CTTĐT - Từ tháng 11/2024, nhiều quy định, chính sách mới có hiệu lực thi hành.
Nhiều quy định, chính sách mới có hiệu lực từ tháng 11/2024
1. Tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng với viên chức trợ giúp viên pháp lý hạng I và hạng II từ ngày 01/11/2024
Thông tư 09/2024/TT-BTP ngày 06/9/2024 của Bộ Tư pháp quy định tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức trợ giúp viên pháp lý, có hiệu lực từ ngày 01/11/2024.
Theo đó, tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức trợ giúp viên pháp lý hạng I và hạng II như sau:
* Tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức trợ giúp viên pháp lý hạng I
Viên chức trợ giúp viên pháp lý đăng ký dự xét thăng hạng từ hạng II lên hạng I phải đáp ứng đủ các tiêu chuẩn, điều kiện sau đây:
- Đang giữ chức danh nghề nghiệp viên chức trợ giúp viên pháp lý hạng II và đáp ứng tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp viên chức trợ giúp viên pháp lý theo quy định tại Điều 4 Thông tư 05/2022/TT-BTP.
- Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư 05/2022/TT-BTP.
- Tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại điểm a khoản 1 Điều 32 Nghị định 115/2020/NĐ-CP (được sửa đổi theo quy định tại khoản 16 Điều 1 Nghị định 85/2023/NĐ-CP).
* Tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức trợ giúp viên pháp lý hạng II
Viên chức trợ giúp viên pháp lý đăng ký dự xét thăng hạng từ hạng III lên hạng II phải đáp ứng đủ các tiêu chuẩn, điều kiện sau đây:
- Đang giữ chức danh nghề nghiệp viên chức trợ giúp viên pháp lý hạng III và đáp ứng tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp viên chức trợ giúp viên pháp lý theo quy định tại Điều 4 Thông tư 05/2022/TT-BTP.
- Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư 05/2022/TT-BTP.
- Tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại điểm a khoản 1 Điều 32 Nghị định 115/2020/NĐ-CP được sửa đổi theo quy định tại khoản 16 Điều 1 Nghị định 85/2023/NĐ-CP.
2. 9 chính sách hỗ trợ phát triển hợp tác xã từ ngày 1/11/2024
Luật Hợp tác xã được quy định chi tiết tại Nghị định 113/2024/NĐ-CP trong đó nêu rõ 9 chính sách hỗ trợ phát triển hợp tác xã từ ngày 1/11/2024.
Cụ thể, Nhà nước có chính sách hỗ trợ pháp triển tổ hợp tác, hợp tác xã và liên hiệp hợp tác xã gồm:
- Chính sách hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực, trong đó ngân sách nhà nước hỗ trợ tối đa 100% chi phí xây dựng, triển khai các chương trình đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao năng lực; Ngân sách nhà nước chi trả 100% kinh phí đối với công chức, viên chức cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế tập thể, hệ thống Liên minh hợp tác xã Việt Nam, các hiệp hội, tổ chức chính trị, chính trị - xã hội, giảng viên khi tham gia đào tạo, bồi dưỡng.
- Chính sách hỗ trợ thông tin được công bố trên Cổng thông tin quốc gia về hợp tác xã và Ngân sách nhà sẽ nước hỗ trợ tối đa 100% kinh phí thực hiện.
- Chính sách hỗ trợ xây dựng mạng lưới cung cấp dịch vụ tư vấn cho tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và Ngân sách nhà nước hỗ trợ tối đa 100% kinh phí thực hiện nội dung này.
- Chính sách hỗ trợ tối đa 100% kinh phí cho hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có nhu cầu học tập từ mô hình hiệu quả bao gồm: tổ chức hội nghị, hội thảo phổ biến kinh nghiệm; tham quan, khảo sát; tư vấn, xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh.
- Chính sách hỗ trợ ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, ngân sách nhà nước hỗ trợ tối đa 100% kinh phí.
- Chính sách hỗ trợ tiếp cận và nghiên cứu thị trường, ngân sách nhà nước hỗ trợ tối đa 100% kinh phí tham gia hội chợ, triển lãm trong nước; kinh phí thuê địa điểm và vận hành một số điểm giới thiệu, bán sản phẩm của các tổ chức kinh tế tập thể.
- Chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, trang thiết bị cho tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã nhằm phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh, an sinh xã hội, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, hình thành chuỗi sản xuất, cung cấp dịch vụ chế biến và tiêu thụ sản phẩm.
- Chính sách hỗ trợ tư vấn tài chính và đánh giá rủi ro bằng việc hỗ trợ phần chi phí kiểm toán mà hợp tác xã đã thực hiện thuê tổ chức kiểm toán độc lập để thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính năm trước liền kề trong trường hợp hợp tác xã quy mô siêu nhỏ và nhỏ được Nhà nước hỗ trợ với kinh phí hỗ trợ từ 3 tỷ đồng trở lên.
- Chính sách hỗ trợ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp bằng việc hỗ trợ vốn, giống, trang thiết bị ứng dụng khoa học và công nghệ khi tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã chuyển đổi sang sản xuất bền vững, nông nghiệp hữu cơ, thích ứng với biến đổi khí hậu theo các đề án từ nguồn kinh phí nhà nước.
