CTTĐT - Yên Bái là một trong những địa phương chịu thiệt hại nặng nề về người và tài sản do hoàn lưu bão số 3 (bão Yagi). Trận mưa lớn kéo dài vài ngày đã “thổi bay” cả năm thu ngân sách của tỉnh. “Sau cơn mưa, trời lại sáng”, Yên Bái đang nỗ lực, quyết tâm cao độ để tái thiết và phục hồi phát triển. Khởi đầu trên hành trình gian nan ấy là những quyết sách ra đời từ thực tiễn, kịp thời ban hành và khẩn trương thực hiện với mục tiêu duy nhất: vì người dân.
Đồng chí Tạ Văn Long - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh thăm mô hình trồng dâu nuôi tằm xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên
Khác với thường lệ, Kỳ họp thứ 19 HĐND tỉnh Yên Bái (tổ chức ngày 30/9/2024) bắt đầu trong không khí tĩnh lặng - dành một phút mặc niệm đối với các nạn nhân tử vong và mất tích do bão số 3 gây ra. Ba tuần trước đó, hoàn lưu bão số 3 gây mưa to và lũ lụt đã tàn phá nặng nề và tang thương các địa phương trong tỉnh. Vì thế, trọng tâm của Kỳ họp chuyên đề này là xem xét thông qua các chính sách, biện pháp quan trọng để khẩn cấp khắc phục hậu quả cơn bão.
Tại Kỳ họp, các đại biểu đã thông qua 19 nghị quyết; trong đó có 2 nghị quyết nhằm hỗ trợ người dân sau bão số 3. Đó là chính sách hỗ trợ thiệt hại sản xuất nông nghiệp và miễn học phí năm học 2024 - 2025 cho trẻ em mầm non, học sinh, sinh viên.
Ngay khi nghe tin HĐND tỉnh quyết định miễn học phí cho học sinh, chị Đinh Thị Huế, thôn Trấn Ninh, xã Tân Thịnh, TP. Yên Bái, thốt lên: “Thật may mắn quá!”. Hoàn cảnh của chị Huế hết sức khó khăn. Chồng đã mất, chị phải lăn lộn làm thuê làm mướn để nuôi con trai đang học lớp 7, Trường THCS Quang Trung. Sau bão, công ăn việc làm của chị cũng bấp bênh, bữa đực bữa cái. Vì thế, “được tỉnh hỗ trợ học phí cho con thì tôi nhẹ bớt gánh nặng kinh tế và yên tâm ổn định cuộc sống”, chị Huế chia sẻ.
Càng ý nghĩa hơn khi trường của con chị Huế và rất nhiều cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh không cho phép thu bất kỳ loại quỹ hay khoản đóng góp nào ngoài những khoản thu bắt buộc theo quy định.
Ở xã Tuy Lộc, TP. Yên Bái, vựa rau xanh lớn nhất của tỉnh nằm ven bờ sông Hồng, những ngày này bà con đang đẩy nhanh tiến độ trồng cây vụ đông. Nhìn những ruộng rau đang hồi sinh màu xanh, không dễ hình dung rằng hơn một tháng trước đó, mưa bão số 3 đã cướp đi toàn bộ thành quả một nắng hai sương của người dân. Xã có gần 1.400 hộ dân thì có tới 1.240 hộ bị ngập lụt. Gần 140ha gồm lúa, rau màu, cây ăn quả, nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại nặng nề.
Hai tháng sau bão, gia đình bà Hoàng Thị Nụ ở thôn Minh Long đã mua vôi về khử chua cho đất và bắt tay trồng lại 5 sào su su, 2 sào bắp cải, 1,5 sào súp lơ, hơn 1 sào cải cúc. “Tôi hy vọng rau quả sẽ cho thu hoạch vào dịp cuối năm, giúp gia đình có thêm thu nhập bù đắp thiệt hại vừa qua”, bà Nụ chia sẻ.
Cũng như những bà con khác trong xã, bà Nụ rất vui khi biết các hộ nông nghiệp trong tỉnh bị thiệt hại sau bão sẽ được tỉnh hỗ trợ tiền.
Ông Nguyễn Anh Tuấn - Chủ tịch UBND xã Tuy Lộc cho biết: “Xã đang tích cực triển khai các giải pháp khắc phục, tuy nhiên, nhiều diện tích sản xuất nông nghiệp vẫn còn ngổn ngang chưa thể khôi phục sản xuất. Nghị quyết số 77 của HĐND tỉnh đã tiếp thêm động lực cho trên 800 hộ thiệt hại về nông nghiệp được hỗ trợ để khôi phục trên 120ha rau, hoa màu; hiện nay xã và các cơ quan của huyện đang hướng dẫn người dân làm thủ tục hồ sơ đề nghị hỗ trợ theo nghị quyết của HĐND tỉnh”.
