CTTĐT - Những năm qua, thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), tỉnh Yên Bái đã xây dựng được hàng trăm sản phẩm OCOP từ 3 - 4 sao, góp phần quan trọng trong quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, tạo sức bật cho kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập cho người nông dân.
Tỉnh Yên Bái hiện có 251 sản phẩm OCOP đạt từ 3-4 sao, trong đó có 25 sản phẩm đạt 4 sao và 226 sản phẩm đạt 3 sao
Trong thời gian qua, Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" (OCOP) tại tỉnh Yên Bái đã ghi nhận những chuyển biến tích cực nhờ sự chỉ đạo quyết liệt từ Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh cùng với sự nỗ lực của các doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ sản xuất. Đến nay, tỉnh đã có 251 sản phẩm OCOP đạt từ 3-4 sao, trong đó có 25 sản phẩm đạt 4 sao và 226 sản phẩm đạt 3 sao. Những kết quả này không chỉ tạo động lực cho việc xây dựng nông thôn mới mà còn thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực nông thôn.
Chương trình OCOP đã góp phần quan trọng vào việc cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn gắn liền với việc xây dựng nông thôn mới hiện đại và bền vững. Đặc biệt, OCOP đã thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, nhấn mạnh vào ba yếu tố chủ đạo: nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại và nông dân văn minh.
Chương trình OCOP cũng đã giúp chuyển đổi sản xuất theo hướng tăng quy mô gắn với chuỗi giá trị, từ đó nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn, đặc biệt là ở các vùng sâu, vùng xa và vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Nhiều sản phẩm đặc sản, chủ lực của tỉnh đã khẳng định được lợi thế trên thị trường và được người tiêu dùng tin tưởng. Một số sản phẩm tiêu biểu như gạo Séng cù Mường Lò, bưởi Đại Minh, quế Văn Yên, gạo nếp Tú Lệ, và miến đao Giới Phiên đã không chỉ có mặt trên thị trường trong nước mà còn được xuất khẩu ra nước ngoài.
Mặc dù đã đạt được nhiều kết quả khả quan, quá trình triển khai Chương trình OCOP tại Yên Bái vẫn gặp phải một số khó khăn. Nhiều sản phẩm sản xuất theo mùa vụ với sản lượng ít, chưa đáp ứng được yêu cầu về quy mô và số lượng lớn. Hơn nữa, việc ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất còn hạn chế, chủ yếu dừng lại ở sản phẩm sơ chế hoặc chế biến đơn giản với giá trị gia tăng thấp.
Quá trình sản xuất nông nghiệp thường gặp rủi ro lớn và có chu kỳ dài, trong khi kết cấu hạ tầng còn nhiều hạn chế và thiếu vốn đầu tư. Việc lập kế hoạch sản xuất và phương án kinh doanh của các chủ thể cũng còn nhiều hạn chế do thiếu kinh nghiệm và chủ động tham gia.
Ngoài ra, thiên tai, dịch bệnh và biến đổi khí hậu cũng là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp, đặt ra thách thức về công nghệ và tổ chức sản xuất.
Để duy trì và nâng cao chất lượng, giá trị và thương hiệu sản phẩm OCOP, tỉnh Yên Bái tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của doanh nghiệp, hợp tác xã và người dân. Kiện toàn bộ máy chỉ đạo, điều hành Chương trình. Tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại, đẩy mạnh kiểm tra, giám sát thực hiện Chương trình để đảm bảo chất lượng sản phẩm. Uu tiên xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng giới thiệu và bán sản phẩm OCOP cùng với việc hỗ trợ thuê đơn vị tư vấn cho các chủ thể hoàn thiện sản phẩm. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý, xây dựng mô hình doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã sản xuất sản phẩm OCOP, tạo giá trị bền vững cho sản phẩm.
Thanh Bình
1623 lượt xem
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Những năm qua, thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), tỉnh Yên Bái đã xây dựng được hàng trăm sản phẩm OCOP từ 3 - 4 sao, góp phần quan trọng trong quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, tạo sức bật cho kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập cho người nông dân.Trong thời gian qua, Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" (OCOP) tại tỉnh Yên Bái đã ghi nhận những chuyển biến tích cực nhờ sự chỉ đạo quyết liệt từ Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh cùng với sự nỗ lực của các doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ sản xuất. Đến nay, tỉnh đã có 251 sản phẩm OCOP đạt từ 3-4 sao, trong đó có 25 sản phẩm đạt 4 sao và 226 sản phẩm đạt 3 sao. Những kết quả này không chỉ tạo động lực cho việc xây dựng nông thôn mới mà còn thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực nông thôn.
Chương trình OCOP đã góp phần quan trọng vào việc cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn gắn liền với việc xây dựng nông thôn mới hiện đại và bền vững. Đặc biệt, OCOP đã thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, nhấn mạnh vào ba yếu tố chủ đạo: nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại và nông dân văn minh.
Chương trình OCOP cũng đã giúp chuyển đổi sản xuất theo hướng tăng quy mô gắn với chuỗi giá trị, từ đó nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn, đặc biệt là ở các vùng sâu, vùng xa và vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Nhiều sản phẩm đặc sản, chủ lực của tỉnh đã khẳng định được lợi thế trên thị trường và được người tiêu dùng tin tưởng. Một số sản phẩm tiêu biểu như gạo Séng cù Mường Lò, bưởi Đại Minh, quế Văn Yên, gạo nếp Tú Lệ, và miến đao Giới Phiên đã không chỉ có mặt trên thị trường trong nước mà còn được xuất khẩu ra nước ngoài.
Mặc dù đã đạt được nhiều kết quả khả quan, quá trình triển khai Chương trình OCOP tại Yên Bái vẫn gặp phải một số khó khăn. Nhiều sản phẩm sản xuất theo mùa vụ với sản lượng ít, chưa đáp ứng được yêu cầu về quy mô và số lượng lớn. Hơn nữa, việc ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất còn hạn chế, chủ yếu dừng lại ở sản phẩm sơ chế hoặc chế biến đơn giản với giá trị gia tăng thấp.
Quá trình sản xuất nông nghiệp thường gặp rủi ro lớn và có chu kỳ dài, trong khi kết cấu hạ tầng còn nhiều hạn chế và thiếu vốn đầu tư. Việc lập kế hoạch sản xuất và phương án kinh doanh của các chủ thể cũng còn nhiều hạn chế do thiếu kinh nghiệm và chủ động tham gia.
Ngoài ra, thiên tai, dịch bệnh và biến đổi khí hậu cũng là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp, đặt ra thách thức về công nghệ và tổ chức sản xuất.
Để duy trì và nâng cao chất lượng, giá trị và thương hiệu sản phẩm OCOP, tỉnh Yên Bái tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của doanh nghiệp, hợp tác xã và người dân. Kiện toàn bộ máy chỉ đạo, điều hành Chương trình. Tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại, đẩy mạnh kiểm tra, giám sát thực hiện Chương trình để đảm bảo chất lượng sản phẩm. Uu tiên xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng giới thiệu và bán sản phẩm OCOP cùng với việc hỗ trợ thuê đơn vị tư vấn cho các chủ thể hoàn thiện sản phẩm. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý, xây dựng mô hình doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã sản xuất sản phẩm OCOP, tạo giá trị bền vững cho sản phẩm.
Thanh Bình