3. Tăng 15% trợ cấp hằng tháng với quân nhân đã phục viên, xuất ngũ
Thông tư 53/2024 của Bộ Quốc phòng về điều chỉnh trợ cấp hằng tháng đối với quân nhân đã phục viên, xuất ngũ có hiệu lực từ ngày 1-11-2024. Theo đó, Thông tư 53 áp dụng đối với:
- Quân nhân đã phục viên, xuất ngũ đang hưởng chế độ trợ cấp hằng tháng theo quy định tại Quyết định 142/2008/QĐ-TTg về thực hiện chế độ đối với quân nhân tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước có dưới 20 năm công tác trong Quân đội đã phục viên, xuất ngũ về địa phương; Quyết định 38/2010/QĐ-TTg về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg.
- Quân nhân, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc đang hưởng chế độ trợ cấp hằng tháng theo Quyết định 62/2011/QĐ-TTg về chế độ, chính sách đối với đối tượng tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia, giúp bạn Lào sau ngày 30-4-1975 đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc.
Với hai đối tượng trên, điều chỉnh tăng thêm 15% trên mức trợ cấp hằng tháng của tháng 6-2024.
Cụ thể, mức trợ cấp hằng tháng sau khi đã được điều chỉnh tăng thêm, cụ thể như sau:
a) Từ đủ 15 năm đến dưới 16 năm, mức trợ cấp bằng 2.628.000 đồng/tháng;
b) Từ đủ 16 năm đến dưới 17 năm, mức trợ cấp bằng 2.746.000 đồng/tháng;
c) Từ đủ 17 năm đến dưới 18 năm, mức trợ cấp bằng 2.868.000 đồng/tháng;
d) Từ đủ 18 năm đến dưới 19 năm, mức trợ cấp bằng 2.988.000 đồng/tháng;
đ) Từ đủ 19 năm đến dưới 20 năm, mức trợ cấp bằng 3.105.000 đồng/tháng.
Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/11/2024. Các quy định tại Thông tư này được thực hiện từ ngày 01/7/2024.
4. Sửa đổi, bổ sung các loại hồ sơ công nhận văn bản nước ngoài
Bộ Giáo dục và Đào tạo sửa đổi, bổ sung các loại hồ sơ công nhận văn bản nước ngoài sử dụng tại Việt Nam trong Thông tư 07/2024/TT-BGDĐT có hiệu lực từ 02/11/2024.
Theo đó, khoản 1 Điều 1 Thông tư 07/2024/TT-BGDĐT đã sửa đổi, bổ sung Điều 7 Thông tư 13/2021/TT-BGDĐT về hồ sơ công nhận văn bằng ở nước ngoài như sau:
- Bản sao/Bản sao từ sổ gốc văn bằng đề nghị công nhận kèm bản công chứng dịch sang tiếng Việt (quy định cũ còn yêu cầu bản sao văn bằng, chứng chỉ có liên quan trực tiếp).
- Bản sao phụ lục văn bằng/kết quả học tập kèm bảng công chứng dịch sang tiếng Việt (giữ nguyên theo quy định cũ).
- Minh chứng thời gian học ở nước ngoài gồm:
• Quyết định cử đi học và tiếp nhận của đơn vị quản lý lao động;
• Hộ chiếu, trang thị thực có visa, dấu xuất nhập cảnh tương đương thời gian du học
• Giấy tờ chứng minh khác.
Trong đó, những giấy tờ này là giấy tờ được bổ sung bởi Thông tư 07/2024/TT-BGDĐT. Quy định cũ không liệt kê.
- Văn bản ủy quyền xác minh thông tin về văn bằng (nếu được yêu cầu) - giữ nguyên như quy định cũ.
Đồng thời, việc gửi hồ sơ từ ngày 02/11/2024 phải thực hiện hoàn toàn online trên Cổng dịch vụ công trực tuyến của Bộ Giáo dục hoặc Sở Giáo dục mà không còn được gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.
Khi gửi hồ sơ online, quy định mới cũng yêu cầu người đề nghị thực hiện thanh toán lệ phí theo quy định.
5. Tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng với viên chức chuyên ngành Thông tin và Truyền thông từ ngày 07/11/2024
Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Thông tư 12/2024/TT-BTTTT quy định tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành Thông tin và Truyền thông, có hiệu lực từ ngày 07/11/2024.
Tiêu chuẩn, điều kiện chung dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành Thông tin và Truyền thông
Đáp ứng đủ các tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều 32 Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức, được sửa đổi tại khoản 16 Điều 1 Nghị định số 85/2023/NĐ-CP ngày 07 tháng 12 năm 2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25 tháng 9 năm 2020 về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức.
Trong danh mục vị trí việc làm của đơn vị sự nghiệp công lập cử dự xét thăng hạng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt đúng quy định pháp luật có vị trí việc làm ứng với hạng chức danh nghề nghiệp viên chức dự xét thăng hạng.
Được cấp có thẩm quyền cử dự xét thăng hạng theo quy định.
Thông tư cũng quy định cụ thể về tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành Thông tin và Truyền thông lên hạng II và lên hạng I: chức danh nghề nghiệp biên tập viên; chức danh nghề nghiệp phóng viên; chức danh nghề nghiệp biên dịch viên; chức danh nghề nghiệp đạo diễn truyền hình...
6. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ đối với viên chức đăng ký biện pháp bảo đảm hạng I, hạng II và hạng III
Bộ Tư pháp ban hành Thông tư 10/2024/TT-BTP ngày 24/10/2024 quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Đăng ký biện pháp bảo đảm, có hiệu lực từ ngày 08/11/2024.
Theo đó, tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ đối với Viên chức đăng ký biện pháp bảo đảm hạng I, hạng II và hạng III như sau:
* Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ đối với Viên chức đăng ký biện pháp bảo đảm hạng I
- Nắm vững và thực hiện đúng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về cung cấp dịch vụ công, thủ tục hành chính trong thực hiện nhiệm vụ quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư 10/2024/TT-BTP;
- Có kiến thức, nghiệp vụ, kỹ năng để thực hiện nhiệm vụ quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư 10/2024/TT-BTP;
- Có năng lực về tổ chức, xây dựng nội dung và thực hiện nhiệm vụ quy định tại điểm c và điểm d khoản 1 Điều 7 Thông tư 10/2024/TT-BTP;
- Có năng lực, kỹ năng soạn thảo văn bản, phân tích, giải trình để thực hiện nhiệm vụ quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư 10/2024/TT-BTP;
- Có năng lực phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong thực hiện nhiệm vụ quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư 10/2024/TT-BTP.
* Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ đối với Viên chức đăng ký biện pháp bảo đảm hạng II
- Nắm vững và thực hiện đúng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về cung cấp dịch vụ công, thủ tục hành chính trong thực hiện nhiệm vụ quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 10/2024/TT-BTP;
- Có kiến thức, nghiệp vụ, kỹ năng để thực hiện nhiệm vụ quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 10/2024/TT-BTP;
- Có năng lực hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ để thực hiện nhiệm vụ quy định tại điểm b khoản 1 Điều 6 Thông tư 10/2024/TT-BTP;
- Có năng lực, kỹ năng soạn thảo văn bản, phân tích, giải trình để thực hiện nhiệm vụ quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 10/2024/TT-BTP;
- Có năng lực phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong thực hiện nhiệm vụ quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 10/2024/TT-BTP.
* Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ đối với Viên chức đăng ký biện pháp bảo đảm hạng III
- Thực hiện đúng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về cung cấp dịch vụ công, thủ tục hành chính trong thực hiện nhiệm vụ quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 10/2024/TT-BTP;
- Có kiến thức, nghiệp vụ, kỹ năng để thực hiện nhiệm vụ quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 10/2024/TT-BTP;
- Có năng lực, kỹ năng soạn thảo văn bản phù hợp với nhiệm vụ quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 10/2024/TT-BTP;
- Có năng lực phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong thực hiện nhiệm vụ quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 10/2024/TT-BTP.
7. Tiêu chuẩn, điều kiện chung về xét thăng hạng đối với viên chức đăng ký biện pháp bảo đảm
Thông tư 11/2024/TT-BTP ngày 24/9/2024 của Bộ Tư pháp quy định tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng đối với chức danh nghề nghiệp Đăng ký biện pháp bảo đảm do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành, có hiệu lực từ ngày 08/11/2024.
Theo đó, tiêu chuẩn, điều kiện chung về xét thăng hạng đối với Viên chức đăng ký biện pháp bảo đảm như sau:
- Đáp ứng tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp và tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng quy định tại Điều 3 và Điều 4 Thông tư 10/2024/TT-BTP quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Đăng ký biện pháp bảo đảm.
- Đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định của Trung tâm Đăng ký về việc tham dự kỳ xét thăng hạng trong trường hợp viên chức tại Trung tâm Đăng ký đáp ứng đủ tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp vượt quá số lượng hoặc vượt quá cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp quy định tại Đề án vị trí việc làm của Trung tâm Đăng ký đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và trong trường hợp xét theo nhu cầu của Trung tâm Đăng ký.
- Đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện chung khác theo quy định liên quan của pháp luật về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức.
8. Bãi bỏ quy định giám sát CSGT bằng camera từ 15/11/2024
Bộ Công an ban hành Thông tư 46/2024/TT-BCA về thực hiện dân chủ trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, có hiệu lực từ 15/11/2024.
Cụ thể, nội dung về hình thức giám sát cảnh sát giao thông (CSGT) của nhân dân bằng thiết bị ghi âm, ghi hình tại Điều 11 Thông tư 67/2019/TT-BCA đã bị bãi bỏ bởi khoản 6 Điều 1 Thông tư 46/2024/TT-BCA.
Do đó, từ 15/11/2024, nhân dân sẽ chỉ còn 05 hình thức giám sát CSGT dưới đây:
Từ thông tin lực lượng công an công khai và trên phương tiện thông tin đại chúng.
- Qua chủ thể giám sát.
- Tiếp xúc, giải quyết trực tiếp với cán bộ, chiến sĩ công an.
- Từ kết quả giải quyết vụ việc, đơn thư, khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.
- Từ việc quan sát trực tiếp công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông của CSGT.
9. Quy định về chế độ ăn của phạm nhân từ 15/11/2024
Nghị định 118/2024/NĐ-CP của Chính phủ quy định về chế độ ăn của phạm nhân, có hiệu lực từ ngày 15/11/2024.
Cụ thể, Điều 7 Nghị định 118/2024/NĐ-CP quy định chế độ ăn của phạm nhân trong mỗi tháng được đảm bảo như sau: 17 kg gạo tẻ; 15 kg rau xanh; 01 kg thịt lợn; 01 kg cá; 0,5 kg đường; 0,75 lít nước mắm; 0,2 lít dầu ăn; 0,1 kg bột ngọt; 0,5 kg muối và gia vị khác tương đương 0,5 kg gạo tẻ; chất đốt tương đương 17 kg củi hoặc 15 kg than.
Trong đó, lương thực, thực phẩm, chất đốt bảo đảm chất lượng và mức giá trung bình theo giá thị trường.
Riêng đối tượng phạm nhân lao động các nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì có định lượng ăn được tăng thêm nhưng không quá 02 lần tiêu chuẩn ăn ngày thường.
Ngoài ra, phạm nhân còn được sử dụng quà, tiền của mình để ăn thêm nhưng không vượt quá 03 lần định lượng ăn trong 01 tháng cho mỗi phạm nhân và thông qua hệ thống lưu ký, căng tin phục vụ sinh hoạt cho phạm nhân của trại giam.
10. Bổ sung trường hợp chỉ dẫn sai trong sở hữu công nghiệp từ 15/11/2024
Thông tư 06/2024/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ đã bổ sung trường hợp chỉ dẫn sai trong sở hữu công nghiệp, có hiệu lực từ ngày 15/11/2024.
Cụ thể, khoản 5 Điều 1 Thông tư 06/2024/TT-BKHCN đã sửa đổi hướng dẫn hành vi chỉ dẫn sai như sau:
Từ 15/11/2024: Việc chỉ dẫn sai được hiểu là việc ghi trên hàng hóa, bao bì hàng hóa cụm từ “được sản xuất theo hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp của…” hoặc chỉ dẫn có nghĩa tương tự bằng tiếng Việt/tiếng nước ngoài thuộc một trong các trường hợp:
- Người sử dụng chưa được chuyển quyền sử dụng hợp pháp đối tượng sở hữu công nghiệp.
- Có hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp những thông tin gồm tên, số hợp đồng… trong nội dung chỉ dẫn không chính xác.
Trong khi đó, theo quy định cũ tại điểm a khoản 2 Điều 7 Thông tư 11/2015/TT-BKHCN đang hướng dẫn chỉ dẫn sai nghĩa là:
Hành vi chỉ dẫn sai là hành vi ghi trên hàng hóa hàng chữ “được sản xuất theo hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp của…” hoặc chỉ dẫn có nghĩa tương tự như vậy, bất kể bằng tiếng Việt hay tiếng nước ngoài, nhưng chưa được chuyển quyền sử dụng hợp pháp đối tượng sở hữu công nghiệp theo quy định của pháp luật.
11. Quy định mới về mức lãi suất từ ngày 20/11/2024
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành hàng loạt Thông tư quy định về mức lãi suất của tổ chức, cá nhân có hiệu lực từ ngày 20/11/2024.
Cụ thể, loạt Thông tư này gồm:
- Thông tư 46/2024/TT-NHNN về quy định về việc áp dụng lãi suất đối với tiền gửi bằng đô la Mỹ của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Điều 3 về lãi suất, nêu rõ: "Tổ chức tín dụng áp dụng lãi suất tiền gửi bằng đô la Mỹ không vượt quá mức lãi suất tối đa do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quyết định trong từng thời kỳ đối với tiền gửi của tổ chức và tiền gửi của cá nhân.
Lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đô la Mỹ quy định tại Thông tư này bao gồm các khoản chi khuyến mại dưới mọi hình thức, áp dụng đối với phương thức trả lãi cuối kỳ và các phương thức trả lãi khác được quy đổi theo phương thức trả lãi cuối kỳ.
Tổ chức tín dụng niêm yết công khai lãi suất tiền gửi bằng đô la Mỹ tại địa điểm giao dịch hợp pháp thuộc mạng lưới hoạt động của tổ chức tín dụng và đăng tải trên trang thông tin điện tử (nếu có) của tổ chức tín dụng. Tổ chức tín dụng khi nhận tiền gửi không được thực hiện khuyến mại dưới mọi hình thức (bằng tiền, lãi suất và các hình thức khác) không đúng với quy định của pháp luật".
- Thông tư 47/2024/TT-NHNN ban hành ngày 30/9/2024 sửa đổi khoản 3 Điều 3 Thông tư số 04/2022/TT-NHNN ngày 16/6/2022 về việc sửa đổi hình thức tiền gửi rút trước hạn từ chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu và trái phiếu do tổ chức tín dụng phát hành thành "chứng chỉ tiền gửi do tổ chức tín dụng phát hành".
- Thông tư 48/2024/TT-NHNN ban hành ngày 30/9/2024 Quy định về việc áp dụng lãi suất đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; trong đó nêu rõ lãi suất tiền gửi bằng đồng Việt Nam: Không vượt quá lãi suất tối đa với tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn dưới 1 tháng, có kỳ hạn từ 1 - dưới 6 tháng trong từng thời kỳ và từng loại hình tổ chức tín dụng.
850 lượt xem
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Từ tháng 11/2024, nhiều quy định, chính sách mới có hiệu lực thi hành. 1. Tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng với viên chức trợ giúp viên pháp lý hạng I và hạng II từ ngày 01/11/2024
Thông tư 09/2024/TT-BTP ngày 06/9/2024 của Bộ Tư pháp quy định tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức trợ giúp viên pháp lý, có hiệu lực từ ngày 01/11/2024.
Theo đó, tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức trợ giúp viên pháp lý hạng I và hạng II như sau:
* Tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức trợ giúp viên pháp lý hạng I
Viên chức trợ giúp viên pháp lý đăng ký dự xét thăng hạng từ hạng II lên hạng I phải đáp ứng đủ các tiêu chuẩn, điều kiện sau đây:
- Đang giữ chức danh nghề nghiệp viên chức trợ giúp viên pháp lý hạng II và đáp ứng tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp viên chức trợ giúp viên pháp lý theo quy định tại Điều 4 Thông tư 05/2022/TT-BTP.
- Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư 05/2022/TT-BTP.
- Tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại điểm a khoản 1 Điều 32 Nghị định 115/2020/NĐ-CP (được sửa đổi theo quy định tại khoản 16 Điều 1 Nghị định 85/2023/NĐ-CP).
* Tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức trợ giúp viên pháp lý hạng II
Viên chức trợ giúp viên pháp lý đăng ký dự xét thăng hạng từ hạng III lên hạng II phải đáp ứng đủ các tiêu chuẩn, điều kiện sau đây:
- Đang giữ chức danh nghề nghiệp viên chức trợ giúp viên pháp lý hạng III và đáp ứng tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp viên chức trợ giúp viên pháp lý theo quy định tại Điều 4 Thông tư 05/2022/TT-BTP.
- Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư 05/2022/TT-BTP.
- Tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại điểm a khoản 1 Điều 32 Nghị định 115/2020/NĐ-CP được sửa đổi theo quy định tại khoản 16 Điều 1 Nghị định 85/2023/NĐ-CP.
2. 9 chính sách hỗ trợ phát triển hợp tác xã từ ngày 1/11/2024
Luật Hợp tác xã được quy định chi tiết tại Nghị định 113/2024/NĐ-CP trong đó nêu rõ 9 chính sách hỗ trợ phát triển hợp tác xã từ ngày 1/11/2024.
Cụ thể, Nhà nước có chính sách hỗ trợ pháp triển tổ hợp tác, hợp tác xã và liên hiệp hợp tác xã gồm:
- Chính sách hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực, trong đó ngân sách nhà nước hỗ trợ tối đa 100% chi phí xây dựng, triển khai các chương trình đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao năng lực; Ngân sách nhà nước chi trả 100% kinh phí đối với công chức, viên chức cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế tập thể, hệ thống Liên minh hợp tác xã Việt Nam, các hiệp hội, tổ chức chính trị, chính trị - xã hội, giảng viên khi tham gia đào tạo, bồi dưỡng.
- Chính sách hỗ trợ thông tin được công bố trên Cổng thông tin quốc gia về hợp tác xã và Ngân sách nhà sẽ nước hỗ trợ tối đa 100% kinh phí thực hiện.
- Chính sách hỗ trợ xây dựng mạng lưới cung cấp dịch vụ tư vấn cho tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và Ngân sách nhà nước hỗ trợ tối đa 100% kinh phí thực hiện nội dung này.
- Chính sách hỗ trợ tối đa 100% kinh phí cho hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có nhu cầu học tập từ mô hình hiệu quả bao gồm: tổ chức hội nghị, hội thảo phổ biến kinh nghiệm; tham quan, khảo sát; tư vấn, xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh.
- Chính sách hỗ trợ ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, ngân sách nhà nước hỗ trợ tối đa 100% kinh phí.
- Chính sách hỗ trợ tiếp cận và nghiên cứu thị trường, ngân sách nhà nước hỗ trợ tối đa 100% kinh phí tham gia hội chợ, triển lãm trong nước; kinh phí thuê địa điểm và vận hành một số điểm giới thiệu, bán sản phẩm của các tổ chức kinh tế tập thể.
- Chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, trang thiết bị cho tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã nhằm phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh, an sinh xã hội, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, hình thành chuỗi sản xuất, cung cấp dịch vụ chế biến và tiêu thụ sản phẩm.
- Chính sách hỗ trợ tư vấn tài chính và đánh giá rủi ro bằng việc hỗ trợ phần chi phí kiểm toán mà hợp tác xã đã thực hiện thuê tổ chức kiểm toán độc lập để thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính năm trước liền kề trong trường hợp hợp tác xã quy mô siêu nhỏ và nhỏ được Nhà nước hỗ trợ với kinh phí hỗ trợ từ 3 tỷ đồng trở lên.
- Chính sách hỗ trợ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp bằng việc hỗ trợ vốn, giống, trang thiết bị ứng dụng khoa học và công nghệ khi tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã chuyển đổi sang sản xuất bền vững, nông nghiệp hữu cơ, thích ứng với biến đổi khí hậu theo các đề án từ nguồn kinh phí nhà nước.
