CTTĐT - Những năm gần đây Yên Bái luôn duy trì trong “Top” 20 tỉnh, thành phố có kết quả giải ngân tốt. Năm 2023, Yên Bái đứng thứ Nhất trong vùng và đứng thứ 4 cả nước về giải ngân vốn đầu tư các Chương trình MTQG.
Những năm gần đây, nhắc đến Yên Bái là gợi nhớ đến “slogan” (một khẩu hiệu ngắn gọn) quen thuộc trong triết lý phát triển của tỉnh: “xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc”. Yên Bái cũng là địa phương đầu tiên và duy nhất trong cả nước đưa chỉ số hạnh phúc vào Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2020 - 2025. Xuyên suốt tư tưởng chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền tỉnh Yên Bái, để nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân thì không có nhiệm vụ, giải pháp nào nằm ngoài các nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, đảm bảo an sinh và phúc lợi xã hội; giá trị cốt lõi và đích đến không nằm ngoài mục tiêu vì cuộc sống ấm no, hạnh phúc của người dân.
Câu chuyện về Yên Bái - tỉnh miền núi nghèo nhưng những năm gần đây luôn duy trì trong “Top” 20 tỉnh, thành phố có kết quả giải ngân tốt; là một trong những điểm sáng của vùng trung du và miền núi phía Bắc trong công tác giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới và thực hiện các chương trình, chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, tập trung nguồn lực đầu tư cho các địa bàn khó khăn, góp phần nâng cao sinh kế, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của người dân, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng, an ninh, được Đảng, Quốc hội, Chính phủ và nhân dân đặc biệt quan tâm.
Nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng đó, giai đoạn 2021 - 2025, trong bối cảnh có nhiều thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen, Yên Bái đã triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả, đúng lộ trình Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi theo Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ; Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững theo Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 18/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ; Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới theo Quyết định số 263/QĐ-TTg ngày 22/02/2022 của Thủ tướng Chính phủ.
(Đồng chí Hầu A Lềnh - Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các Chương trình MTQG tại tỉnh Yên Bái tháng 12/2023)
Công tác quản lý, điều hành thực hiện các Chương trình MTQG được Yên Bái triển khai thực hiện nghiêm túc, kịp thời, bài bản. Tỉnh đã thành lập và ban hành quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG giai đoạn 2021-2025; chỉ đạo cấp huyện và cấp xã thành lập Ban Chỉ đạo theo quy định.
Hệ thống văn bản được ban hành đầy đủ, đồng bộ, là cơ sở quan trọng để triển khai thực hiện các Chương trình MTQG trên địa bàn. Hội đồng nhân dân tỉnh đã ban hành 17 văn bản (trong đó 14 văn bản quy phạm pháp luật), Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành 62 văn bản (trong đó 04 văn bản quy phạm pháp luật); sở, ban, ngành ban hành 29 văn bản hướng dẫn tổ chức thực hiện các chương trình tại địa phương.
Trong đó, đã ban hành đầy đủ văn bản triển khai các nhiệm vụ theo yêu cầu tại Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19/4/2022 Quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các Chương trình MTQG và Nghị định số 38/2023/NĐ-CP ngày 24/6/2023 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2022 của Chính phủ quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các Chương trình MTQG.
Những năm gần đây Yên Bái luôn duy trì trong “Top” 20 tỉnh, thành phố có kết quả giải ngân tốt. Năm 2023, Yên Bái đứng thứ Nhất trong vùng và đứng thứ 4 cả nước về giải ngân vốn đầu tư các Chương trình MTQG.
