CTTĐT - UBND tỉnh Yên Bái khuyến nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân, nhất là đối tượng học sinh, sinh viên trên địa bàn tỉnh trong việc khai thác, sử dụng thông tin trên không gian mạng đảm bảo an toàn, đúng pháp luật
I. KHAI THÁC, SỬ DỤNG THÔNG TIN TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG
1. Trước khi truy cập tìm kiếm, tra cứu thông tin trên không gian mạng, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và Nhân dân, đặc biệt là học sinh, sinh viên cần chú ý xác định rõ nguồn gốc thông tin (từ các trang mạng, báo chí của Việt Nam hay nước ngoài); nội dung thông tin đề cập đến vấn đề gì.
2. Khuyến nghị người sử dụng chỉ truy cập vào các trang thông tin chính thống, như: Báo điện tử, Trang thông tin điện tử hoặc Cổng thông tin điện tử của các cơ quan Đảng, Nhà nước. Không truy cập, khai thác thông tin tại các ứng dụng, website không rõ nguồn gốc, tài khoản/kênh nội dung/nhóm không theo dõi thường xuyên, ít tương tác hoặc ít bạn bè chung.
Lưu ý, tuyệt đối không truy cập vào các đường dẫn lạ, đường dẫn đến thông tin có nội dung bị cấm hoặc cung cấp thông tin cá nhân, mã OTP... để tránh bị nhiễm mã độc, đánh cắp thông tin; thực hiện các biện pháp tự quản lý, bảo mật tài khoản mạng xã hội của mình.
3. Khi tiếp nhận thông tin có nội dung chưa rõ ràng, không đúng với thực tế, không đúng so với thông tin trên các phương tiện, truyền thông chính thống. Tuyệt đối không tin, không thực hiện theo, không like (thích), share (chia sẻ), không comment (bình luận); đối với học sinh kịp thời phản ánh, trao đổi với thầy cô giáo, bố mẹ, người quen có uy tín, hỏi ý kiến của các chuyên gia liên quan đến lĩnh vực về những nội dung thông tin đang còn phân vân, chưa rõ ràng.
4. Thận trọng trước khi đăng tải, chia sẻ thông tin lên internet, mạng xã hội phải bảo đảm có nguồn gốc chính thống, rõ ràng, đáng tin cậy. Khi quyết định đăng tải nội dung gì cần xác định: thông tin đăng tải có đúng sự thật không, có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến cá nhân, tổ chức nào không, thông tin đã được kiểm chứng chưa, có vi phạm quy định của pháp luật không. Tuyệt đối không thực hiện đăng tải, chia sẻ thông tin lên môi trường mạng theo cảm tính, theo hiệu ứng đám đông.
5. Không sử dụng internet và mạng xã hội để: đánh giá, nhận xét, phê bình trước một nội dung thông tin, khi bản thân chưa hiểu rõ hoặc không có căn cứ để khẳng định nội dung đó là đúng sự thật; không phát ngôn tùy tiện, bày tỏ quan điểm trái ngược với chủ trương, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và quan điểm chung của tập thể cơ quan, tổ chức, nơi đang công tác, học tập.
6. Không đăng tải, thích, chia sẻ, bình luận nội dung thông tin vi phạm pháp luật, hình ảnh xuyên tạc, vu khống, xúc phạm đến uy tín, danh dự, nhân phẩm, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; thông tin bịa đặt, kích động bạo lực, phân biệt dân tộc, vùng miền, giới tính, tôn giáo, gây bức xúc dư luận xã hội, ảnh hưởng đến an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.
7. Không mạo danh người khác hoặc sử dụng tài khoản người khác khi tác nghiệp trên các nền tảng, ứng dụng internet, mạng xã hội. Tuyệt đối không tiết lộ thông tin bí mật nhà nước, bí mật đời tư của người khác.
8. Không lập hội/nhóm để nói xấu, công kích lẫn nhau, cổ súy các trào lưu lệch lạc, thiếu văn hóa, không phù hợp với đạo đức, thuần phong mỹ tục của Việt Nam gây phản cảm, bị xã hội lên án.
II. TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI KHAI THÁC, SỬ DỤNG THÔNG TIN MẠNG INTERNET, MẠNG XÃ HỘI
1. Khai thác, sử dụng thông tin trên inernet, mạng xã hội đúng mục đích, nhu cầu nghiên cứu, sản xuất kinh doanh, học tập, phục vụ công việc.
2. Chấp hành nghiêm Bộ quy tắc ứng xử mạng xã hội (Ban hành kèm theo Quyết định số 874/QĐ-BTTTT ngày 17/6/2021 của Bộ Thông tin và Truyền thông); các quy định pháp luật khác có liên quan và nội quy, quy định của cơ quan, tổ chức, nhà trường về việc khai thác, sử dụng thông tin trên không gian mạng.
