CTTĐT - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Yên Bái về trình tự, thủ tục xây dựng, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng đặc dụng, rừng phòng hộ.
Cử tri đề nghị cho phép sử dụng nguồn kinh phí hợp pháp khác để xây dựng đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, phù hợp với điều kiện thực tiễn
1. Theo quy định tại Điều 14 và Điều 23 Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ về trình tự, thủ tục xây dựng, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng đặc dụng, rừng phòng hộ: “Kinh phí lập đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí được cân đối trong kế hoạch tài chính hằng năm theo quy định hiện hành của Nhà nước...”. Quy định này dẫn đến việc nhiều địa phương gặp khó khăn vì không thể sử dụng kinh phí từ các nhà tài trợ và các nguồn vốn hợp pháp khác để xây dựng dự án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, trong khi nguồn kinh phí ngân sách nhà nước hạn hẹp, không đủ bố trí cho các nhiệm vụ này.
Cử tri đề nghị Chính phủ cần nghiên cứu, sớm sửa đổi, bổ sung Nghị định số 156/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ theo hướng cho phép sử dụng nguồn kinh phí hợp pháp khác để xây dựng đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, phù hợp với điều kiện thực tiễn.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trả lời tại Văn bản số 6571/BNN-LN ngày 06/9/2024, như sau:
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chủ trì tham mưu, trình Chính phủ ban hành Nghị định số 91/2024/NĐ-CP ngày 18/7/2024 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 156/2018/NĐ-CP. Trong đó, đã sửa đổi nội dung như đề nghị tại khoản 6 và khoản 10 Điều 1 (sửa đổi, bổ sung Điều 14, Điều 23 Nghị định số 156/2018/NĐ-CP), cụ thể: “Kinh phí lập đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí được cân đối trong kế hoạch tài chính hằng năm, từ nguồn thu dịch vụ môi trường rừng của chủ rừng hoặc từ nguồn tài chính hợp pháp khác theo quy định của pháp luật”.
2. Việc cho thuê môi trường rừng để kinh doanh du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng đặc dụng, phòng hộ được quy định tại Điều 53, Điều 56 Luật Lâm nghiệp; Điều 14, Điều 15, Điều 23, Điều 24 Nghị định số 156/2018/NĐ-CP. Theo đó, chủ rừng được phép cho thuê môi trường rừng để kinh doanh du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng đặc dụng, phòng hộ phải đảm bảo các điều kiện: có dự án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí được phê duyệt phù hợp với quy định của Luật Lâm nghiệp và pháp luật có liên quan. Tuy nhiên, các quy định hiện nay không quy định cụ thể thành phần hồ sơ dự án, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt dự án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng; không quy định cơ quan nào chủ trì thẩm định, nội dung thẩm định, cơ quan nào trình phê duyệt và thẩm quyền phê duyệt.
Cử tri đề nghị Chính phủ sớm nghiên cứu, bổ sung quy định cụ thể về: (i) Thành phần hồ sơ dự án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng đặc dụng, phòng hộ; (ii) Trình tự, thủ tục lập, thẩm định và phê duyệt dự án để địa phương có căn cứ triển khai thực hiện theo đúng quy định.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trả lời tại Văn bản số 6571/BNN-LN ngày 06/9/2024, như sau:
Ngày 18/7/2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 91/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 156/2018/NĐ-CP. Theo đó, khoản 6 và khoản 10 Điều 1 đã quy định chi tiết về việc cho thuê môi trường rừng để kinh doanh du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng đặc dụng, phòng hộ; đồng thời quy định cụ thể về dự án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng đặc dụng, rừng phòng hộ. Tùy theo tính chất của từng dự án cụ thể, sẽ áp dụng trình tự, thủ tục và thành phần hồ sơ khác nhau để phê duyệt, thực hiện dự án theo quy định của pháp luật về xây dựng (đối với dự án có cấu phần xây dựng) hoặc theo quy định của pháp luật khác có liên quan (đối với dự án không có cấu phần xây dựng).
