CTTĐT - Tăng cường lồng ghép các nguồn vốn để triển khai thực hiện, trong đó lấy mục tiêu xây dựng nông thôn mới làm trung tâm, tạo động lực thu hút nguồn vốn xã hội hóa; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân tích cực tham gia hiến đất, đóng góp ngày công lao động, chung tay góp phần hoàn thành nhiệm vụ của các Chương trình MTQG là một trong những cách làm hiệu quả của tỉnh Yên Bái thời gian qua.
Tỉnh Yên Bái đã linh hoạt trong việc huy động, lồng ghép, sử dụng hiệu quả các nguồn lực thực hiện xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo
Có thể còn nghèo về kinh tế nhưng giàu về ý tưởng, tư duy luôn đổi mới sáng tạo, tích cực, chủ động trong thực hiện nhiệm vụ - Một trong những cách làm hiệu quả của tỉnh Yên Bái trong triển khai các Chương trình MTQG là thực hiện lồng ghép các nguồn vốn. Do tỉnh Yên Bái địa hình đồi núi phức tạp nên việc áp dụng suất đầu tư theo quy định là khó khăn, vì vậy riêng đối với danh mục đầu tư được cấp có thẩm quyền cho phép thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư theo mục tiêu, quy mô, không áp đặt tổng mức đầu tư. Để bảo đảm sự chủ động, linh hoạt, Yên Bái tăng cường lồng ghép các nguồn vốn ngân sách địa phương và các nguồn vốn hợp pháp khác để triển khai bảo đảm mục tiêu, quy mô.
Tỉnh đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các địa phương trong thủ tục thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư (các dự án đầu tư dưới 05 tỷ đồng); phê duyệt dự toán nhiệm vụ để thực hiện các chương trình. Chỉ đạo các sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành rút ngắn thời gian thẩm định dự án (không quá 3 ngày làm việc/01 hồ sơ); xây dựng kịch bản chi tiết tiến độ thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn của các dự án... Riêng đối với vốn sự nghiệp, giao các địa phương chủ động tổ chức triển khai thực hiện trên cơ sở bảo đảm đúng đối tượng, nội dung, định mức; Chủ tịch UBND tỉnh chỉ quyết định đối với các nội dung, nhiệm vụ triển khai trên địa bàn từ 02 địa phương trở lên.
Tăng cường lồng ghép các nguồn vốn để triển khai thực hiện, trong đó lấy mục tiêu xây dựng nông thôn mới làm trung tâm, tạo động lực thu hút nguồn vốn xã hội hóa; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân tích cực tham gia hiến đất, đóng góp ngày công lao động, chung tay góp phần hoàn thành nhiệm vụ của các Chương trình MTQG...
Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát bằng mọi nguồn lực, với cách làm mới, năm 2023, tỉnh Yên Bái ban hành Đề án hỗ trợ làm nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo giai đoạn 2023-2025, theo đó lồng ghép các nguồn lực thuộc các Chương trình MTQG và nguồn lực ngân sách tỉnh, nguồn xã hội hóa để triển khai hỗ trợ làm nhà ở cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo với mục tiêu hỗ trợ 3.022 nhà cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh không còn hộ nghèo có nhà ở dột nát, xuống cấp, không bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng nhà ở theo quy định. Đến tháng 10/2024, đã hỗ trợ được 2.979/3.022 nhà (đạt 98,5% kế hoạch); tổng kinh phí thực hiện Đề án gần 340 tỷ đồng, trong đó kinh phí huy động từ nguồn xã hội hoá chiếm trên 75%.