3. Tăng 15% trợ cấp hằng tháng với quân nhân đã phục viên, xuất ngũ
Thông tư 53/2024 của Bộ Quốc phòng về điều chỉnh trợ cấp hằng tháng đối với quân nhân đã phục viên, xuất ngũ có hiệu lực từ ngày 1-11-2024. Theo đó, Thông tư 53 áp dụng đối với:
- Quân nhân đã phục viên, xuất ngũ đang hưởng chế độ trợ cấp hằng tháng theo quy định tại Quyết định 142/2008/QĐ-TTg về thực hiện chế độ đối với quân nhân tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước có dưới 20 năm công tác trong Quân đội đã phục viên, xuất ngũ về địa phương; Quyết định 38/2010/QĐ-TTg về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg.
- Quân nhân, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc đang hưởng chế độ trợ cấp hằng tháng theo Quyết định 62/2011/QĐ-TTg về chế độ, chính sách đối với đối tượng tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia, giúp bạn Lào sau ngày 30-4-1975 đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc.
Với hai đối tượng trên, điều chỉnh tăng thêm 15% trên mức trợ cấp hằng tháng của tháng 6-2024.
Cụ thể, mức trợ cấp hằng tháng sau khi đã được điều chỉnh tăng thêm, cụ thể như sau:
a) Từ đủ 15 năm đến dưới 16 năm, mức trợ cấp bằng 2.628.000 đồng/tháng;
b) Từ đủ 16 năm đến dưới 17 năm, mức trợ cấp bằng 2.746.000 đồng/tháng;
c) Từ đủ 17 năm đến dưới 18 năm, mức trợ cấp bằng 2.868.000 đồng/tháng;
d) Từ đủ 18 năm đến dưới 19 năm, mức trợ cấp bằng 2.988.000 đồng/tháng;
đ) Từ đủ 19 năm đến dưới 20 năm, mức trợ cấp bằng 3.105.000 đồng/tháng.
Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/11/2024. Các quy định tại Thông tư này được thực hiện từ ngày 01/7/2024.
4. Sửa đổi, bổ sung các loại hồ sơ công nhận văn bản nước ngoài
Bộ Giáo dục và Đào tạo sửa đổi, bổ sung các loại hồ sơ công nhận văn bản nước ngoài sử dụng tại Việt Nam trong Thông tư 07/2024/TT-BGDĐT có hiệu lực từ 02/11/2024.
Theo đó, khoản 1 Điều 1 Thông tư 07/2024/TT-BGDĐT đã sửa đổi, bổ sung Điều 7 Thông tư 13/2021/TT-BGDĐT về hồ sơ công nhận văn bằng ở nước ngoài như sau:
- Bản sao/Bản sao từ sổ gốc văn bằng đề nghị công nhận kèm bản công chứng dịch sang tiếng Việt (quy định cũ còn yêu cầu bản sao văn bằng, chứng chỉ có liên quan trực tiếp).
- Bản sao phụ lục văn bằng/kết quả học tập kèm bảng công chứng dịch sang tiếng Việt (giữ nguyên theo quy định cũ).
- Minh chứng thời gian học ở nước ngoài gồm:
• Quyết định cử đi học và tiếp nhận của đơn vị quản lý lao động;
• Hộ chiếu, trang thị thực có visa, dấu xuất nhập cảnh tương đương thời gian du học
• Giấy tờ chứng minh khác.
Trong đó, những giấy tờ này là giấy tờ được bổ sung bởi Thông tư 07/2024/TT-BGDĐT. Quy định cũ không liệt kê.
- Văn bản ủy quyền xác minh thông tin về văn bằng (nếu được yêu cầu) - giữ nguyên như quy định cũ.
Đồng thời, việc gửi hồ sơ từ ngày 02/11/2024 phải thực hiện hoàn toàn online trên Cổng dịch vụ công trực tuyến của Bộ Giáo dục hoặc Sở Giáo dục mà không còn được gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.
Khi gửi hồ sơ online, quy định mới cũng yêu cầu người đề nghị thực hiện thanh toán lệ phí theo quy định.
5. Tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng với viên chức chuyên ngành Thông tin và Truyền thông từ ngày 07/11/2024
Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Thông tư 12/2024/TT-BTTTT quy định tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành Thông tin và Truyền thông, có hiệu lực từ ngày 07/11/2024.
Tiêu chuẩn, điều kiện chung dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành Thông tin và Truyền thông
Đáp ứng đủ các tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều 32 Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức, được sửa đổi tại khoản 16 Điều 1 Nghị định số 85/2023/NĐ-CP ngày 07 tháng 12 năm 2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25 tháng 9 năm 2020 về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức.
Trong danh mục vị trí việc làm của đơn vị sự nghiệp công lập cử dự xét thăng hạng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt đúng quy định pháp luật có vị trí việc làm ứng với hạng chức danh nghề nghiệp viên chức dự xét thăng hạng.
Được cấp có thẩm quyền cử dự xét thăng hạng theo quy định.
Thông tư cũng quy định cụ thể về tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành Thông tin và Truyền thông lên hạng II và lên hạng I: chức danh nghề nghiệp biên tập viên; chức danh nghề nghiệp phóng viên; chức danh nghề nghiệp biên dịch viên; chức danh nghề nghiệp đạo diễn truyền hình...
6. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ đối với viên chức đăng ký biện pháp bảo đảm hạng I, hạng II và hạng III
Bộ Tư pháp ban hành Thông tư 10/2024/TT-BTP ngày 24/10/2024 quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Đăng ký biện pháp bảo đảm, có hiệu lực từ ngày 08/11/2024.
Theo đó, tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ đối với Viên chức đăng ký biện pháp bảo đảm hạng I, hạng II và hạng III như sau:
* Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ đối với Viên chức đăng ký biện pháp bảo đảm hạng I
- Nắm vững và thực hiện đúng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về cung cấp dịch vụ công, thủ tục hành chính trong thực hiện nhiệm vụ quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư 10/2024/TT-BTP;
- Có kiến thức, nghiệp vụ, kỹ năng để thực hiện nhiệm vụ quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư 10/2024/TT-BTP;
- Có năng lực về tổ chức, xây dựng nội dung và thực hiện nhiệm vụ quy định tại điểm c và điểm d khoản 1 Điều 7 Thông tư 10/2024/TT-BTP;
- Có năng lực, kỹ năng soạn thảo văn bản, phân tích, giải trình để thực hiện nhiệm vụ quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư 10/2024/TT-BTP;
- Có năng lực phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong thực hiện nhiệm vụ quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư 10/2024/TT-BTP.
* Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ đối với Viên chức đăng ký biện pháp bảo đảm hạng II
- Nắm vững và thực hiện đúng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về cung cấp dịch vụ công, thủ tục hành chính trong thực hiện nhiệm vụ quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 10/2024/TT-BTP;
- Có kiến thức, nghiệp vụ, kỹ năng để thực hiện nhiệm vụ quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 10/2024/TT-BTP;
- Có năng lực hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ để thực hiện nhiệm vụ quy định tại điểm b khoản 1 Điều 6 Thông tư 10/2024/TT-BTP;
- Có năng lực, kỹ năng soạn thảo văn bản, phân tích, giải trình để thực hiện nhiệm vụ quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 10/2024/TT-BTP;
- Có năng lực phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong thực hiện nhiệm vụ quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 10/2024/TT-BTP.
* Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ đối với Viên chức đăng ký biện pháp bảo đảm hạng III
- Thực hiện đúng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về cung cấp dịch vụ công, thủ tục hành chính trong thực hiện nhiệm vụ quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 10/2024/TT-BTP;
- Có kiến thức, nghiệp vụ, kỹ năng để thực hiện nhiệm vụ quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 10/2024/TT-BTP;
- Có năng lực, kỹ năng soạn thảo văn bản phù hợp với nhiệm vụ quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 10/2024/TT-BTP;
- Có năng lực phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong thực hiện nhiệm vụ quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 10/2024/TT-BTP.
7. Tiêu chuẩn, điều kiện chung về xét thăng hạng đối với viên chức đăng ký biện pháp bảo đảm
Thông tư 11/2024/TT-BTP ngày 24/9/2024 của Bộ Tư pháp quy định tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng đối với chức danh nghề nghiệp Đăng ký biện pháp bảo đảm do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành, có hiệu lực từ ngày 08/11/2024.
Theo đó, tiêu chuẩn, điều kiện chung về xét thăng hạng đối với Viên chức đăng ký biện pháp bảo đảm như sau:
- Đáp ứng tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp và tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng quy định tại Điều 3 và Điều 4 Thông tư 10/2024/TT-BTP quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Đăng ký biện pháp bảo đảm.
- Đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định của Trung tâm Đăng ký về việc tham dự kỳ xét thăng hạng trong trường hợp viên chức tại Trung tâm Đăng ký đáp ứng đủ tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp vượt quá số lượng hoặc vượt quá cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp quy định tại Đề án vị trí việc làm của Trung tâm Đăng ký đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và trong trường hợp xét theo nhu cầu của Trung tâm Đăng ký.
- Đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện chung khác theo quy định liên quan của pháp luật về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức.
8. Bãi bỏ quy định giám sát CSGT bằng camera từ 15/11/2024
Bộ Công an ban hành Thông tư 46/2024/TT-BCA về thực hiện dân chủ trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, có hiệu lực từ 15/11/2024.
Cụ thể, nội dung về hình thức giám sát cảnh sát giao thông (CSGT) của nhân dân bằng thiết bị ghi âm, ghi hình tại Điều 11 Thông tư 67/2019/TT-BCA đã bị bãi bỏ bởi khoản 6 Điều 1 Thông tư 46/2024/TT-BCA.
Do đó, từ 15/11/2024, nhân dân sẽ chỉ còn 05 hình thức giám sát CSGT dưới đây:
Từ thông tin lực lượng công an công khai và trên phương tiện thông tin đại chúng.
- Qua chủ thể giám sát.
- Tiếp xúc, giải quyết trực tiếp với cán bộ, chiến sĩ công an.
- Từ kết quả giải quyết vụ việc, đơn thư, khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.
- Từ việc quan sát trực tiếp công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông của CSGT.
9. Quy định về chế độ ăn của phạm nhân từ 15/11/2024
Nghị định 118/2024/NĐ-CP của Chính phủ quy định về chế độ ăn của phạm nhân, có hiệu lực từ ngày 15/11/2024.
