CTTĐT - Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Quyết định số 3084/QĐ-BGDĐT phê duyệt Tài liệu giáo dục địa phương lớp 5 sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông của tỉnh Yên Bái.
Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Yên Bái lớp 5
Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Yên Bái lớp 5 gồm 6 chủ đề: Tự hào Yên Bái quê hương em; Phong tục, tập quán dân tộc Thái; Khu bảo tồn thiên nhiên tỉnh Yên Bái; Lễ hội văn hóa du lịch; Di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Yên Bái; Nghề trồng và chế biến chè.
Mỗi chủ đề gồm 4 phần: Khởi động; Khám phá; Thực hành, luyện tập; Vận dụng. Trong mỗi phần các em học sinh sẽ được trải nghiệm những hoạt động khác nhau như: kể chuyện, xem video, thảo luận nhóm, lập kế hoạch, thuyết trình, sưu tầm tư liệu, vẽ tranh, biểu diễn văn nghệ, chia sẻ kinh nghiệm, đóng vai xử lý các tình huống,...
Dưới sự hướng dẫn của thầy, cô giáo, sự hỗ trợ của gia đình, các em học sinh sẽ tích cực, chủ động tìm hiểu, khám phá, thực hành để làm giàu thêm tri thức về địa phương mình, hình thành những phẩm chất, năng lực phù hợp, góp phần gìn giữ, phát triển văn hóa, lịch sử, kinh tế, môi trường của địa phương.
835 lượt xem
Nguyễn Hiên
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Quyết định số 3084/QĐ-BGDĐT phê duyệt Tài liệu giáo dục địa phương lớp 5 sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông của tỉnh Yên Bái.Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Yên Bái lớp 5 gồm 6 chủ đề: Tự hào Yên Bái quê hương em; Phong tục, tập quán dân tộc Thái; Khu bảo tồn thiên nhiên tỉnh Yên Bái; Lễ hội văn hóa du lịch; Di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Yên Bái; Nghề trồng và chế biến chè.
Mỗi chủ đề gồm 4 phần: Khởi động; Khám phá; Thực hành, luyện tập; Vận dụng. Trong mỗi phần các em học sinh sẽ được trải nghiệm những hoạt động khác nhau như: kể chuyện, xem video, thảo luận nhóm, lập kế hoạch, thuyết trình, sưu tầm tư liệu, vẽ tranh, biểu diễn văn nghệ, chia sẻ kinh nghiệm, đóng vai xử lý các tình huống,...
Dưới sự hướng dẫn của thầy, cô giáo, sự hỗ trợ của gia đình, các em học sinh sẽ tích cực, chủ động tìm hiểu, khám phá, thực hành để làm giàu thêm tri thức về địa phương mình, hình thành những phẩm chất, năng lực phù hợp, góp phần gìn giữ, phát triển văn hóa, lịch sử, kinh tế, môi trường của địa phương.