Trong quá trình triển khai thực hiện, ngoài số nhà được hỗ trợ từ các Chương trình MTQG là 2.191 nhà, tỉnh Yên Bái hỗ trợ từ nguồn ngân sách tỉnh và nguồn xã hội hóa làm 831 nhà cho các hộ nghèo, cận nghèo không thuộc diện hỗ trợ từ các Chương trình MTQG, đồng thời bổ sung thêm kinh phí từ nguồn ngân sách tỉnh và nguồn xã hội hóa tăng mức hỗ trợ làm nhà. Mức hỗ trợ làm nhà của tỉnh Yên Bái cũng cao hơn mức hỗ trợ từ Trung ương (Trung ương hỗ trợ 40 triệu đồng/nhà làm mới, 20 triệu đồng/nhà sửa chữa; tỉnh Yên Bái hỗ trợ với mức 50 triệu đồng/nhà làm mới, 25 triệu đồng/nhà sửa chữa, riêng tại 2 huyện nghèo Trạm Tấu và Mù Cang Chải mức hỗ trợ là 60 triệu đồng/nhà làm mới, 30 triệu đồng/nhà sửa chữa).
Trao đổi với phóng viên, bà Vũ Thị Hiền Hạnh - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái cho biết thêm: “Trong điều kiện tỉnh nghèo, song cùng với các chính sách của Trung ương, Yên Bái đã rất quan tâm, có nhiều cơ chế, chính sách đặc thù riêng của tỉnh. Điển hình là thực hiện hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, Tỉnh ủy ban hành Nghị quyết, Chương trình hành động, Kế hoạch giảm nghèo bền vững, trong đó có nhiệm vụ hỗ trợ làm nhà cho hộ nghèo; Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành chính sách hỗ trợ, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Đề án, Kế hoạch; các địa phương ban hành Kế hoạch tổ chức thực hiện. Linh hoạt trong việc huy động, lồng ghép, sử dụng hiệu quả các nguồn lực hỗ trợ từ các Chương trình MTQG, nguồn ngân sách tỉnh và xã hội hóa trong thực hiện Đề án hỗ trợ làm nhà, vì vậy mỗi căn nhà sau khi hoàn thành có giá trị cao hơn so với mức hỗ trợ từ ngân sách”.
Yên Bái luôn chú trọng công tác tuyên truyền, vận động, huy động sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân, tạo thành phong trào lan tỏa sâu rộng, mạnh mẽ tại các địa phương, người dân tự nguyện hiến đất, hiến cây cối, hoa màu, vật kiến trúc để có mặt bằng xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông, hạ tầng xây dựng nông thôn mới. Với nhiều cách làm hay, linh hoạt, sáng tạo như: kiên trì tuyên truyền, thuyết phục; lấy hộ dễ làm trước, thuyết phục hộ khó làm sau; phân công cụ thể cho từng đoàn thể vận động hội, đoàn viên trong gia đình.
Việc tự nguyện giải phóng mặt bằng đã trở thành biểu tượng, hình ảnh tốt đẹp trong chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, nhà nước và chính quyền địa phương, thể hiện rõ vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp... Cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước, Yên Bái đã phát huy mạnh mẽ ý chí tự lực, tự cường của người dân, khơi dậy và “kích hoạt” được nguồn nhân lực, vật lực to lớn trong dân bằng sự giúp đỡ của làng xóm, họ hàng, các đoàn thể thanh niên, phụ nữ, nông dân, cựu chiến binh…
(Phiến đá tri ân nhân dân đã chng sức, đồng lòng hiến đất, cây cối, vật kiến trúc để xây dựng tuyến đường Tân Lĩnh - Tân Lập - Phan Thanh)
Xác định tín dụng chính sách là một trong những công cụ, giải pháp quan trọng của Đảng, Chính phủ, của cấp ủy, chính quyền địa phương trong việc thực hiện các Chương trình MTQG, việc triển khai tín dụng chính sách ở huyện vùng cao 30a Mù Cang Chải đã góp phần quan trọng tạo bước đệm giúp hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số có thêm tư liệu sản xuất, từ đó cải thiện và nâng cao đời sống, đảm bảo an sinh xã hội.
