CTTĐT - Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Yên Bái về việc thực hiện giám sát của Công đoàn trong Luật Công đoàn (sửa đổi).
Dự thảo Luật (Công đoàn) đã bổ sung quyền chủ trì giám sát của Công đoàn nhằm bảo đảm vai trò của công đoàn trong việc chủ động giám sát những vấn đề liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động và tổ chức công đoàn
Cử tri đề nghị nghiên cứu, quy định rõ hơn về quyền chủ động thực hiện giám sát của Công đoàn trong Luật Công đoàn (sửa đổi) trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp 7 để nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát của tổ chức công đoàn, nhằm kịp thời bảo vệ quyền lợi của người lao động.
Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam trả lời tại Văn bản số 1969/TLĐ-CSPL ngày 28/8/2024, như sau:
Điều 14 Luật Công đoàn 2012 quy định: Công đoàn “Tham gia, phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra, giám sát...”. Đồng thời Công đoàn thực hiện việc giám sát, phản biện xã hội theo Quyết định số 217 QĐ/TW ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị về “Ban hành Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội”. Quyền giám sát của công đoàn cũng được quy định ở nhiều đạo luật khác có liên quan (Hiến pháp 2013, Luật Khiếu nại 2011; Luật Bảo hiểm xã hội 2014, Luật An toàn vệ sinh lao động 2015, Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam 2015, Bộ luật Lao động 2019..). Theo đó, Công đoàn Việt Nam vừa có tư cách chủ trì, chủ động giám sát; vừa tham gia, phối hợp giám sát hoạt động của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
Đồng tình và tiếp thu kiến nghị của cử tri, dự thảo Luật (Công đoàn) đã bổ sung quyền chủ trì giám sát của Công đoàn nhằm bảo đảm vai trò của công đoàn trong việc chủ động giám sát những vấn đề liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động và tổ chức công đoàn phù hợp với Hiến pháp, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước.
1217 lượt xem
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Yên Bái về việc thực hiện giám sát của Công đoàn trong Luật Công đoàn (sửa đổi).Cử tri đề nghị nghiên cứu, quy định rõ hơn về quyền chủ động thực hiện giám sát của Công đoàn trong Luật Công đoàn (sửa đổi) trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp 7 để nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát của tổ chức công đoàn, nhằm kịp thời bảo vệ quyền lợi của người lao động.
Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam trả lời tại Văn bản số 1969/TLĐ-CSPL ngày 28/8/2024, như sau:
Điều 14 Luật Công đoàn 2012 quy định: Công đoàn “Tham gia, phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra, giám sát...”. Đồng thời Công đoàn thực hiện việc giám sát, phản biện xã hội theo Quyết định số 217 QĐ/TW ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị về “Ban hành Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội”. Quyền giám sát của công đoàn cũng được quy định ở nhiều đạo luật khác có liên quan (Hiến pháp 2013, Luật Khiếu nại 2011; Luật Bảo hiểm xã hội 2014, Luật An toàn vệ sinh lao động 2015, Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam 2015, Bộ luật Lao động 2019..). Theo đó, Công đoàn Việt Nam vừa có tư cách chủ trì, chủ động giám sát; vừa tham gia, phối hợp giám sát hoạt động của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
Đồng tình và tiếp thu kiến nghị của cử tri, dự thảo Luật (Công đoàn) đã bổ sung quyền chủ trì giám sát của Công đoàn nhằm bảo đảm vai trò của công đoàn trong việc chủ động giám sát những vấn đề liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động và tổ chức công đoàn phù hợp với Hiến pháp, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước.