CTTĐT - Bộ Tài nguyên và Môi trường trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Yên Bái gửi tới sau Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai và xem xét, bổ sung kế hoạch vốn ngân sách Trung ương cho tỉnh Yên Bái để tiếp tục thực hiện Đề án “Tăng cường quản lý đất đai có nguồn gốc từ các nông, lâm trường quốc doanh trên địa bàn tỉnh Yên Bái”.
Bộ Tài nguyên và Môi trường trả lời kiến nghị của cử tri về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai
1. Hiện nay, việc thực hiện Nghị định số 91/2019/NĐ-CP ngày 19 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực đất đai theo Luật Đất đai năm 2013 trên địa bàn tỉnh gặp những vướng mắc, bất cập liên quan đến mức xử phạt và thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND cấp xã. Cụ thể, tại điểm a khoản 2 Điều 11 quy định: “Chuyển đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản sang đất phi nông nghiệp quy định, nếu diện tích chuyển mục đích trái phép dưới 0,02 hecta thì mức xử phạt vi phạm hành chính từ 3.000.000 đến 5.000.000 triệu đồng”; đồng thời, tại khoản 3 Điều 11 Nghị định quy định: “Chuyển đất trồng cây hàng năm khác, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối, đất nông nghiệp khác sang đất phi nông nghiệp tại khu vực đô thị thì hình thức và mức xử phạt bằng 02 lần mức phạt quy định tại khoản 2 Điều này”. Như vậy, mức xử phạt thấp nhất tại khoản 3 Điều 11 là 6.000.000 đồng. Tuy nhiên, tại điểm b khoản 1 Điều 38 quy định thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND cấp xã là không quá 5.000.000 đồng. Điều này dẫn đến trong nhiều trường hợp vi phạm xảy ra trên địa bàn cấp xã phải chuyển lên Chủ tịch UBND cấp huyện để ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính nên thời gian kéo dài. Do đó, cử tri kiến nghị trong quá trình xây dựng Nghị định mới về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai theo Luật Đất đai năm 2024, xem xét, quy định theo hướng nâng mức xử phạt, thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND các cấp nhằm tránh việc kéo dài thời gian giải quyết thủ tục xử phạt vi phạm hành chính, ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước tại địa phương.
Về vấn đề cử tri kiến nghị, Bộ Tài nguyên và Môi trường xin báo cáo cụ thể như sau:
Tại khoản 1 Điều 38 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (được sửa đổi, bổ sung năm 2020) quy định: “1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 10% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này nhưng không quá 5.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c và đ khoản 1 Điều 28 của Luật này.”
Như vậy, quy định về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch UBND cấp xã tại Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai phải đảm bảo đồng bộ, phù hợp với các quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính; do đó, việc xem xét nâng mức xử phạt đối với thẩm quyền của Chủ tịch UBND cấp xã trong Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai hiện nay là chưa có cơ sở.
2. Cử tri đề nghị xem xét, bổ sung kế hoạch vốn ngân sách Trung ương cho tỉnh Yên Bái để tiếp tục thực hiện Đề án “Tăng cường quản lý đất đai có nguồn gốc từ các nông, lâm trường quốc doanh trên địa bàn tỉnh Yên Bái” (Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái đã có Báo cáo số 34/BC-UBND ngày 27/02/2024 gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường, theo đó, tổng kinh phí thực hiện Đề án “Tăng cường quản lý đất đai có nguồn gốc từ các nông, lâm trường quốc doanh trên địa bàn tỉnh Yên Bái” là 213,302 tỷ đồng, tỉnh đề nghị Trung ương hỗ trợ 70% kinh phí để thực hiện, với số tiền hỗ trợ là 149,31 tỷ đồng (hỗ trợ trong năm 2024 là 111,16 tỷ; năm 2025 là 38,15 tỷ đồng) để các địa phương trong tỉnh xây dựng phương án sử dụng đất, trong đó ưu tiên việc giao đất sản xuất cho các hộ gia đình thiếu đất sản xuất, nhất là các hộ gia đình là đồng bào dân tộc thiểu số; đồng thời nâng mức hỗ trợ khai hoang, phục hóa, cải tạo đất để giao đất có khả năng sản xuất bảo đảm phù hợp với điều kiện thực tế còn khó khăn của các tỉnh miền núi như tỉnh Yên Bái.