3. Giáo viên, cha mẹ học sinh có trách nhiệm quản lý, hướng dẫn học sinh, sinh viên trong việc khai thác, thu thập, sử dụng thông tin trên internet, mạng xã hội đảm bảo an toàn, lành mạnh, đúng pháp luật và theo các khuyến nghị tại hướng dẫn này.
Định hướng, cung cấp cho học sinh những trang mạng liên quan đến nội dung học tập, các trang Báo điện tử, Trang thông tin điện tử hoặc Cổng thông tin điện tử của các cơ quan Đảng, Nhà nước để khai thác, sử dụng thông tin.
4. Khuyến khích sử dụng mạng xã hội để tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; tương tác, chia sẻ, đăng tải, cung cấp thông tin chính xác, tin cậy, có lợi ích cho xã hội và đất nước; tham gia phản bác các luận điệu sai trái, thông tin sai sự thật.
5. Tuyên truyền, vận động người thân trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, những người xung quanh tham gia giáo dục, bảo vệ trẻ em, trẻ vị thành niên sử dụng mạng xã hội một cách an toàn, lành mạnh.
6. Thông báo tới Cơ quan Công an, Sở Thông tin và truyền thông, cơ quan chủ quản, chính quyền địa phương (đối với cán bộ, công chức, viên chức và Nhân dân), thầy cô giáo, bố mẹ (đối với học sinh) để kịp thời có hướng xử lý, trả lời, giải quyết khi phát hiện những ý kiến, thông tin trái chiều, thông tin vi phạm pháp luật liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, lĩnh vực quản lý của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, học sinh, sinh viên và Nhân dân.
III. HÀNH VI BỊ NGHIÊM CẤM VÀ QUY ĐỊNH XỬ LÝ CÁC HÀNH VI VI PHẠM
1. Các hành vi bị nghiêm cấm
Nghiêm cấm các tổ chức, cá nhân thực hiện các hành vi quy định tại Điều 8 Luật An ninh mạng; Điều 5 Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng.
2. Văn bản quy định về xử lý các hành vi vi phạm
- Luật An ninh mạng năm 2018;
- Bộ Luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017);
- Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012;
- Nghị định số 15/2020/NĐ-CP ngày 03/02/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử;
- Nghị định số 14/2022/NĐ-CP ngày 27/01/2022 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 15/2020/NĐ-CP ngày 03/02/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử.
- Nghị định số 53/NĐ-CP ngày 15/8/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật An ninh mạng;
- Nghị định số 13/2023/NĐ-CP ngày 17/4/2023 của Chính phủ về bảo vệ dữ liệu cá nhân.
820 lượt xem
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - UBND tỉnh Yên Bái khuyến nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân, nhất là đối tượng học sinh, sinh viên trên địa bàn tỉnh trong việc khai thác, sử dụng thông tin trên không gian mạng đảm bảo an toàn, đúng pháp luậtI. KHAI THÁC, SỬ DỤNG THÔNG TIN TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG
1. Trước khi truy cập tìm kiếm, tra cứu thông tin trên không gian mạng, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và Nhân dân, đặc biệt là học sinh, sinh viên cần chú ý xác định rõ nguồn gốc thông tin (từ các trang mạng, báo chí của Việt Nam hay nước ngoài); nội dung thông tin đề cập đến vấn đề gì.
2. Khuyến nghị người sử dụng chỉ truy cập vào các trang thông tin chính thống, như: Báo điện tử, Trang thông tin điện tử hoặc Cổng thông tin điện tử của các cơ quan Đảng, Nhà nước. Không truy cập, khai thác thông tin tại các ứng dụng, website không rõ nguồn gốc, tài khoản/kênh nội dung/nhóm không theo dõi thường xuyên, ít tương tác hoặc ít bạn bè chung.
Lưu ý, tuyệt đối không truy cập vào các đường dẫn lạ, đường dẫn đến thông tin có nội dung bị cấm hoặc cung cấp thông tin cá nhân, mã OTP... để tránh bị nhiễm mã độc, đánh cắp thông tin; thực hiện các biện pháp tự quản lý, bảo mật tài khoản mạng xã hội của mình.
3. Khi tiếp nhận thông tin có nội dung chưa rõ ràng, không đúng với thực tế, không đúng so với thông tin trên các phương tiện, truyền thông chính thống. Tuyệt đối không tin, không thực hiện theo, không like (thích), share (chia sẻ), không comment (bình luận); đối với học sinh kịp thời phản ánh, trao đổi với thầy cô giáo, bố mẹ, người quen có uy tín, hỏi ý kiến của các chuyên gia liên quan đến lĩnh vực về những nội dung thông tin đang còn phân vân, chưa rõ ràng.
4. Thận trọng trước khi đăng tải, chia sẻ thông tin lên internet, mạng xã hội phải bảo đảm có nguồn gốc chính thống, rõ ràng, đáng tin cậy. Khi quyết định đăng tải nội dung gì cần xác định: thông tin đăng tải có đúng sự thật không, có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến cá nhân, tổ chức nào không, thông tin đã được kiểm chứng chưa, có vi phạm quy định của pháp luật không. Tuyệt đối không thực hiện đăng tải, chia sẻ thông tin lên môi trường mạng theo cảm tính, theo hiệu ứng đám đông.
