CTTĐT - Đối với Yên Bái, việc triển khai thực hiện các Chương trình MTQG đã tác động rất lớn đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội, thay đổi diện mạo nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và chỉ số hạnh phúc của người dân.
Bình quân mỗi năm tỉnh Yên Bái giảm 4,45% hộ nghèo, cao hơn so với mục tiêu của tỉnh và cao hơn so với mục tiêu trung ương giao
Đến nay, toàn tỉnh có 110/150 xã đạt chuẩn nông thôn mới, bằng 73,3% tổng số xã toàn tỉnh; có 37 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 11 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu; 4/9 đơn vị hành chính cấp huyện được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới hoặc hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Diện mạo nông thôn đã thực sự khởi sắc, đời sống của người dân không ngừng được nâng lên.
9 tháng đầu năm 2024, vốn đầu tư thuộc các Chương trình MTQG giải ngân là 495.256 triệu đồng/674.740 triệu đồng, đạt 73,4%. Trong đó, đã triển khai thực hiện có hiệu quả các nội dung, hoạt động thuộc từng Dự án, tiểu dự án thành phần của các Chương trình với nhiều điểm sáng tích cực. Nổi bật là:
Thực hiện Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi, từ năm 2021 đến nay, tỉnh Yên Bái đã hỗ trợ làm mới nhà ở cho hộ nghèo từ nguồn vốn CTMTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi; đầu tư 220 công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào DTTS và miền núi...
Thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, đến hết năm 2023 tỷ lệ hộ nghèo tỉnh Yên Bái còn 9,16%, giảm 8,91% so với cuối năm 2021, bình quân giảm 4,45%/năm, cao hơn so với mục tiêu của tỉnh và cao hơn so với mục tiêu trung ương giao. Hằng năm, Tỉnh ủy đã ban hành Kế hoạch thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, xác định cụ thể các mục tiêu, nhiệm vụ, phân công trách nhiệm rõ ràng cho các cơ quan, đơn vị và giao chỉ tiêu giảm nghèo đến từng xã, phường, thị trấn. Tỉnh phân công 52 cơ quan, đơn vị cấp tỉnh trực tiếp theo dõi, tuyên truyền, vận động, giúp đỡ trên 1.000 hộ nghèo tại các xã đặc biệt khó khăn thoát nghèo, huy động các nguồn lực tặng quà Tết cho 100% hộ nghèo trên địa bàn, lồng ghép các nguồn lực thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh.
Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, đến nay, toàn tỉnh có 110/150 xã đạt chuẩn nông thôn mới, bằng 73,3% tổng số xã toàn tỉnh; có 37 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 11 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu; 4/9 đơn vị hành chính cấp huyện được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới hoặc hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Diện mạo nông thôn đã thực sự khởi sắc, đời sống của người dân không ngừng được nâng lên.
Đến bản Sà Rèn, xã Nghĩa Lợi, thị xã Nghĩa Lộ - nơi được xã và thị xã chọn là bản giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc gắn với phát triển du lịch cộng đồng, chúng tôi được ông Hoàng Văn Hóa - Phó Bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã phấn khởi cho biết: “Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, nhân dân đã đóng góp ngày công, tiền của, hiến đất thực hiện các công trình cầu, đường nội thôn, tu sửa nhà văn hóa, sân chơi thể thao, tham gia phát triển kinh tế tăng thu nhập cũng như khai thác tối đa lợi thế cảnh quan, địa thế, văn hóa, ẩm thực độc đáo của đồng bào dân tộc Thái để làm du lịch. Đến nay, bản Sà Rèn đã có 5 cơ sở Homestay hoạt động hiệu quả cho thu nhập cao 400-500 triệu đồng/năm. Du lịch cộng đồng tạo ra những thay đổi tích cực trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế, vừa gìn giữ được giá trị văn hóa truyền thống vừa góp phần vào tăng thu nhập, giảm nghèo bền vững cho người dân, góp phần hoàn thành các tiêu chí bản nông thôn mới kiểu mẫu gắn với giữ gìn bản sắc dân tộc ở xã chúng tôi”.
Thật phấn khởi khi tại tỉnh Yên Bái hôm nay, đã xuất hiện ngày càng nhiều mô hình phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp, dịch vụ đem lại hiệu quả kinh tế cao, nhất là ở vùng dân tộc thiểu số. Trong đó điển hình là 2 dự án chuỗi bí đao xanh tại xã Tân Hương, Mỹ Gia, huyện Yên Bình; 01 mô hình du lịch nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới tại xã Suối Giàng, huyện Văn Chấn giai đoạn 2024 - 2025; 01 mô hình du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 gắn với bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống theo hướng bền vững, bao trùm và đa giá trị được thực hiện theo các nội dung, thành phần, chương trình thuộc Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới.
Kết quả của việc triển khai thực hiện các Chương trình MTQG đối với tỉnh miền núi còn nghèo như Yên Bái đã tác động rất lớn đến quá trình phát triển kinh tế-xã hội, thay đổi diện mạo nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và chỉ số hạnh phúc của người dân. Việc lồng ghép, huy động hiệu quả các nguồn lực trong triển khai thực hiện ba Chương trình MTQG thời gian qua đã tạo nên “cú hích” và động lực quan trọng huy động được toàn bộ nguồn lực xã hội, tạo sự đồng thuận cao trong nhân dân.
Dẫu chặng đường phía trước còn nhiều gian nan, thách thức, nhất là sau những gì hoàn lưu bão số 3 (Yagi) gây ra hồi tháng 9/2024 vừa qua để lại thiệt hại hết sức nặng nề, phải cần đến rất nhiều thời gian, nguồn lực để Yên Bái thực hiện công cuộc tái thiết, vực dậy và phục hồi phát triển kinh tế, xã hội. Song kết quả trong triển khai thực hiện các Chương trình MTQG ở Yên Bái thời gian qua thực sự là những thành quả không thể phủ nhận, là minh chứng rõ nét thể hiện nỗ lực, quyết tâm của cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành và nhân dân các dân tộc trên hành trình hiện thực hóa mục tiêu xây dựng địa phương phát triển nhanh, bền vững theo hướng xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc, phấn đấu vào nhóm 5 tỉnh phát triển hàng đầu của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ như Quy hoạch tỉnh Yên Bái thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã đặt mục tiêu./.
Câu chuyện tỉnh nghèo triển khai thực hiện các Chương trình MTQG - Kỳ 1: Quyết liệt, đồng bộ
Câu chuyện tỉnh nghèo triển khai thực hiện các Chương trình MTQG - Kỳ 2: Linh hoạt lồng ghép các nguồn vốn
2027 lượt xem
Hồng Thanh Tâm - Thanh Bình - Việt Linh
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Đối với Yên Bái, việc triển khai thực hiện các Chương trình MTQG đã tác động rất lớn đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội, thay đổi diện mạo nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và chỉ số hạnh phúc của người dân.Đến nay, toàn tỉnh có 110/150 xã đạt chuẩn nông thôn mới, bằng 73,3% tổng số xã toàn tỉnh; có 37 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 11 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu; 4/9 đơn vị hành chính cấp huyện được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới hoặc hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Diện mạo nông thôn đã thực sự khởi sắc, đời sống của người dân không ngừng được nâng lên.
9 tháng đầu năm 2024, vốn đầu tư thuộc các Chương trình MTQG giải ngân là 495.256 triệu đồng/674.740 triệu đồng, đạt 73,4%. Trong đó, đã triển khai thực hiện có hiệu quả các nội dung, hoạt động thuộc từng Dự án, tiểu dự án thành phần của các Chương trình với nhiều điểm sáng tích cực. Nổi bật là:
Thực hiện Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi, từ năm 2021 đến nay, tỉnh Yên Bái đã hỗ trợ làm mới nhà ở cho hộ nghèo từ nguồn vốn CTMTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi; đầu tư 220 công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào DTTS và miền núi...
Thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, đến hết năm 2023 tỷ lệ hộ nghèo tỉnh Yên Bái còn 9,16%, giảm 8,91% so với cuối năm 2021, bình quân giảm 4,45%/năm, cao hơn so với mục tiêu của tỉnh và cao hơn so với mục tiêu trung ương giao. Hằng năm, Tỉnh ủy đã ban hành Kế hoạch thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, xác định cụ thể các mục tiêu, nhiệm vụ, phân công trách nhiệm rõ ràng cho các cơ quan, đơn vị và giao chỉ tiêu giảm nghèo đến từng xã, phường, thị trấn. Tỉnh phân công 52 cơ quan, đơn vị cấp tỉnh trực tiếp theo dõi, tuyên truyền, vận động, giúp đỡ trên 1.000 hộ nghèo tại các xã đặc biệt khó khăn thoát nghèo, huy động các nguồn lực tặng quà Tết cho 100% hộ nghèo trên địa bàn, lồng ghép các nguồn lực thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh.
Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, đến nay, toàn tỉnh có 110/150 xã đạt chuẩn nông thôn mới, bằng 73,3% tổng số xã toàn tỉnh; có 37 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 11 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu; 4/9 đơn vị hành chính cấp huyện được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới hoặc hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Diện mạo nông thôn đã thực sự khởi sắc, đời sống của người dân không ngừng được nâng lên.
Đến bản Sà Rèn, xã Nghĩa Lợi, thị xã Nghĩa Lộ - nơi được xã và thị xã chọn là bản giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc gắn với phát triển du lịch cộng đồng, chúng tôi được ông Hoàng Văn Hóa - Phó Bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã phấn khởi cho biết: “Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, nhân dân đã đóng góp ngày công, tiền của, hiến đất thực hiện các công trình cầu, đường nội thôn, tu sửa nhà văn hóa, sân chơi thể thao, tham gia phát triển kinh tế tăng thu nhập cũng như khai thác tối đa lợi thế cảnh quan, địa thế, văn hóa, ẩm thực độc đáo của đồng bào dân tộc Thái để làm du lịch. Đến nay, bản Sà Rèn đã có 5 cơ sở Homestay hoạt động hiệu quả cho thu nhập cao 400-500 triệu đồng/năm. Du lịch cộng đồng tạo ra những thay đổi tích cực trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế, vừa gìn giữ được giá trị văn hóa truyền thống vừa góp phần vào tăng thu nhập, giảm nghèo bền vững cho người dân, góp phần hoàn thành các tiêu chí bản nông thôn mới kiểu mẫu gắn với giữ gìn bản sắc dân tộc ở xã chúng tôi”.
Thật phấn khởi khi tại tỉnh Yên Bái hôm nay, đã xuất hiện ngày càng nhiều mô hình phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp, dịch vụ đem lại hiệu quả kinh tế cao, nhất là ở vùng dân tộc thiểu số. Trong đó điển hình là 2 dự án chuỗi bí đao xanh tại xã Tân Hương, Mỹ Gia, huyện Yên Bình; 01 mô hình du lịch nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới tại xã Suối Giàng, huyện Văn Chấn giai đoạn 2024 - 2025; 01 mô hình du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 gắn với bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống theo hướng bền vững, bao trùm và đa giá trị được thực hiện theo các nội dung, thành phần, chương trình thuộc Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới.
Kết quả của việc triển khai thực hiện các Chương trình MTQG đối với tỉnh miền núi còn nghèo như Yên Bái đã tác động rất lớn đến quá trình phát triển kinh tế-xã hội, thay đổi diện mạo nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và chỉ số hạnh phúc của người dân. Việc lồng ghép, huy động hiệu quả các nguồn lực trong triển khai thực hiện ba Chương trình MTQG thời gian qua đã tạo nên “cú hích” và động lực quan trọng huy động được toàn bộ nguồn lực xã hội, tạo sự đồng thuận cao trong nhân dân.
Dẫu chặng đường phía trước còn nhiều gian nan, thách thức, nhất là sau những gì hoàn lưu bão số 3 (Yagi) gây ra hồi tháng 9/2024 vừa qua để lại thiệt hại hết sức nặng nề, phải cần đến rất nhiều thời gian, nguồn lực để Yên Bái thực hiện công cuộc tái thiết, vực dậy và phục hồi phát triển kinh tế, xã hội. Song kết quả trong triển khai thực hiện các Chương trình MTQG ở Yên Bái thời gian qua thực sự là những thành quả không thể phủ nhận, là minh chứng rõ nét thể hiện nỗ lực, quyết tâm của cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành và nhân dân các dân tộc trên hành trình hiện thực hóa mục tiêu xây dựng địa phương phát triển nhanh, bền vững theo hướng xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc, phấn đấu vào nhóm 5 tỉnh phát triển hàng đầu của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ như Quy hoạch tỉnh Yên Bái thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã đặt mục tiêu./.
Câu chuyện tỉnh nghèo triển khai thực hiện các Chương trình MTQG - Kỳ 1: Quyết liệt, đồng bộ
Câu chuyện tỉnh nghèo triển khai thực hiện các Chương trình MTQG - Kỳ 2: Linh hoạt lồng ghép các nguồn vốn