Đến thăm anh Hờ A Sử - bản Pú Cang, xã Nậm Khắt, ai cũng cảm phục ý chí, quyết tâm thoát nghèo, vươn lên làm giàu trên chính mảnh đất quê hương của những người trẻ tuổi nơi đây. Không giấu nổi niềm vui, anh Sử hào hứng kể lại: “Năm 2022, tôi bàn với hai anh trai tôi là Hờ A Khua và Hờ A Rùa chung vốn đầu tư xây dựng bể nuôi cá tầm, cá hồi trên diện tích 1.000 m2. Ban đầu cũng gặp rất nhiều khó khăn, chúng tôi đã mạnh dạn vay 300 triệu đồng từ nguồn vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội để đầu tư và đi học hỏi kinh nghiệm thực tiễn trên Sa Pa, Lào Cai. Sau một năm triển khai thực hiện, mô hình nuôi cá của gia đình tôi đã cho thu nhập đáng kể. Cuối năm 2023 bán được trên 2 tấn cá, thu được gần 600 triệu đồng, sau khi trừ hết các khoản chi phí đã thu về gần 300 triệu đồng. Cùng với đó, tôi tiếp tục dùng nguồn vốn vay tín dụng ưu đãi đầu tư để mở rộng mô hình chăn nuôi lợn và trâu, bò, cũng cho thu nhập mỗi năm hàng trăm triệu đồng”.
(Khu nuôi cá tầm, cá hồi của gia đình anh Hờ A Sử)
Được biết, trong tổng dư nợ các chương trình tín dụng chính sách ở huyện Mù Cang Chải có tới 94% hộ dân là người dân tộc thiểu số có dư nợ vay. Nguồn vốn vay ưu đãi đã giúp đồng bào phát triển sản xuất, chăn nuôi, tạo việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện điều kiện sống, vươn lên thoát nghèo.
Cùng với nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, Yên Bái đã huy động được nguồn xã hội hóa, khơi dậy và kích hoạt được nguồn nhân lực, vật lực to lớn trong nhân dân để đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn mới, đạt được những thành tích đáng tự hào, đóng góp quan trọng vào thành tích chung của cả nước trong thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, tiếp tục là điểm sáng, một trong những địa phương dẫn đầu về phong trào xây dựng nông thôn mới trong khu vực các tỉnh miền núi phía Bắc.
Câu chuyện tỉnh nghèo triển khai thực hiện các Chương trình MTQG - Kỳ 1: Quyết liệt, đồng bộ
(Kỳ cuối: Tiếp tục là điểm sáng)
11912 lượt xem
Hồng Thanh Tâm - Thanh Bình - Việt Linh
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Tăng cường lồng ghép các nguồn vốn để triển khai thực hiện, trong đó lấy mục tiêu xây dựng nông thôn mới làm trung tâm, tạo động lực thu hút nguồn vốn xã hội hóa; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân tích cực tham gia hiến đất, đóng góp ngày công lao động, chung tay góp phần hoàn thành nhiệm vụ của các Chương trình MTQG là một trong những cách làm hiệu quả của tỉnh Yên Bái thời gian qua.
Có thể còn nghèo về kinh tế nhưng giàu về ý tưởng, tư duy luôn đổi mới sáng tạo, tích cực, chủ động trong thực hiện nhiệm vụ - Một trong những cách làm hiệu quả của tỉnh Yên Bái trong triển khai các Chương trình MTQG là thực hiện lồng ghép các nguồn vốn. Do tỉnh Yên Bái địa hình đồi núi phức tạp nên việc áp dụng suất đầu tư theo quy định là khó khăn, vì vậy riêng đối với danh mục đầu tư được cấp có thẩm quyền cho phép thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư theo mục tiêu, quy mô, không áp đặt tổng mức đầu tư. Để bảo đảm sự chủ động, linh hoạt, Yên Bái tăng cường lồng ghép các nguồn vốn ngân sách địa phương và các nguồn vốn hợp pháp khác để triển khai bảo đảm mục tiêu, quy mô.
Tỉnh đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các địa phương trong thủ tục thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư (các dự án đầu tư dưới 05 tỷ đồng); phê duyệt dự toán nhiệm vụ để thực hiện các chương trình. Chỉ đạo các sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành rút ngắn thời gian thẩm định dự án (không quá 3 ngày làm việc/01 hồ sơ); xây dựng kịch bản chi tiết tiến độ thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn của các dự án... Riêng đối với vốn sự nghiệp, giao các địa phương chủ động tổ chức triển khai thực hiện trên cơ sở bảo đảm đúng đối tượng, nội dung, định mức; Chủ tịch UBND tỉnh chỉ quyết định đối với các nội dung, nhiệm vụ triển khai trên địa bàn từ 02 địa phương trở lên.