Về vấn đề cử tri kiến nghị, Bộ Tài nguyên và Môi trường xin báo cáo cụ thể như sau:
Thực hiện Nghị quyết số 105/2023/QH15 ngày 10/11/2023 của Quốc hội về phân bổ ngân sách trung ương năm 2024; thực hiện sự chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang tại Thông báo kết luận ngày 21/02/2024, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tổng hợp nhu cầu khối lượng và đề xuất kinh phí hỗ trợ đối với từng tỉnh cho các nhiệm vụ năm 2024 (trong đó có nhiệm vụ tăng cường quản lý đất đai có nguồn gốc từ các nông, lâm trường quốc doanh) tại Công văn số 1812/BTNMT-ĐKDLTTĐĐ ngày 25/3/2024 gửi Bộ Tài chính để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Ngày 13/6/2024, Bộ Tài chính đã ban hành Công văn số 6151/BTC-NSNN, trong đó “đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng phương án kinh phí thực hiện Đề án năm 2024 tối đa 600 tỷ đồng”.
Trên cơ sở nội dung thông báo về nhiệm vụ và nguồn kinh phí của Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có Công văn số 6457/BTNMT- ĐKDLTTĐĐ về việc “đề xuất hô trợ kinh phí từ ngân sách trung ương cho các địa phương năm 2024 thực hiện các dự án do Bộ Tài nguyên và Môi trường quản lý” gửi Bộ Tài chính, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Bộ Tài nguyên và Môi trường xin thông tin để cử tri nắm được và tiếp tục phối hợp với Bộ Tài chính để thông báo tới địa phương. Đồng thời đề nghị cử tri phản ánh tới địa phương bố trí nguồn ngân sách (tối thiểu 10% nguồn thu từ đất) để chủ động thực hiện nhiệm vụ.
1429 lượt xem
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Bộ Tài nguyên và Môi trường trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Yên Bái gửi tới sau Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai và xem xét, bổ sung kế hoạch vốn ngân sách Trung ương cho tỉnh Yên Bái để tiếp tục thực hiện Đề án “Tăng cường quản lý đất đai có nguồn gốc từ các nông, lâm trường quốc doanh trên địa bàn tỉnh Yên Bái”.1. Hiện nay, việc thực hiện Nghị định số 91/2019/NĐ-CP ngày 19 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực đất đai theo Luật Đất đai năm 2013 trên địa bàn tỉnh gặp những vướng mắc, bất cập liên quan đến mức xử phạt và thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND cấp xã. Cụ thể, tại điểm a khoản 2 Điều 11 quy định: “Chuyển đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản sang đất phi nông nghiệp quy định, nếu diện tích chuyển mục đích trái phép dưới 0,02 hecta thì mức xử phạt vi phạm hành chính từ 3.000.000 đến 5.000.000 triệu đồng”; đồng thời, tại khoản 3 Điều 11 Nghị định quy định: “Chuyển đất trồng cây hàng năm khác, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối, đất nông nghiệp khác sang đất phi nông nghiệp tại khu vực đô thị thì hình thức và mức xử phạt bằng 02 lần mức phạt quy định tại khoản 2 Điều này”. Như vậy, mức xử phạt thấp nhất tại khoản 3 Điều 11 là 6.000.000 đồng. Tuy nhiên, tại điểm b khoản 1 Điều 38 quy định thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND cấp xã là không quá 5.000.000 đồng. Điều này dẫn đến trong nhiều trường hợp vi phạm xảy ra trên địa bàn cấp xã phải chuyển lên Chủ tịch UBND cấp huyện để ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính nên thời gian kéo dài. Do đó, cử tri kiến nghị trong quá trình xây dựng Nghị định mới về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai theo Luật Đất đai năm 2024, xem xét, quy định theo hướng nâng mức xử phạt, thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND các cấp nhằm tránh việc kéo dài thời gian giải quyết thủ tục xử phạt vi phạm hành chính, ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước tại địa phương.