1896 lượt xem
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Yên Bái về trình tự, thủ tục xây dựng, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng đặc dụng, rừng phòng hộ.
1. Theo quy định tại Điều 14 và Điều 23 Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ về trình tự, thủ tục xây dựng, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng đặc dụng, rừng phòng hộ: “Kinh phí lập đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí được cân đối trong kế hoạch tài chính hằng năm theo quy định hiện hành của Nhà nước...”. Quy định này dẫn đến việc nhiều địa phương gặp khó khăn vì không thể sử dụng kinh phí từ các nhà tài trợ và các nguồn vốn hợp pháp khác để xây dựng dự án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, trong khi nguồn kinh phí ngân sách nhà nước hạn hẹp, không đủ bố trí cho các nhiệm vụ này.
Cử tri đề nghị Chính phủ cần nghiên cứu, sớm sửa đổi, bổ sung Nghị định số 156/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ theo hướng cho phép sử dụng nguồn kinh phí hợp pháp khác để xây dựng đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, phù hợp với điều kiện thực tiễn.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trả lời tại Văn bản số 6571/BNN-LN ngày 06/9/2024, như sau:
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chủ trì tham mưu, trình Chính phủ ban hành Nghị định số 91/2024/NĐ-CP ngày 18/7/2024 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 156/2018/NĐ-CP. Trong đó, đã sửa đổi nội dung như đề nghị tại khoản 6 và khoản 10 Điều 1 (sửa đổi, bổ sung Điều 14, Điều 23 Nghị định số 156/2018/NĐ-CP), cụ thể: “Kinh phí lập đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí được cân đối trong kế hoạch tài chính hằng năm, từ nguồn thu dịch vụ môi trường rừng của chủ rừng hoặc từ nguồn tài chính hợp pháp khác theo quy định của pháp luật”.
2. Việc cho thuê môi trường rừng để kinh doanh du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng đặc dụng, phòng hộ được quy định tại Điều 53, Điều 56 Luật Lâm nghiệp; Điều 14, Điều 15, Điều 23, Điều 24 Nghị định số 156/2018/NĐ-CP. Theo đó, chủ rừng được phép cho thuê môi trường rừng để kinh doanh du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng đặc dụng, phòng hộ phải đảm bảo các điều kiện: có dự án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí được phê duyệt phù hợp với quy định của Luật Lâm nghiệp và pháp luật có liên quan. Tuy nhiên, các quy định hiện nay không quy định cụ thể thành phần hồ sơ dự án, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt dự án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng; không quy định cơ quan nào chủ trì thẩm định, nội dung thẩm định, cơ quan nào trình phê duyệt và thẩm quyền phê duyệt.
Cử tri đề nghị Chính phủ sớm nghiên cứu, bổ sung quy định cụ thể về: (i) Thành phần hồ sơ dự án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng đặc dụng, phòng hộ; (ii) Trình tự, thủ tục lập, thẩm định và phê duyệt dự án để địa phương có căn cứ triển khai thực hiện theo đúng quy định.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trả lời tại Văn bản số 6571/BNN-LN ngày 06/9/2024, như sau:
Ngày 18/7/2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 91/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 156/2018/NĐ-CP. Theo đó, khoản 6 và khoản 10 Điều 1 đã quy định chi tiết về việc cho thuê môi trường rừng để kinh doanh du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng đặc dụng, phòng hộ; đồng thời quy định cụ thể về dự án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng đặc dụng, rừng phòng hộ. Tùy theo tính chất của từng dự án cụ thể, sẽ áp dụng trình tự, thủ tục và thành phần hồ sơ khác nhau để phê duyệt, thực hiện dự án theo quy định của pháp luật về xây dựng (đối với dự án có cấu phần xây dựng) hoặc theo quy định của pháp luật khác có liên quan (đối với dự án không có cấu phần xây dựng).