Ông Trần Huy Tuấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh khẳng định: “Giải ngân được các nguồn vốn thì chính sách mới đến được với người dân; kết quả giải ngân sẽ góp phần quan trọng xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và chỉ số hạnh phúc của người dân, nhất là đối với đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi của tỉnh. Để làm được điều này, chúng tôi lấy hiệu quả, sự cấp thiết của nhiệm vụ, dự án; nguyện vọng chính đáng của người dân; sự phù hợp với quy hoạch, kế hoạch làm mục tiêu, mục đích để tổ chức triển khai thực hiện các chương trình. Việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ, nội dung, danh mục đầu tư thuộc Chương trình MTQG luôn được xác định trên cơ sở có sự đồng thuận, đồng lòng của người dân, doanh nghiệp, các cấp, các ngành; sự chỉ đạo sát sao của Tỉnh ủy, sự giám sát chặt chẽ của HĐND tỉnh; giao nhiệm vụ cho các đồng chí lãnh đạo UBND tỉnh trong việc theo dõi, đôn đốc từng chương trình”.
Các Chương trình MTQG được triển khai quyết liệt, đồng bộ ở Yên Bái đã nhận được sự đồng thuận, ủng hộ, hợp tác của các tổ chức và nhân dân, tạo cơ hội và điều kiện để người nghèo tiếp cận với các dịch vụ xã hội cơ bản, nâng cao dân trí, tạo việc làm và nâng cao chất lượng nguồn lao động. Đặc biệt, hạ tầng kinh tế - xã hội tiếp tục được đầu tư nâng cấp, làm mới, tạo thuận lợi cho người dân trong giao thông đi lại, giao thương hàng hóa, sản xuất phát triển, ổn định, nâng cao đời sống; xây dựng được nhiều mô hình sản xuất có hiệu quả; chất lượng giáo dục và đào tạo nâng lên; hoạt động văn hóa thể thao phát triển; việc bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc được quan tâm; thực hiện kịp thời, các chính sách an sinh xã hội cho các đối tượng chính sách, hộ nghèo, nhận thức của người dân được nâng lên, chủ động vươn lên thoát nghèo và làm giàu chính đáng; cảnh quan, môi trường ngày càng được cải thiện, diện mạo nông thôn ngày càng khang trang; hệ thống chính trị được củng cố, trật tự, an toàn xã hội ở nông thôn được ổn định.
(Kỳ 2: Linh hoạt lồng ghép các nguồn vốn)
1246 lượt xem
Hồng Thanh Tâm - Thanh Bình - Việt Linh
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Những năm gần đây Yên Bái luôn duy trì trong “Top” 20 tỉnh, thành phố có kết quả giải ngân tốt. Năm 2023, Yên Bái đứng thứ Nhất trong vùng và đứng thứ 4 cả nước về giải ngân vốn đầu tư các Chương trình MTQG.Những năm gần đây, nhắc đến Yên Bái là gợi nhớ đến “slogan” (một khẩu hiệu ngắn gọn) quen thuộc trong triết lý phát triển của tỉnh: “xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc”. Yên Bái cũng là địa phương đầu tiên và duy nhất trong cả nước đưa chỉ số hạnh phúc vào Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2020 - 2025. Xuyên suốt tư tưởng chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền tỉnh Yên Bái, để nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân thì không có nhiệm vụ, giải pháp nào nằm ngoài các nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, đảm bảo an sinh và phúc lợi xã hội; giá trị cốt lõi và đích đến không nằm ngoài mục tiêu vì cuộc sống ấm no, hạnh phúc của người dân.
Câu chuyện về Yên Bái - tỉnh miền núi nghèo nhưng những năm gần đây luôn duy trì trong “Top” 20 tỉnh, thành phố có kết quả giải ngân tốt; là một trong những điểm sáng của vùng trung du và miền núi phía Bắc trong công tác giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới và thực hiện các chương trình, chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, tập trung nguồn lực đầu tư cho các địa bàn khó khăn, góp phần nâng cao sinh kế, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của người dân, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng, an ninh, được Đảng, Quốc hội, Chính phủ và nhân dân đặc biệt quan tâm.
Nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng đó, giai đoạn 2021 - 2025, trong bối cảnh có nhiều thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen, Yên Bái đã triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả, đúng lộ trình Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi theo Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ; Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững theo Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 18/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ; Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới theo Quyết định số 263/QĐ-TTg ngày 22/02/2022 của Thủ tướng Chính phủ.