Tăng cường lồng ghép các nguồn vốn để triển khai thực hiện, trong đó lấy mục tiêu xây dựng nông thôn mới làm trung tâm, tạo động lực thu hút nguồn vốn xã hội hóa; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân tích cực tham gia hiến đất, đóng góp ngày công lao động, chung tay góp phần hoàn thành nhiệm vụ của các Chương trình MTQG...
Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát bằng mọi nguồn lực, với cách làm mới, năm 2023, tỉnh Yên Bái ban hành Đề án hỗ trợ làm nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo giai đoạn 2023-2025, theo đó lồng ghép các nguồn lực thuộc các Chương trình MTQG và nguồn lực ngân sách tỉnh, nguồn xã hội hóa để triển khai hỗ trợ làm nhà ở cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo với mục tiêu hỗ trợ 3.022 nhà cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh không còn hộ nghèo có nhà ở dột nát, xuống cấp, không bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng nhà ở theo quy định. Đến tháng 10/2024, đã hỗ trợ được 2.979/3.022 nhà (đạt 98,5% kế hoạch); tổng kinh phí thực hiện Đề án gần 340 tỷ đồng, trong đó kinh phí huy động từ nguồn xã hội hoá chiếm trên 75%.
Trong quá trình triển khai thực hiện, ngoài số nhà được hỗ trợ từ các Chương trình MTQG là 2.191 nhà, tỉnh Yên Bái hỗ trợ từ nguồn ngân sách tỉnh và nguồn xã hội hóa làm 831 nhà cho các hộ nghèo, cận nghèo không thuộc diện hỗ trợ từ các Chương trình MTQG, đồng thời bổ sung thêm kinh phí từ nguồn ngân sách tỉnh và nguồn xã hội hóa tăng mức hỗ trợ làm nhà. Mức hỗ trợ làm nhà của tỉnh Yên Bái cũng cao hơn mức hỗ trợ từ Trung ương (Trung ương hỗ trợ 40 triệu đồng/nhà làm mới, 20 triệu đồng/nhà sửa chữa; tỉnh Yên Bái hỗ trợ với mức 50 triệu đồng/nhà làm mới, 25 triệu đồng/nhà sửa chữa, riêng tại 2 huyện nghèo Trạm Tấu và Mù Cang Chải mức hỗ trợ là 60 triệu đồng/nhà làm mới, 30 triệu đồng/nhà sửa chữa).
Trao đổi với phóng viên, bà Vũ Thị Hiền Hạnh - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái cho biết thêm: “Trong điều kiện tỉnh nghèo, song cùng với các chính sách của Trung ương, Yên Bái đã rất quan tâm, có nhiều cơ chế, chính sách đặc thù riêng của tỉnh. Điển hình là thực hiện hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, Tỉnh ủy ban hành Nghị quyết, Chương trình hành động, Kế hoạch giảm nghèo bền vững, trong đó có nhiệm vụ hỗ trợ làm nhà cho hộ nghèo; Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành chính sách hỗ trợ, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Đề án, Kế hoạch; các địa phương ban hành Kế hoạch tổ chức thực hiện. Linh hoạt trong việc huy động, lồng ghép, sử dụng hiệu quả các nguồn lực hỗ trợ từ các Chương trình MTQG, nguồn ngân sách tỉnh và xã hội hóa trong thực hiện Đề án hỗ trợ làm nhà, vì vậy mỗi căn nhà sau khi hoàn thành có giá trị cao hơn so với mức hỗ trợ từ ngân sách”.
Yên Bái luôn chú trọng công tác tuyên truyền, vận động, huy động sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân, tạo thành phong trào lan tỏa sâu rộng, mạnh mẽ tại các địa phương, người dân tự nguyện hiến đất, hiến cây cối, hoa màu, vật kiến trúc để có mặt bằng xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông, hạ tầng xây dựng nông thôn mới. Với nhiều cách làm hay, linh hoạt, sáng tạo như: kiên trì tuyên truyền, thuyết phục; lấy hộ dễ làm trước, thuyết phục hộ khó làm sau; phân công cụ thể cho từng đoàn thể vận động hội, đoàn viên trong gia đình.