Về vấn đề cử tri kiến nghị, Bộ Tài nguyên và Môi trường xin báo cáo cụ thể như sau:
Tại khoản 1 Điều 38 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (được sửa đổi, bổ sung năm 2020) quy định: “1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 10% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này nhưng không quá 5.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c và đ khoản 1 Điều 28 của Luật này.”
Như vậy, quy định về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch UBND cấp xã tại Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai phải đảm bảo đồng bộ, phù hợp với các quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính; do đó, việc xem xét nâng mức xử phạt đối với thẩm quyền của Chủ tịch UBND cấp xã trong Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai hiện nay là chưa có cơ sở.
2. Cử tri đề nghị xem xét, bổ sung kế hoạch vốn ngân sách Trung ương cho tỉnh Yên Bái để tiếp tục thực hiện Đề án “Tăng cường quản lý đất đai có nguồn gốc từ các nông, lâm trường quốc doanh trên địa bàn tỉnh Yên Bái” (Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái đã có Báo cáo số 34/BC-UBND ngày 27/02/2024 gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường, theo đó, tổng kinh phí thực hiện Đề án “Tăng cường quản lý đất đai có nguồn gốc từ các nông, lâm trường quốc doanh trên địa bàn tỉnh Yên Bái” là 213,302 tỷ đồng, tỉnh đề nghị Trung ương hỗ trợ 70% kinh phí để thực hiện, với số tiền hỗ trợ là 149,31 tỷ đồng (hỗ trợ trong năm 2024 là 111,16 tỷ; năm 2025 là 38,15 tỷ đồng) để các địa phương trong tỉnh xây dựng phương án sử dụng đất, trong đó ưu tiên việc giao đất sản xuất cho các hộ gia đình thiếu đất sản xuất, nhất là các hộ gia đình là đồng bào dân tộc thiểu số; đồng thời nâng mức hỗ trợ khai hoang, phục hóa, cải tạo đất để giao đất có khả năng sản xuất bảo đảm phù hợp với điều kiện thực tế còn khó khăn của các tỉnh miền núi như tỉnh Yên Bái.
Về vấn đề cử tri kiến nghị, Bộ Tài nguyên và Môi trường xin báo cáo cụ thể như sau:
Thực hiện Nghị quyết số 105/2023/QH15 ngày 10/11/2023 của Quốc hội về phân bổ ngân sách trung ương năm 2024; thực hiện sự chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang tại Thông báo kết luận ngày 21/02/2024, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tổng hợp nhu cầu khối lượng và đề xuất kinh phí hỗ trợ đối với từng tỉnh cho các nhiệm vụ năm 2024 (trong đó có nhiệm vụ tăng cường quản lý đất đai có nguồn gốc từ các nông, lâm trường quốc doanh) tại Công văn số 1812/BTNMT-ĐKDLTTĐĐ ngày 25/3/2024 gửi Bộ Tài chính để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Ngày 13/6/2024, Bộ Tài chính đã ban hành Công văn số 6151/BTC-NSNN, trong đó “đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng phương án kinh phí thực hiện Đề án năm 2024 tối đa 600 tỷ đồng”.
Trên cơ sở nội dung thông báo về nhiệm vụ và nguồn kinh phí của Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có Công văn số 6457/BTNMT- ĐKDLTTĐĐ về việc “đề xuất hô trợ kinh phí từ ngân sách trung ương cho các địa phương năm 2024 thực hiện các dự án do Bộ Tài nguyên và Môi trường quản lý” gửi Bộ Tài chính, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Bộ Tài nguyên và Môi trường xin thông tin để cử tri nắm được và tiếp tục phối hợp với Bộ Tài chính để thông báo tới địa phương. Đồng thời đề nghị cử tri phản ánh tới địa phương bố trí nguồn ngân sách (tối thiểu 10% nguồn thu từ đất) để chủ động thực hiện nhiệm vụ.