CTTĐT - Với vai trò "đi trước mở đường” hạ tầng giao thông của tỉnh trong những năm qua phát triển nhanh theo hướng đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào các công trình giao thông đường bộ có tính kết nối vùng, liên vùng, có tính lan tỏa và kết nối với đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai... tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh của vùng và của tỉnh.
Tập trung ưu tiên đầu tư các dự án, công trình giao thông trọng điểm, quan trọng của tỉnh, có tính kết nối vùng, liên vùng, tạo đột phá mạnh mẽ phát triển kinh tế - xã hội và kết cấu hạ tầng giao thông
Trong 4 năm 2021-2024, mặc dù gặp không ít những khó khăn, thách thức do việc huy động nguồn lực cho giao thông còn rất hạn chế, tình hình thời tiết diễn biến bất thường, địa hình vùng núi hiểm trở, chia cắt mạnh nhưng với sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, UBND tỉnh, Bộ GTVT và sự phối hợp chặt chẽ của các sở, ban, ngành, địa phương cùng sự đồng thuận, chia sẻ của nhân dân và doanh nghiệp; sự nỗ lực, cố gắng của các nhà thầu; sự đoàn kết, chủ động, sáng tạo của công chức, viên chức và người lao động ngành GTVT; các nhiệm vụ chính trị, chỉ tiêu trong xây dựng, phát triển hạ tầng giao thông đã được Sở GTVT thực hiện hoàn thành tốt đảm bảo mục tiêu, kế hoạch, chương trình đề ra.
Giai đoạn từ năm 2021 đến nay, trên địa bàn tỉnh có 16 dự án, công trình trọng điểm đã và đang đầu tư xây dựng. Bên cạnh các dự án, công trình đã hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng, tỉnh Yên Bái đang tiếp tục thực hiện đầu tư một số dự án, công trình trọng điểm, gồm: Đường kết nối Mường La (Sơn La), Than Uyên, Tân Uyên (Lai Châu), Mù Cang Chải, Văn Chấn, Văn Yên (Yên Bái) với đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai (IC15); Đường nối quốc lộ 70, quốc lộ 32C, quốc lộ 37 với cao tốc Nội Bài - Lào Cai; đường nối quốc lộ 32 với đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai (IC15); Cải tạo, nâng cấp đường nối quốc lộ 37 với cao tốc Nội Bài - Lào Cai (IC15); nút giao IC13 cao tốc Nội Bài - Lào Cai…
Dự kiến hết năm 2025, sẽ hoàn thành 14/16 dự án trọng điểm giai đoạn 2021-2025 và chuyển tiếp dự án đường kết nối Mường La (Sơn La), Than Uyên, Tân Uyên (Lai Châu), Mù Cang Chải, Văn Chấn, Văn Yên (Yên Bái) với đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai (IC15) và đường Khánh Hòa - Văn Yên thuộc dự án xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông liên vùng hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội các huyện nghèo tỉnh Yên Bái sang thực hiện giai đoạn 2026-2027.
Công tác sửa chữa, bảo trì, nâng cấp các tuyến quốc lộ, đường tỉnh luôn được Bộ GTVT, UBND tỉnh đặc biệt quan tâm đầu tư, sửa chữa giúp cho người và các phương tiện đi lại được thuận lợi, góp phần xóa đói giảm nghèo, phát triển bền vững kinh tế - xã hội. Giai đoạn từ năm 2021-2024, UBND tỉnh đã bố trí 527 tỷ đồng chủ yếu để sửa chữa, cải tạo các tuyến đường tỉnh, sửa chữa thay thế các cầu yếu, ngầm tràn, bảo dưỡng thường xuyên, chi hoạt động cân kiểm tra tải trọng... Đồng thời, Bộ GTVT đã bố trí 614 tỷ đồng chủ yếu để sửa chữa, cải tạo các quốc lộ, sửa chữa thay thế các cầu yếu.