Việc tự nguyện giải phóng mặt bằng đã trở thành biểu tượng, hình ảnh tốt đẹp trong chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, nhà nước và chính quyền địa phương, thể hiện rõ vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp... Cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước, Yên Bái đã phát huy mạnh mẽ ý chí tự lực, tự cường của người dân, khơi dậy và “kích hoạt” được nguồn nhân lực, vật lực to lớn trong dân bằng sự giúp đỡ của làng xóm, họ hàng, các đoàn thể thanh niên, phụ nữ, nông dân, cựu chiến binh…
(Phiến đá tri ân nhân dân đã chng sức, đồng lòng hiến đất, cây cối, vật kiến trúc để xây dựng tuyến đường Tân Lĩnh - Tân Lập - Phan Thanh)
Xác định tín dụng chính sách là một trong những công cụ, giải pháp quan trọng của Đảng, Chính phủ, của cấp ủy, chính quyền địa phương trong việc thực hiện các Chương trình MTQG, việc triển khai tín dụng chính sách ở huyện vùng cao 30a Mù Cang Chải đã góp phần quan trọng tạo bước đệm giúp hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số có thêm tư liệu sản xuất, từ đó cải thiện và nâng cao đời sống, đảm bảo an sinh xã hội.
Đến thăm anh Hờ A Sử - bản Pú Cang, xã Nậm Khắt, ai cũng cảm phục ý chí, quyết tâm thoát nghèo, vươn lên làm giàu trên chính mảnh đất quê hương của những người trẻ tuổi nơi đây. Không giấu nổi niềm vui, anh Sử hào hứng kể lại: “Năm 2022, tôi bàn với hai anh trai tôi là Hờ A Khua và Hờ A Rùa chung vốn đầu tư xây dựng bể nuôi cá tầm, cá hồi trên diện tích 1.000 m2. Ban đầu cũng gặp rất nhiều khó khăn, chúng tôi đã mạnh dạn vay 300 triệu đồng từ nguồn vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội để đầu tư và đi học hỏi kinh nghiệm thực tiễn trên Sa Pa, Lào Cai. Sau một năm triển khai thực hiện, mô hình nuôi cá của gia đình tôi đã cho thu nhập đáng kể. Cuối năm 2023 bán được trên 2 tấn cá, thu được gần 600 triệu đồng, sau khi trừ hết các khoản chi phí đã thu về gần 300 triệu đồng. Cùng với đó, tôi tiếp tục dùng nguồn vốn vay tín dụng ưu đãi đầu tư để mở rộng mô hình chăn nuôi lợn và trâu, bò, cũng cho thu nhập mỗi năm hàng trăm triệu đồng”.
(Khu nuôi cá tầm, cá hồi của gia đình anh Hờ A Sử)
Được biết, trong tổng dư nợ các chương trình tín dụng chính sách ở huyện Mù Cang Chải có tới 94% hộ dân là người dân tộc thiểu số có dư nợ vay. Nguồn vốn vay ưu đãi đã giúp đồng bào phát triển sản xuất, chăn nuôi, tạo việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện điều kiện sống, vươn lên thoát nghèo.
Cùng với nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, Yên Bái đã huy động được nguồn xã hội hóa, khơi dậy và kích hoạt được nguồn nhân lực, vật lực to lớn trong nhân dân để đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn mới, đạt được những thành tích đáng tự hào, đóng góp quan trọng vào thành tích chung của cả nước trong thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, tiếp tục là điểm sáng, một trong những địa phương dẫn đầu về phong trào xây dựng nông thôn mới trong khu vực các tỉnh miền núi phía Bắc.
Câu chuyện tỉnh nghèo triển khai thực hiện các Chương trình MTQG - Kỳ 1: Quyết liệt, đồng bộ
(Kỳ cuối: Tiếp tục là điểm sáng)