Đại hội Đảng bộ huyện Văn Chấn lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2020 - 2025 xác định, tiếp tục phát triển vùng nguyên liệu chè gắn với chế biến sản phẩm bền vững nhằm tạo ra thế mạnh của địa phương giúp người dân tăng thu nhập, góp phần giảm nghèo bền vững.
Công nhân Hợp tác xã Vạn Hoa, thị trấn Sơn Thịnh sơ chế chè nguyên liệu.
Văn Chấn là huyện có diện tích chè lớn nhất tỉnh với trên 4.780 ha, trong đó hơn 4.100 chè kinh doanh, hơn 600 ha chè trong giai đoạn kiến thiết cơ bản, sản lượng chè búp tươi đạt trên 45.200 tấn/năm. Để nâng cao chất lượng chè búp tươi, nhiều đơn vị doanh nghiệp trên địa bàn huyện đã liên kết cùng nông dân theo hướng bền vững.
Từ đó, người dân đã gắn bó với cây chè; tích cực trồng, chăm sóc và đưa các giống chè có năng suất, chất lượng vào thay thế như: LDP1, LDP2, Bát tiên, chè Shan... kết hợp thực hiện mô hình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, chất lượng sản phẩm chè búp tươi đã được cải thiện và nâng cao.
Một số vùng sản xuất chè tập trung đã sử dụng biện pháp bón cân đối phân hữu cơ và vô cơ cho cây chè như thị trấn Nông trường Liên Sơn, xã Sơn Thịnh, xã Đồng Khê... Đi đôi với trồng cải tạo thay thế diện tích chè trung du sang các loại chè giống mới cho năng suất và chất lượng cao theo quy hoạch, huyện đã xây dựng cơ chế, chính sách thu hút các doanh nghiệp tham gia sản xuất, chế biến chè xanh chất lượng cao.
Toàn huyện hiện có 50 đơn vị sản xuất, chế biến chè, sản lượng chè xanh chế biến đạt trên 21.000 tấn/năm, giá trị sản xuất đạt trên 500 tỷ đồng. Bước vào vụ chè năm 2020, thời tiết khô hạn nắng nóng kéo dài, thị trường xuất khẩu chưa phục hồi do bị ảnh hưởng dịch Covid-19, tuy nhiên, các doanh nghiệp vẫn triển khai thu mua toàn bộ sản phẩm chè cho nông dân và chủ động xây dựng nhãn mác, sản xuất các loại chè xanh truyền thống đảm bảo chất lượng theo yêu cầu.
Nhiệm kỳ 2020-2025, Văn Chấn tiếp tục xác định chè là một trong những cây chủ lực, huyện phấn đấu đến năm 2025 phát triển vùng chè nguyên liệu lên trên 5.000 ha, trong đó có 1.700 ha chè Shan chất lượng cao và chè Shan hữu cơ đặc sản.
Ông Mai Mộng Tuân - Chủ tịch UBND huyện cho biết: Huyện tiếp tục cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển sản xuất dựa trên thế mạnh của từng vùng; mở rộng các vùng sản xuất nguyên liệu chè tập trung, ứng dụng kỹ thuật tiên tiến, công nghệ cao, nâng cao chất lượng ở vùng thấp gắn với công nghiệp chế biến tiêu thụ sản phẩm; đẩy mạnh các hình thức quảng bá sản phẩm xúc tiến thương mại, phát triển các sản phẩm chè đặc sản hữu cơ ở vùng cao để nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm và sức cạnh tranh trên thị trường.
Xây dựng kế hoạch phát triển vùng nguyên liệu với các xã vùng ngoài, vùng thấp sẽ phát triển chè giống mới năng suất, chất lượng cao. Các xã vùng cao, vùng thượng huyện thực hiện theo Đề án phát triển chè vùng cao của tỉnh, phấn đấu mỗi năm trồng mới khoảng 80-100 ha và lấy thương hiệu chè Suối Giàng để phát triển mạnh giống chè Shan của huyện.