Giai đoạn 2021-2025, tỉnh Yên Bái tiếp tục thực hiện Đề án phát triển GTNT theo Nghị quyết số 73/2020/NQ-HĐND ngày 16/12/2020; Nghị quyết số 79/2021/NQ-HĐND ngày 07/12/2021 của HĐND tỉnh; Quyết định số 3446/QĐ-UBND ngày 31/12/2020; Quyết định số 3022/QĐ-UBND ngày 30/12/2021 của UBND tỉnh. Các cấp, ngành, địa phương đã phối hợp chặt chẽ trong triển khai thực hiện Đề án; bám sát mục tiêu, kế hoạch đề ra tại Chương trình hành động số 10- CTr/TU ngày 30/10/2020 của Tỉnh ủy "Giai đoạn 2021-2025, kết hợp lồng ghép các nguồn vốn xây dựng và phát triển hệ thống đường GTNT trên địa bàn tỉnh, phấn đấu đến năm 2025, hoàn thành kiên cố khoảng 2.000 km đường GTNT”.
Sau hơn 4 năm thực hiện Đề án, với phương châm chủ động, linh hoạt trong triển khai thực hiện; huy động, lồng ghép các nguồn vốn và nguồn nội lực trong nhân dân để thực hiện, toàn tỉnh đã kiên cố hóa mặt đường bê tông xi măng được 2.183/2.000 km, đạt 109,15% kế hoạch cả giai đoạn 2021-2025 đề ra, nâng tổng số chiều dài km đường GTNT trên địa bàn tỉnh được kiên cố hóa lên 6.329/8.125,4 km, đạt 77,89%. Giúp người dân đi lại được thuận lợi, an toàn, tiết kiệm thời gian, kinh phí, từng bước đáp ứng được nhu cầu giao thương của nhân dân, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Với điều kiện địa hình phức tạp, chủ yếu là đồi núi dốc và bị chia cắt mạnh, thường xuyên chịu ảnh hưởng bởi thiên tai. Do vậy, để phát triển đồng bộ hạ tầng giao thông tỉnh Yên Bái gặp nhiều rất khó khăn và đòi hỏi nguồn lực đầu tư rất lớn; tốc độ phát triển mạng lưới giao thông đường bộ của tỉnh tăng nhanh nhưng mật độ mạng lưới giao thông đường bộ vẫn còn thấp so với yêu cầu; quy mô các tuyến đường chưa vào cấp theo quy hoạch còn nhiều.
Để khắc phục những khó khăn, hạn chế đó, ngành GTVT sẽ tiếp tục tập trung phát triển hệ thống GTVT một cách đồng bộ, trọng tâm, trọng điểm, tạo mạng lưới giao thông thông suốt giữa các khu vực của tỉnh. Đồng thời gắn kết hạ tầng giao thông của tỉnh với mạng lưới GTVT quốc gia, tạo sự liên kết vùng thông suốt, trọng tâm là tuyến hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh.
Tham mưu với Bộ GTVT, UBND tỉnh triển khai thực hiện hiệu quả công tác phát triển mạng lưới, kết cấu hạ tầng GTVT trên theo các quy hoạch trong lĩnh vực GTVT cấp quốc gia và nhất là Quy hoạch tỉnh Yên Bái thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Trong đó, tập trung ưu tiên đầu tư các dự án, công trình giao thông trọng điểm, quan trọng của tỉnh, có tính kết nối vùng, liên vùng, kết nối với cao tốc Nội Bài - Lào Cai, tạo đột phá mạnh mẽ phát triển kinh tế - xã hội và kết cấu hạ tầng giao thông.
Trong 4 năm 2021-2024, mặc dù gặp không ít những khó khăn, thách thức do việc huy động nguồn lực cho giao thông còn rất hạn chế, tình hình thời tiết diễn biến bất thường, địa hình vùng núi hiểm trở, chia cắt mạnh nhưng với sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, UBND tỉnh, Bộ GTVT và sự phối hợp chặt chẽ của các sở, ban, ngành, địa phương cùng sự đồng thuận, chia sẻ của nhân dân và doanh nghiệp; sự nỗ lực, cố gắng của các nhà thầu; sự đoàn kết, chủ động, sáng tạo của công chức, viên chức và người lao động ngành GTVT; các nhiệm vụ chính trị, chỉ tiêu trong xây dựng, phát triển hạ tầng giao thông đã được Sở GTVT thực hiện hoàn thành tốt đảm bảo mục tiêu, kế hoạch, chương trình đề ra.
Giai đoạn từ năm 2021 đến nay, trên địa bàn tỉnh có 16 dự án, công trình trọng điểm đã và đang đầu tư xây dựng. Bên cạnh các dự án, công trình đã hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng, tỉnh Yên Bái đang tiếp tục thực hiện đầu tư một số dự án, công trình trọng điểm, gồm: Đường kết nối Mường La (Sơn La), Than Uyên, Tân Uyên (Lai Châu), Mù Cang Chải, Văn Chấn, Văn Yên (Yên Bái) với đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai (IC15); Đường nối quốc lộ 70, quốc lộ 32C, quốc lộ 37 với cao tốc Nội Bài - Lào Cai; đường nối quốc lộ 32 với đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai (IC15); Cải tạo, nâng cấp đường nối quốc lộ 37 với cao tốc Nội Bài - Lào Cai (IC15); nút giao IC13 cao tốc Nội Bài - Lào Cai…
Dự kiến hết năm 2025, sẽ hoàn thành 14/16 dự án trọng điểm giai đoạn 2021-2025 và chuyển tiếp dự án đường kết nối Mường La (Sơn La), Than Uyên, Tân Uyên (Lai Châu), Mù Cang Chải, Văn Chấn, Văn Yên (Yên Bái) với đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai (IC15) và đường Khánh Hòa - Văn Yên thuộc dự án xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông liên vùng hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội các huyện nghèo tỉnh Yên Bái sang thực hiện giai đoạn 2026-2027.
Công tác sửa chữa, bảo trì, nâng cấp các tuyến quốc lộ, đường tỉnh luôn được Bộ GTVT, UBND tỉnh đặc biệt quan tâm đầu tư, sửa chữa giúp cho người và các phương tiện đi lại được thuận lợi, góp phần xóa đói giảm nghèo, phát triển bền vững kinh tế - xã hội. Giai đoạn từ năm 2021-2024, UBND tỉnh đã bố trí 527 tỷ đồng chủ yếu để sửa chữa, cải tạo các tuyến đường tỉnh, sửa chữa thay thế các cầu yếu, ngầm tràn, bảo dưỡng thường xuyên, chi hoạt động cân kiểm tra tải trọng... Đồng thời, Bộ GTVT đã bố trí 614 tỷ đồng chủ yếu để sửa chữa, cải tạo các quốc lộ, sửa chữa thay thế các cầu yếu.
Giai đoạn 2021-2025, tỉnh Yên Bái tiếp tục thực hiện Đề án phát triển GTNT theo Nghị quyết số 73/2020/NQ-HĐND ngày 16/12/2020; Nghị quyết số 79/2021/NQ-HĐND ngày 07/12/2021 của HĐND tỉnh; Quyết định số 3446/QĐ-UBND ngày 31/12/2020; Quyết định số 3022/QĐ-UBND ngày 30/12/2021 của UBND tỉnh. Các cấp, ngành, địa phương đã phối hợp chặt chẽ trong triển khai thực hiện Đề án; bám sát mục tiêu, kế hoạch đề ra tại Chương trình hành động số 10- CTr/TU ngày 30/10/2020 của Tỉnh ủy "Giai đoạn 2021-2025, kết hợp lồng ghép các nguồn vốn xây dựng và phát triển hệ thống đường GTNT trên địa bàn tỉnh, phấn đấu đến năm 2025, hoàn thành kiên cố khoảng 2.000 km đường GTNT”.
Sau hơn 4 năm thực hiện Đề án, với phương châm chủ động, linh hoạt trong triển khai thực hiện; huy động, lồng ghép các nguồn vốn và nguồn nội lực trong nhân dân để thực hiện, toàn tỉnh đã kiên cố hóa mặt đường bê tông xi măng được 2.183/2.000 km, đạt 109,15% kế hoạch cả giai đoạn 2021-2025 đề ra, nâng tổng số chiều dài km đường GTNT trên địa bàn tỉnh được kiên cố hóa lên 6.329/8.125,4 km, đạt 77,89%. Giúp người dân đi lại được thuận lợi, an toàn, tiết kiệm thời gian, kinh phí, từng bước đáp ứng được nhu cầu giao thương của nhân dân, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Với điều kiện địa hình phức tạp, chủ yếu là đồi núi dốc và bị chia cắt mạnh, thường xuyên chịu ảnh hưởng bởi thiên tai. Do vậy, để phát triển đồng bộ hạ tầng giao thông tỉnh Yên Bái gặp nhiều rất khó khăn và đòi hỏi nguồn lực đầu tư rất lớn; tốc độ phát triển mạng lưới giao thông đường bộ của tỉnh tăng nhanh nhưng mật độ mạng lưới giao thông đường bộ vẫn còn thấp so với yêu cầu; quy mô các tuyến đường chưa vào cấp theo quy hoạch còn nhiều.
Để khắc phục những khó khăn, hạn chế đó, ngành GTVT sẽ tiếp tục tập trung phát triển hệ thống GTVT một cách đồng bộ, trọng tâm, trọng điểm, tạo mạng lưới giao thông thông suốt giữa các khu vực của tỉnh. Đồng thời gắn kết hạ tầng giao thông của tỉnh với mạng lưới GTVT quốc gia, tạo sự liên kết vùng thông suốt, trọng tâm là tuyến hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh.
Tham mưu với Bộ GTVT, UBND tỉnh triển khai thực hiện hiệu quả công tác phát triển mạng lưới, kết cấu hạ tầng GTVT trên theo các quy hoạch trong lĩnh vực GTVT cấp quốc gia và nhất là Quy hoạch tỉnh Yên Bái thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Trong đó, tập trung ưu tiên đầu tư các dự án, công trình giao thông trọng điểm, quan trọng của tỉnh, có tính kết nối vùng, liên vùng, kết nối với cao tốc Nội Bài - Lào Cai, tạo đột phá mạnh mẽ phát triển kinh tế - xã hội và kết cấu hạ tầng giao thông.
Tận dụng tối đa năng lực kết cấu hạ tầng GTVT hiện có; thực hiện tốt công tác quản lý, sửa chữa, bảo trì hệ thống đường bộ, đặc biệt là các tuyến quốc lộ, đường tỉnh, các tuyến đường kết nối vùng, liên vùng; dần xóa bỏ các điểm đen, điểm mất an toàn giao thông, hạn chế tầm nhìn, đảm bảo giao thông luôn thông suốt; các công trình cầu yếu, cầu không đủ khẩu độ, ngầm tràn sẽ dần được thay thế bằng các công trình cống, cầu mới đảm bảo lưu thông thuận lợi và không bị ngập úng khi vào mùa mưa lũ.
Tiếp tục huy động các nguồn lực đẩy mạnh phát triển GTNT gắn với 3 Chương trình mục tiêu quốc gia theo Đề án phát triển GTNT trên địa bàn tỉnh Yên Bái với phương châm linh hoạt trong triển khai thực hiện; huy động, lồng ghép các nguồn vốn và sự tham gia của nhân dân. Xây dựng hoàn thiện các tuyến đường GTNT liên xã, liên thôn đảm bảo theo quy hoạch xây dựng các xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu.
Tiếp tục xác định thu hút đầu tư, nhất là thu hút, kêu gọi đầu tư phát triển mạng lưới, kết cấu hạ tầng GTVT theo hình thức đối tác công tư (PPP) là nhiệm vụ quan trọng, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện với nỗ lực, quyết tâm chính trị cao nhất bảo đảm khai thác tối đa tiềm năng, thế mạnh của tỉnh để thu hút được những nhà đầu tư lớn, có tiềm lực, kinh nghiệm đến đầu tư, phát triển hạ tầng GTVT phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong giai đoạn tới.
Ban Biên tập
1872 lượt xem
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Với vai trò "đi trước mở đường” hạ tầng giao thông của tỉnh trong những năm qua phát triển nhanh theo hướng đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào các công trình giao thông đường bộ có tính kết nối vùng, liên vùng, có tính lan tỏa và kết nối với đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai... tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh của vùng và của tỉnh.
Trong 4 năm 2021-2024, mặc dù gặp không ít những khó khăn, thách thức do việc huy động nguồn lực cho giao thông còn rất hạn chế, tình hình thời tiết diễn biến bất thường, địa hình vùng núi hiểm trở, chia cắt mạnh nhưng với sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, UBND tỉnh, Bộ GTVT và sự phối hợp chặt chẽ của các sở, ban, ngành, địa phương cùng sự đồng thuận, chia sẻ của nhân dân và doanh nghiệp; sự nỗ lực, cố gắng của các nhà thầu; sự đoàn kết, chủ động, sáng tạo của công chức, viên chức và người lao động ngành GTVT; các nhiệm vụ chính trị, chỉ tiêu trong xây dựng, phát triển hạ tầng giao thông đã được Sở GTVT thực hiện hoàn thành tốt đảm bảo mục tiêu, kế hoạch, chương trình đề ra.
Giai đoạn từ năm 2021 đến nay, trên địa bàn tỉnh có 16 dự án, công trình trọng điểm đã và đang đầu tư xây dựng. Bên cạnh các dự án, công trình đã hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng, tỉnh Yên Bái đang tiếp tục thực hiện đầu tư một số dự án, công trình trọng điểm, gồm: Đường kết nối Mường La (Sơn La), Than Uyên, Tân Uyên (Lai Châu), Mù Cang Chải, Văn Chấn, Văn Yên (Yên Bái) với đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai (IC15); Đường nối quốc lộ 70, quốc lộ 32C, quốc lộ 37 với cao tốc Nội Bài - Lào Cai; đường nối quốc lộ 32 với đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai (IC15); Cải tạo, nâng cấp đường nối quốc lộ 37 với cao tốc Nội Bài - Lào Cai (IC15); nút giao IC13 cao tốc Nội Bài - Lào Cai…
Dự kiến hết năm 2025, sẽ hoàn thành 14/16 dự án trọng điểm giai đoạn 2021-2025 và chuyển tiếp dự án đường kết nối Mường La (Sơn La), Than Uyên, Tân Uyên (Lai Châu), Mù Cang Chải, Văn Chấn, Văn Yên (Yên Bái) với đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai (IC15) và đường Khánh Hòa - Văn Yên thuộc dự án xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông liên vùng hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội các huyện nghèo tỉnh Yên Bái sang thực hiện giai đoạn 2026-2027.
Công tác sửa chữa, bảo trì, nâng cấp các tuyến quốc lộ, đường tỉnh luôn được Bộ GTVT, UBND tỉnh đặc biệt quan tâm đầu tư, sửa chữa giúp cho người và các phương tiện đi lại được thuận lợi, góp phần xóa đói giảm nghèo, phát triển bền vững kinh tế - xã hội. Giai đoạn từ năm 2021-2024, UBND tỉnh đã bố trí 527 tỷ đồng chủ yếu để sửa chữa, cải tạo các tuyến đường tỉnh, sửa chữa thay thế các cầu yếu, ngầm tràn, bảo dưỡng thường xuyên, chi hoạt động cân kiểm tra tải trọng... Đồng thời, Bộ GTVT đã bố trí 614 tỷ đồng chủ yếu để sửa chữa, cải tạo các quốc lộ, sửa chữa thay thế các cầu yếu.