Cụ thể, Điều 7 Nghị định 118/2024/NĐ-CP quy định chế độ ăn của phạm nhân trong mỗi tháng được đảm bảo như sau: 17 kg gạo tẻ; 15 kg rau xanh; 01 kg thịt lợn; 01 kg cá; 0,5 kg đường; 0,75 lít nước mắm; 0,2 lít dầu ăn; 0,1 kg bột ngọt; 0,5 kg muối và gia vị khác tương đương 0,5 kg gạo tẻ; chất đốt tương đương 17 kg củi hoặc 15 kg than.
Trong đó, lương thực, thực phẩm, chất đốt bảo đảm chất lượng và mức giá trung bình theo giá thị trường.
Riêng đối tượng phạm nhân lao động các nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì có định lượng ăn được tăng thêm nhưng không quá 02 lần tiêu chuẩn ăn ngày thường.
Ngoài ra, phạm nhân còn được sử dụng quà, tiền của mình để ăn thêm nhưng không vượt quá 03 lần định lượng ăn trong 01 tháng cho mỗi phạm nhân và thông qua hệ thống lưu ký, căng tin phục vụ sinh hoạt cho phạm nhân của trại giam.
10. Bổ sung trường hợp chỉ dẫn sai trong sở hữu công nghiệp từ 15/11/2024
Thông tư 06/2024/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ đã bổ sung trường hợp chỉ dẫn sai trong sở hữu công nghiệp, có hiệu lực từ ngày 15/11/2024.
Cụ thể, khoản 5 Điều 1 Thông tư 06/2024/TT-BKHCN đã sửa đổi hướng dẫn hành vi chỉ dẫn sai như sau:
Từ 15/11/2024: Việc chỉ dẫn sai được hiểu là việc ghi trên hàng hóa, bao bì hàng hóa cụm từ “được sản xuất theo hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp của…” hoặc chỉ dẫn có nghĩa tương tự bằng tiếng Việt/tiếng nước ngoài thuộc một trong các trường hợp:
- Người sử dụng chưa được chuyển quyền sử dụng hợp pháp đối tượng sở hữu công nghiệp.
- Có hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp những thông tin gồm tên, số hợp đồng… trong nội dung chỉ dẫn không chính xác.
Trong khi đó, theo quy định cũ tại điểm a khoản 2 Điều 7 Thông tư 11/2015/TT-BKHCN đang hướng dẫn chỉ dẫn sai nghĩa là:
Hành vi chỉ dẫn sai là hành vi ghi trên hàng hóa hàng chữ “được sản xuất theo hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp của…” hoặc chỉ dẫn có nghĩa tương tự như vậy, bất kể bằng tiếng Việt hay tiếng nước ngoài, nhưng chưa được chuyển quyền sử dụng hợp pháp đối tượng sở hữu công nghiệp theo quy định của pháp luật.
11. Quy định mới về mức lãi suất từ ngày 20/11/2024
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành hàng loạt Thông tư quy định về mức lãi suất của tổ chức, cá nhân có hiệu lực từ ngày 20/11/2024.
Cụ thể, loạt Thông tư này gồm:
- Thông tư 46/2024/TT-NHNN về quy định về việc áp dụng lãi suất đối với tiền gửi bằng đô la Mỹ của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Điều 3 về lãi suất, nêu rõ: "Tổ chức tín dụng áp dụng lãi suất tiền gửi bằng đô la Mỹ không vượt quá mức lãi suất tối đa do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quyết định trong từng thời kỳ đối với tiền gửi của tổ chức và tiền gửi của cá nhân.
Lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đô la Mỹ quy định tại Thông tư này bao gồm các khoản chi khuyến mại dưới mọi hình thức, áp dụng đối với phương thức trả lãi cuối kỳ và các phương thức trả lãi khác được quy đổi theo phương thức trả lãi cuối kỳ.
Tổ chức tín dụng niêm yết công khai lãi suất tiền gửi bằng đô la Mỹ tại địa điểm giao dịch hợp pháp thuộc mạng lưới hoạt động của tổ chức tín dụng và đăng tải trên trang thông tin điện tử (nếu có) của tổ chức tín dụng. Tổ chức tín dụng khi nhận tiền gửi không được thực hiện khuyến mại dưới mọi hình thức (bằng tiền, lãi suất và các hình thức khác) không đúng với quy định của pháp luật".
- Thông tư 47/2024/TT-NHNN ban hành ngày 30/9/2024 sửa đổi khoản 3 Điều 3 Thông tư số 04/2022/TT-NHNN ngày 16/6/2022 về việc sửa đổi hình thức tiền gửi rút trước hạn từ chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu và trái phiếu do tổ chức tín dụng phát hành thành "chứng chỉ tiền gửi do tổ chức tín dụng phát hành".
- Thông tư 48/2024/TT-NHNN ban hành ngày 30/9/2024 Quy định về việc áp dụng lãi suất đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; trong đó nêu rõ lãi suất tiền gửi bằng đồng Việt Nam: Không vượt quá lãi suất tối đa với tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn dưới 1 tháng, có kỳ hạn từ 1 - dưới 6 tháng trong từng thời kỳ và từng loại hình tổ chức tín dụng.