Bên cạnh đó, huyện chỉ đạo các doanh nghiệp tăng cường thực hiện các chuỗi liên kết từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ sản phẩm; xây dựng, quản lý và sử dụng có hiệu quả các thương hiệu, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý; nhân rộng mô hình thực hiện Chương trình OCOP, trong đó có một xã xây dựng sản phẩm chè gắn với chỉ dẫn địa lý vùng nguyên liệu và chế biến sản phẩm chất lượng cao…
1084 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Đại hội Đảng bộ huyện Văn Chấn lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2020 - 2025 xác định, tiếp tục phát triển vùng nguyên liệu chè gắn với chế biến sản phẩm bền vững nhằm tạo ra thế mạnh của địa phương giúp người dân tăng thu nhập, góp phần giảm nghèo bền vững.Văn Chấn là huyện có diện tích chè lớn nhất tỉnh với trên 4.780 ha, trong đó hơn 4.100 chè kinh doanh, hơn 600 ha chè trong giai đoạn kiến thiết cơ bản, sản lượng chè búp tươi đạt trên 45.200 tấn/năm. Để nâng cao chất lượng chè búp tươi, nhiều đơn vị doanh nghiệp trên địa bàn huyện đã liên kết cùng nông dân theo hướng bền vững.
Từ đó, người dân đã gắn bó với cây chè; tích cực trồng, chăm sóc và đưa các giống chè có năng suất, chất lượng vào thay thế như: LDP1, LDP2, Bát tiên, chè Shan... kết hợp thực hiện mô hình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, chất lượng sản phẩm chè búp tươi đã được cải thiện và nâng cao.
Một số vùng sản xuất chè tập trung đã sử dụng biện pháp bón cân đối phân hữu cơ và vô cơ cho cây chè như thị trấn Nông trường Liên Sơn, xã Sơn Thịnh, xã Đồng Khê... Đi đôi với trồng cải tạo thay thế diện tích chè trung du sang các loại chè giống mới cho năng suất và chất lượng cao theo quy hoạch, huyện đã xây dựng cơ chế, chính sách thu hút các doanh nghiệp tham gia sản xuất, chế biến chè xanh chất lượng cao.
Toàn huyện hiện có 50 đơn vị sản xuất, chế biến chè, sản lượng chè xanh chế biến đạt trên 21.000 tấn/năm, giá trị sản xuất đạt trên 500 tỷ đồng. Bước vào vụ chè năm 2020, thời tiết khô hạn nắng nóng kéo dài, thị trường xuất khẩu chưa phục hồi do bị ảnh hưởng dịch Covid-19, tuy nhiên, các doanh nghiệp vẫn triển khai thu mua toàn bộ sản phẩm chè cho nông dân và chủ động xây dựng nhãn mác, sản xuất các loại chè xanh truyền thống đảm bảo chất lượng theo yêu cầu.
Nhiệm kỳ 2020-2025, Văn Chấn tiếp tục xác định chè là một trong những cây chủ lực, huyện phấn đấu đến năm 2025 phát triển vùng chè nguyên liệu lên trên 5.000 ha, trong đó có 1.700 ha chè Shan chất lượng cao và chè Shan hữu cơ đặc sản.
Ông Mai Mộng Tuân - Chủ tịch UBND huyện cho biết: Huyện tiếp tục cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển sản xuất dựa trên thế mạnh của từng vùng; mở rộng các vùng sản xuất nguyên liệu chè tập trung, ứng dụng kỹ thuật tiên tiến, công nghệ cao, nâng cao chất lượng ở vùng thấp gắn với công nghiệp chế biến tiêu thụ sản phẩm; đẩy mạnh các hình thức quảng bá sản phẩm xúc tiến thương mại, phát triển các sản phẩm chè đặc sản hữu cơ ở vùng cao để nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm và sức cạnh tranh trên thị trường.
Xây dựng kế hoạch phát triển vùng nguyên liệu với các xã vùng ngoài, vùng thấp sẽ phát triển chè giống mới năng suất, chất lượng cao. Các xã vùng cao, vùng thượng huyện thực hiện theo Đề án phát triển chè vùng cao của tỉnh, phấn đấu mỗi năm trồng mới khoảng 80-100 ha và lấy thương hiệu chè Suối Giàng để phát triển mạnh giống chè Shan của huyện.
Bên cạnh đó, huyện chỉ đạo các doanh nghiệp tăng cường thực hiện các chuỗi liên kết từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ sản phẩm; xây dựng, quản lý và sử dụng có hiệu quả các thương hiệu, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý; nhân rộng mô hình thực hiện Chương trình OCOP, trong đó có một xã xây dựng sản phẩm chè gắn với chỉ dẫn địa lý vùng nguyên liệu và chế biến sản phẩm chất lượng cao…