Giai đoạn 2021-2025, tỉnh Yên Bái tiếp tục thực hiện Đề án phát triển GTNT theo Nghị quyết số 73/2020/NQ-HĐND ngày 16/12/2020; Nghị quyết số 79/2021/NQ-HĐND ngày 07/12/2021 của HĐND tỉnh; Quyết định số 3446/QĐ-UBND ngày 31/12/2020; Quyết định số 3022/QĐ-UBND ngày 30/12/2021 của UBND tỉnh. Các cấp, ngành, địa phương đã phối hợp chặt chẽ trong triển khai thực hiện Đề án; bám sát mục tiêu, kế hoạch đề ra tại Chương trình hành động số 10- CTr/TU ngày 30/10/2020 của Tỉnh ủy "Giai đoạn 2021-2025, kết hợp lồng ghép các nguồn vốn xây dựng và phát triển hệ thống đường GTNT trên địa bàn tỉnh, phấn đấu đến năm 2025, hoàn thành kiên cố khoảng 2.000 km đường GTNT”.
Sau hơn 4 năm thực hiện Đề án, với phương châm chủ động, linh hoạt trong triển khai thực hiện; huy động, lồng ghép các nguồn vốn và nguồn nội lực trong nhân dân để thực hiện, toàn tỉnh đã kiên cố hóa mặt đường bê tông xi măng được 2.183/2.000 km, đạt 109,15% kế hoạch cả giai đoạn 2021-2025 đề ra, nâng tổng số chiều dài km đường GTNT trên địa bàn tỉnh được kiên cố hóa lên 6.329/8.125,4 km, đạt 77,89%. Giúp người dân đi lại được thuận lợi, an toàn, tiết kiệm thời gian, kinh phí, từng bước đáp ứng được nhu cầu giao thương của nhân dân, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Với điều kiện địa hình phức tạp, chủ yếu là đồi núi dốc và bị chia cắt mạnh, thường xuyên chịu ảnh hưởng bởi thiên tai. Do vậy, để phát triển đồng bộ hạ tầng giao thông tỉnh Yên Bái gặp nhiều rất khó khăn và đòi hỏi nguồn lực đầu tư rất lớn; tốc độ phát triển mạng lưới giao thông đường bộ của tỉnh tăng nhanh nhưng mật độ mạng lưới giao thông đường bộ vẫn còn thấp so với yêu cầu; quy mô các tuyến đường chưa vào cấp theo quy hoạch còn nhiều.
Để khắc phục những khó khăn, hạn chế đó, ngành GTVT sẽ tiếp tục tập trung phát triển hệ thống GTVT một cách đồng bộ, trọng tâm, trọng điểm, tạo mạng lưới giao thông thông suốt giữa các khu vực của tỉnh. Đồng thời gắn kết hạ tầng giao thông của tỉnh với mạng lưới GTVT quốc gia, tạo sự liên kết vùng thông suốt, trọng tâm là tuyến hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh.
Tham mưu với Bộ GTVT, UBND tỉnh triển khai thực hiện hiệu quả công tác phát triển mạng lưới, kết cấu hạ tầng GTVT trên theo các quy hoạch trong lĩnh vực GTVT cấp quốc gia và nhất là Quy hoạch tỉnh Yên Bái thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Trong đó, tập trung ưu tiên đầu tư các dự án, công trình giao thông trọng điểm, quan trọng của tỉnh, có tính kết nối vùng, liên vùng, kết nối với cao tốc Nội Bài - Lào Cai, tạo đột phá mạnh mẽ phát triển kinh tế - xã hội và kết cấu hạ tầng giao thông.
Trong 4 năm 2021-2024, mặc dù gặp không ít những khó khăn, thách thức do việc huy động nguồn lực cho giao thông còn rất hạn chế, tình hình thời tiết diễn biến bất thường, địa hình vùng núi hiểm trở, chia cắt mạnh nhưng với sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, UBND tỉnh, Bộ GTVT và sự phối hợp chặt chẽ của các sở, ban, ngành, địa phương cùng sự đồng thuận, chia sẻ của nhân dân và doanh nghiệp; sự nỗ lực, cố gắng của các nhà thầu; sự đoàn kết, chủ động, sáng tạo của công chức, viên chức và người lao động ngành GTVT; các nhiệm vụ chính trị, chỉ tiêu trong xây dựng, phát triển hạ tầng giao thông đã được Sở GTVT thực hiện hoàn thành tốt đảm bảo mục tiêu, kế hoạch, chương trình đề ra.
