hiểm xã hội và biện pháp xử lý những hành vi này trong Luật hiểm xã hội (sửa đổi) để bảo vệ quyền lợi cho người tham gia bảo hiểm xã hội.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trả lời tại Văn bản số 3650/BLĐTBXH ngày 09/8/2024, như sau:
Về chế tài xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực BHYT, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã có ý kiến tại Công văn số 2626/BLĐTBXH-VP ngày 20/6/2024.
Về chế tài xử lý trong lĩnh vực BHTN, tiếp thu ý kiến của cử tri, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sẽ rà soát, nghiên cứu, trình cấp có thẩm quyền xem xét trong quá trình hoàn thiện Luật Việc làm (sửa đổi) phù hợp với các quy định pháp luật hiện hành, đảm bảo quyền lợi chính đáng của người lao động khi tham gia BHTN; đồng thời, ngăn ngừa và giảm thiểu tình trạng một số doanh nghiệp cố tình nợ, trốn đóng BHTN.
Về vấn đề đảm bảo quyền lợi về BHXH của người lao động trong các đơn vị, doanh nghiệp đang nợ đóng BHXH, chậm đóng BHXH, đặc biệt là các doanh nghiệp phá sản, đang làm thủ tục phá sản, ngừng hoạt động, rút giấy phép kinh doanh hoặc không còn người đại điện theo pháp luật, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Quốc hội và có văn bản gửi BHXH Việt Nam (Báo cáo số 193/BC-CP ngày 13/5/2019 của Chính phủ; Báo cáo số 30/BC-LĐTBXH ngày 14/3/2023; Công văn số 1025/LĐTBXH- BHXH ngày 23/3/2023; Công văn số 1406/LĐTBXH-BHXH ngày 18/4/2023) theo hướng: (i) giải quyết chế độ BHXH đối với trường hợp đã đủ điều kiện (lương hưu, BHXH một lần, tử tuất); (ii) xác nhận thời gian đã đóng BHXH để người lao động tiếp tục tham gia tại đơn vị mới hoặc bảo lưu thời gian đã đóng BHXH. Đồng thời, đề nghị BHXH Việt Nam tăng cường thực hiện biện pháp hạn chế tình trạng chậm đóng BHXH, BHTN và đảm bảo chế độ cho người lao động.
Về chế tài xử lý vi phạm trong lĩnh vực BHXH, ngày 29/6/2024, tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV thông qua Luật BHXH số 41/2024/QH15, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2025, Luật BHXH năm 2024 đã sửa đổi, bổ sung nhiều quy định nhằm tăng tính tuân thủ pháp luật, bảo vệ quyền lợi của người lao động như: (i) có 01 chương quy định về quản lý thu, đóng BHXH (Chương IV Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024); (ii) làm rõ nội hàm và việc xử lý hành vi chậm đóng và hành vi trốn đóng BHXH bắt buộc (Điều 38, Điều 39, Điều 40, Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024); (iii) bổ sung quy định trách nhiệm của cơ quan BHXH và các cơ quan liên quan trong việc xác định và theo dõi đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, đôn đốc thực hiện trách nhiệm đóng BHXH bắt buộc (Điều 30 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024); (iv) quy định trách nhiệm của ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc chỉ đạo, tổ chức thực hiện chính sách BHXH, phát triển đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, BHXH tự nguyện và chậm đóng BHXH bắt buộc, trốn đóng BHXH bắt buộc trong phạm vi địa phương (Điều 138 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024); (v) bổ sung quy định trách nhiệm của người sử dụng lao động phải bồi thường cho người lao động nếu không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ trách nhiệm đóng BHXH bắt buộc mà gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động (khoản 8 Điều 13 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024). Như vậy, nội dung cử tri kiến nghị đã được quy định trong Luật BHXH năm 2024.
Tại Mục 13 Nghị quyết số 142/2024/QH15 ngày 29/6/2024 tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV đã giao Chính phủ quy định đối tượng, điều kiện, mức hỗ trợ, trình tự, thủ tục giải quyết chế độ hưu trí, tử tuất đối với người lao động trong trường hợp người sử dụng lao động không còn khả năng đóng BHXH cho người lao động trước ngày 01/7/2024.