(Đồng chí Hầu A Lềnh - Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các Chương trình MTQG tại tỉnh Yên Bái tháng 12/2023)
Công tác quản lý, điều hành thực hiện các Chương trình MTQG được Yên Bái triển khai thực hiện nghiêm túc, kịp thời, bài bản. Tỉnh đã thành lập và ban hành quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG giai đoạn 2021-2025; chỉ đạo cấp huyện và cấp xã thành lập Ban Chỉ đạo theo quy định.
Hệ thống văn bản được ban hành đầy đủ, đồng bộ, là cơ sở quan trọng để triển khai thực hiện các Chương trình MTQG trên địa bàn. Hội đồng nhân dân tỉnh đã ban hành 17 văn bản (trong đó 14 văn bản quy phạm pháp luật), Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành 62 văn bản (trong đó 04 văn bản quy phạm pháp luật); sở, ban, ngành ban hành 29 văn bản hướng dẫn tổ chức thực hiện các chương trình tại địa phương.
Trong đó, đã ban hành đầy đủ văn bản triển khai các nhiệm vụ theo yêu cầu tại Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19/4/2022 Quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các Chương trình MTQG và Nghị định số 38/2023/NĐ-CP ngày 24/6/2023 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2022 của Chính phủ quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các Chương trình MTQG.
Những năm gần đây Yên Bái luôn duy trì trong “Top” 20 tỉnh, thành phố có kết quả giải ngân tốt. Năm 2023, Yên Bái đứng thứ Nhất trong vùng và đứng thứ 4 cả nước về giải ngân vốn đầu tư các Chương trình MTQG.
Ông Trần Huy Tuấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh khẳng định: “Giải ngân được các nguồn vốn thì chính sách mới đến được với người dân; kết quả giải ngân sẽ góp phần quan trọng xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và chỉ số hạnh phúc của người dân, nhất là đối với đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi của tỉnh. Để làm được điều này, chúng tôi lấy hiệu quả, sự cấp thiết của nhiệm vụ, dự án; nguyện vọng chính đáng của người dân; sự phù hợp với quy hoạch, kế hoạch làm mục tiêu, mục đích để tổ chức triển khai thực hiện các chương trình. Việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ, nội dung, danh mục đầu tư thuộc Chương trình MTQG luôn được xác định trên cơ sở có sự đồng thuận, đồng lòng của người dân, doanh nghiệp, các cấp, các ngành; sự chỉ đạo sát sao của Tỉnh ủy, sự giám sát chặt chẽ của HĐND tỉnh; giao nhiệm vụ cho các đồng chí lãnh đạo UBND tỉnh trong việc theo dõi, đôn đốc từng chương trình”.
Các Chương trình MTQG được triển khai quyết liệt, đồng bộ ở Yên Bái đã nhận được sự đồng thuận, ủng hộ, hợp tác của các tổ chức và nhân dân, tạo cơ hội và điều kiện để người nghèo tiếp cận với các dịch vụ xã hội cơ bản, nâng cao dân trí, tạo việc làm và nâng cao chất lượng nguồn lao động. Đặc biệt, hạ tầng kinh tế - xã hội tiếp tục được đầu tư nâng cấp, làm mới, tạo thuận lợi cho người dân trong giao thông đi lại, giao thương hàng hóa, sản xuất phát triển, ổn định, nâng cao đời sống; xây dựng được nhiều mô hình sản xuất có hiệu quả; chất lượng giáo dục và đào tạo nâng lên; hoạt động văn hóa thể thao phát triển; việc bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc được quan tâm; thực hiện kịp thời, các chính sách an sinh xã hội cho các đối tượng chính sách, hộ nghèo, nhận thức của người dân được nâng lên, chủ động vươn lên thoát nghèo và làm giàu chính đáng; cảnh quan, môi trường ngày càng được cải thiện, diện mạo nông thôn ngày càng khang trang; hệ thống chính trị được củng cố, trật tự, an toàn xã hội ở nông thôn được ổn định.
(Kỳ 2: Linh hoạt lồng ghép các nguồn vốn)