Giai đoạn từ năm 2021 đến nay, trên địa bàn tỉnh có 16 dự án, công trình trọng điểm đã và đang đầu tư xây dựng. Bên cạnh các dự án, công trình đã hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng, tỉnh Yên Bái đang tiếp tục thực hiện đầu tư một số dự án, công trình trọng điểm, gồm: Đường kết nối Mường La (Sơn La), Than Uyên, Tân Uyên (Lai Châu), Mù Cang Chải, Văn Chấn, Văn Yên (Yên Bái) với đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai (IC15); Đường nối quốc lộ 70, quốc lộ 32C, quốc lộ 37 với cao tốc Nội Bài - Lào Cai; đường nối quốc lộ 32 với đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai (IC15); Cải tạo, nâng cấp đường nối quốc lộ 37 với cao tốc Nội Bài - Lào Cai (IC15); nút giao IC13 cao tốc Nội Bài - Lào Cai…
Dự kiến hết năm 2025, sẽ hoàn thành 14/16 dự án trọng điểm giai đoạn 2021-2025 và chuyển tiếp dự án đường kết nối Mường La (Sơn La), Than Uyên, Tân Uyên (Lai Châu), Mù Cang Chải, Văn Chấn, Văn Yên (Yên Bái) với đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai (IC15) và đường Khánh Hòa - Văn Yên thuộc dự án xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông liên vùng hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội các huyện nghèo tỉnh Yên Bái sang thực hiện giai đoạn 2026-2027.
Công tác sửa chữa, bảo trì, nâng cấp các tuyến quốc lộ, đường tỉnh luôn được Bộ GTVT, UBND tỉnh đặc biệt quan tâm đầu tư, sửa chữa giúp cho người và các phương tiện đi lại được thuận lợi, góp phần xóa đói giảm nghèo, phát triển bền vững kinh tế - xã hội. Giai đoạn từ năm 2021-2024, UBND tỉnh đã bố trí 527 tỷ đồng chủ yếu để sửa chữa, cải tạo các tuyến đường tỉnh, sửa chữa thay thế các cầu yếu, ngầm tràn, bảo dưỡng thường xuyên, chi hoạt động cân kiểm tra tải trọng... Đồng thời, Bộ GTVT đã bố trí 614 tỷ đồng chủ yếu để sửa chữa, cải tạo các quốc lộ, sửa chữa thay thế các cầu yếu.
Giai đoạn 2021-2025, tỉnh Yên Bái tiếp tục thực hiện Đề án phát triển GTNT theo Nghị quyết số 73/2020/NQ-HĐND ngày 16/12/2020; Nghị quyết số 79/2021/NQ-HĐND ngày 07/12/2021 của HĐND tỉnh; Quyết định số 3446/QĐ-UBND ngày 31/12/2020; Quyết định số 3022/QĐ-UBND ngày 30/12/2021 của UBND tỉnh. Các cấp, ngành, địa phương đã phối hợp chặt chẽ trong triển khai thực hiện Đề án; bám sát mục tiêu, kế hoạch đề ra tại Chương trình hành động số 10- CTr/TU ngày 30/10/2020 của Tỉnh ủy "Giai đoạn 2021-2025, kết hợp lồng ghép các nguồn vốn xây dựng và phát triển hệ thống đường GTNT trên địa bàn tỉnh, phấn đấu đến năm 2025, hoàn thành kiên cố khoảng 2.000 km đường GTNT”.