5. Không sử dụng internet và mạng xã hội để: đánh giá, nhận xét, phê bình trước một nội dung thông tin, khi bản thân chưa hiểu rõ hoặc không có căn cứ để khẳng định nội dung đó là đúng sự thật; không phát ngôn tùy tiện, bày tỏ quan điểm trái ngược với chủ trương, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và quan điểm chung của tập thể cơ quan, tổ chức, nơi đang công tác, học tập.
6. Không đăng tải, thích, chia sẻ, bình luận nội dung thông tin vi phạm pháp luật, hình ảnh xuyên tạc, vu khống, xúc phạm đến uy tín, danh dự, nhân phẩm, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; thông tin bịa đặt, kích động bạo lực, phân biệt dân tộc, vùng miền, giới tính, tôn giáo, gây bức xúc dư luận xã hội, ảnh hưởng đến an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.
7. Không mạo danh người khác hoặc sử dụng tài khoản người khác khi tác nghiệp trên các nền tảng, ứng dụng internet, mạng xã hội. Tuyệt đối không tiết lộ thông tin bí mật nhà nước, bí mật đời tư của người khác.
8. Không lập hội/nhóm để nói xấu, công kích lẫn nhau, cổ súy các trào lưu lệch lạc, thiếu văn hóa, không phù hợp với đạo đức, thuần phong mỹ tục của Việt Nam gây phản cảm, bị xã hội lên án.
II. TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI KHAI THÁC, SỬ DỤNG THÔNG TIN MẠNG INTERNET, MẠNG XÃ HỘI
1. Khai thác, sử dụng thông tin trên inernet, mạng xã hội đúng mục đích, nhu cầu nghiên cứu, sản xuất kinh doanh, học tập, phục vụ công việc.
2. Chấp hành nghiêm Bộ quy tắc ứng xử mạng xã hội (Ban hành kèm theo Quyết định số 874/QĐ-BTTTT ngày 17/6/2021 của Bộ Thông tin và Truyền thông); các quy định pháp luật khác có liên quan và nội quy, quy định của cơ quan, tổ chức, nhà trường về việc khai thác, sử dụng thông tin trên không gian mạng.
3. Giáo viên, cha mẹ học sinh có trách nhiệm quản lý, hướng dẫn học sinh, sinh viên trong việc khai thác, thu thập, sử dụng thông tin trên internet, mạng xã hội đảm bảo an toàn, lành mạnh, đúng pháp luật và theo các khuyến nghị tại hướng dẫn này.
Định hướng, cung cấp cho học sinh những trang mạng liên quan đến nội dung học tập, các trang Báo điện tử, Trang thông tin điện tử hoặc Cổng thông tin điện tử của các cơ quan Đảng, Nhà nước để khai thác, sử dụng thông tin.
4. Khuyến khích sử dụng mạng xã hội để tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; tương tác, chia sẻ, đăng tải, cung cấp thông tin chính xác, tin cậy, có lợi ích cho xã hội và đất nước; tham gia phản bác các luận điệu sai trái, thông tin sai sự thật.
5. Tuyên truyền, vận động người thân trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, những người xung quanh tham gia giáo dục, bảo vệ trẻ em, trẻ vị thành niên sử dụng mạng xã hội một cách an toàn, lành mạnh.
6. Thông báo tới Cơ quan Công an, Sở Thông tin và truyền thông, cơ quan chủ quản, chính quyền địa phương (đối với cán bộ, công chức, viên chức và Nhân dân), thầy cô giáo, bố mẹ (đối với học sinh) để kịp thời có hướng xử lý, trả lời, giải quyết khi phát hiện những ý kiến, thông tin trái chiều, thông tin vi phạm pháp luật liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, lĩnh vực quản lý của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, học sinh, sinh viên và Nhân dân.
III. HÀNH VI BỊ NGHIÊM CẤM VÀ QUY ĐỊNH XỬ LÝ CÁC HÀNH VI VI PHẠM
1. Các hành vi bị nghiêm cấm
Nghiêm cấm các tổ chức, cá nhân thực hiện các hành vi quy định tại Điều 8 Luật An ninh mạng; Điều 5 Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng.
2. Văn bản quy định về xử lý các hành vi vi phạm
- Luật An ninh mạng năm 2018;
- Bộ Luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017);
- Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012;
- Nghị định số 15/2020/NĐ-CP ngày 03/02/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử;
- Nghị định số 14/2022/NĐ-CP ngày 27/01/2022 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 15/2020/NĐ-CP ngày 03/02/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử.
- Nghị định số 53/NĐ-CP ngày 15/8/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật An ninh mạng;
- Nghị định số 13/2023/NĐ-CP ngày 17/4/2023 của Chính phủ về bảo vệ dữ liệu cá nhân.