Sau hơn 4 năm thực hiện Đề án, với phương châm chủ động, linh hoạt trong triển khai thực hiện; huy động, lồng ghép các nguồn vốn và nguồn nội lực trong nhân dân để thực hiện, toàn tỉnh đã kiên cố hóa mặt đường bê tông xi măng được 2.183/2.000 km, đạt 109,15% kế hoạch cả giai đoạn 2021-2025 đề ra, nâng tổng số chiều dài km đường GTNT trên địa bàn tỉnh được kiên cố hóa lên 6.329/8.125,4 km, đạt 77,89%. Giúp người dân đi lại được thuận lợi, an toàn, tiết kiệm thời gian, kinh phí, từng bước đáp ứng được nhu cầu giao thương của nhân dân, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Với điều kiện địa hình phức tạp, chủ yếu là đồi núi dốc và bị chia cắt mạnh, thường xuyên chịu ảnh hưởng bởi thiên tai. Do vậy, để phát triển đồng bộ hạ tầng giao thông tỉnh Yên Bái gặp nhiều rất khó khăn và đòi hỏi nguồn lực đầu tư rất lớn; tốc độ phát triển mạng lưới giao thông đường bộ của tỉnh tăng nhanh nhưng mật độ mạng lưới giao thông đường bộ vẫn còn thấp so với yêu cầu; quy mô các tuyến đường chưa vào cấp theo quy hoạch còn nhiều.
Để khắc phục những khó khăn, hạn chế đó, ngành GTVT sẽ tiếp tục tập trung phát triển hệ thống GTVT một cách đồng bộ, trọng tâm, trọng điểm, tạo mạng lưới giao thông thông suốt giữa các khu vực của tỉnh. Đồng thời gắn kết hạ tầng giao thông của tỉnh với mạng lưới GTVT quốc gia, tạo sự liên kết vùng thông suốt, trọng tâm là tuyến hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh.
Tham mưu với Bộ GTVT, UBND tỉnh triển khai thực hiện hiệu quả công tác phát triển mạng lưới, kết cấu hạ tầng GTVT trên theo các quy hoạch trong lĩnh vực GTVT cấp quốc gia và nhất là Quy hoạch tỉnh Yên Bái thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Trong đó, tập trung ưu tiên đầu tư các dự án, công trình giao thông trọng điểm, quan trọng của tỉnh, có tính kết nối vùng, liên vùng, kết nối với cao tốc Nội Bài - Lào Cai, tạo đột phá mạnh mẽ phát triển kinh tế - xã hội và kết cấu hạ tầng giao thông.
Tận dụng tối đa năng lực kết cấu hạ tầng GTVT hiện có; thực hiện tốt công tác quản lý, sửa chữa, bảo trì hệ thống đường bộ, đặc biệt là các tuyến quốc lộ, đường tỉnh, các tuyến đường kết nối vùng, liên vùng; dần xóa bỏ các điểm đen, điểm mất an toàn giao thông, hạn chế tầm nhìn, đảm bảo giao thông luôn thông suốt; các công trình cầu yếu, cầu không đủ khẩu độ, ngầm tràn sẽ dần được thay thế bằng các công trình cống, cầu mới đảm bảo lưu thông thuận lợi và không bị ngập úng khi vào mùa mưa lũ.
Tiếp tục huy động các nguồn lực đẩy mạnh phát triển GTNT gắn với 3 Chương trình mục tiêu quốc gia theo Đề án phát triển GTNT trên địa bàn tỉnh Yên Bái với phương châm linh hoạt trong triển khai thực hiện; huy động, lồng ghép các nguồn vốn và sự tham gia của nhân dân. Xây dựng hoàn thiện các tuyến đường GTNT liên xã, liên thôn đảm bảo theo quy hoạch xây dựng các xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu.
Tiếp tục xác định thu hút đầu tư, nhất là thu hút, kêu gọi đầu tư phát triển mạng lưới, kết cấu hạ tầng GTVT theo hình thức đối tác công tư (PPP) là nhiệm vụ quan trọng, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện với nỗ lực, quyết tâm chính trị cao nhất bảo đảm khai thác tối đa tiềm năng, thế mạnh của tỉnh để thu hút được những nhà đầu tư lớn, có tiềm lực, kinh nghiệm đến đầu tư, phát triển hạ tầng GTVT phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong giai đoạn tới.
Ban Biên tập