Một góc cánh đồng ở Tuy Lộc, thành phố Yên Bái tan hoang sau bão số 3. Người dân nỗ lực dọn củi, rác để sớm bước vào trồng rau màu - Ảnh chụp ngày 29/9/2024
...Và những ruộng rau đang hồi sinh màu xanh sau bão - Ảnh chụp ngày 01/11/2024
Sống cách TP. Yên Bái gần 20km, ông Trần Anh Đức, xã Việt Thành, huyện Trấn Yên cũng có hơn 0,5ha trồng dâu bị nước lũ nhấn chìm hoàn toàn. Sau khi nước rút, gia đình ông tập trung khôi phục những diện tích dâu có thể “cứu sống” nhưng gặp nhiều khó khăn. Nghe tin tỉnh ban hành chính sách hỗ trợ thiệt hại sản xuất nông nghiệp cho người dân, ông Đức “mừng lắm” vì quyết sách kịp thời này sẽ hỗ trợ ông và bà con sớm khôi phục sản xuất và ổn định cuộc sống.
Ông Trần Huy Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái cho biết, cùng với những thiệt hại nặng nề về người và tài sản của Nhà nước và Nhân dân, toàn tỉnh có trên 7.006ha diện tích cây trồng và trên 1.070ha diện tích thủy sản bị thiệt hại; trên 336.300 con gia súc, gia cầm bị chết, cuốn trôi. Ngành giáo dục có 28 trường học bị ngập lụt; 37 điểm trường sạt taluy, thiệt hại về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, sách vở…
Nghị quyết số 82/2024/NQ-HĐND hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh, sinh viên đang học tại các cơ sở giáo dục công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân trên địa bàn tỉnh Yên Bái năm học 2024 - 2025, với tổng kinh phí hỗ trợ dự kiến 48 tỷ 390 triệu đồng. Tại thời điểm ban hành, tỉnh Yên Bái là địa phương thứ 8 trên cả nước miễn học phí trong năm học 2024 - 2025.
“Trước thực tế này, UBND tỉnh đã chủ động, kịp thời trình HĐND tỉnh ban hành các nghị quyết hỗ trợ thiệt hại sản xuất nông nghiệp và hỗ trợ học phí cho học sinh, sinh viên tại các cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn”, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái cho biết.
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Yên Bái Tạ Văn Long nhấn mạnh: “Cùng với các giải pháp khắc phục hậu quả bão số 3, khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội, việc HĐND tỉnh ban hành chính sách hỗ trợ thiệt hại sản xuất nông nghiệp và chính sách hỗ trợ học phí là kịp thời, cần thiết và cấp bách, mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc với mục tiêu giúp người dân vơi đi khó khăn, khắc phục hậu quả bão lũ, ổn định cuộc sống”.
“Một miếng khi đói bằng một gói khi no”. Dù vậy, các quyết sách hỗ trợ người dân chịu thiệt hại do ảnh hưởng của bão số 3 không chỉ mang ý nghĩa vật chất. Hơn thế nữa, đây là sự chia sẻ, động viên tinh thần quý giá với bà con; là minh chứng sinh động nhất cho tâm nguyện “vì dân” của cơ quan dân cử và chính quyền các cấp tỉnh Yên Bái.
Trên trang Zalo cá nhân, cô Nguyễn Thị Thu, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Huệ, thành phố Yên Bái chia sẻ: “Tuy rằng Yên Bái còn nghèo và nhiều vất vả nhưng thật tuyệt vời vì các cấp lãnh đạo luôn chia sẻ với Nhân dân”. Tâm tư của cô Thu hẳn cũng là tâm tư của tất cả người dân Yên Bái.
Đại diện cho người dân, HĐND các cấp còn việc nào quan trọng và “phải phép” hơn là “nghĩ cho dân”! HĐND Yên Bái không là ngoại lệ!
815 lượt xem
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Yên Bái là một trong những địa phương chịu thiệt hại nặng nề về người và tài sản do hoàn lưu bão số 3 (bão Yagi). Trận mưa lớn kéo dài vài ngày đã “thổi bay” cả năm thu ngân sách của tỉnh. “Sau cơn mưa, trời lại sáng”, Yên Bái đang nỗ lực, quyết tâm cao độ để tái thiết và phục hồi phát triển. Khởi đầu trên hành trình gian nan ấy là những quyết sách ra đời từ thực tiễn, kịp thời ban hành và khẩn trương thực hiện với mục tiêu duy nhất: vì người dân.Khác với thường lệ, Kỳ họp thứ 19 HĐND tỉnh Yên Bái (tổ chức ngày 30/9/2024) bắt đầu trong không khí tĩnh lặng - dành một phút mặc niệm đối với các nạn nhân tử vong và mất tích do bão số 3 gây ra. Ba tuần trước đó, hoàn lưu bão số 3 gây mưa to và lũ lụt đã tàn phá nặng nề và tang thương các địa phương trong tỉnh. Vì thế, trọng tâm của Kỳ họp chuyên đề này là xem xét thông qua các chính sách, biện pháp quan trọng để khẩn cấp khắc phục hậu quả cơn bão.
Tại Kỳ họp, các đại biểu đã thông qua 19 nghị quyết; trong đó có 2 nghị quyết nhằm hỗ trợ người dân sau bão số 3. Đó là chính sách hỗ trợ thiệt hại sản xuất nông nghiệp và miễn học phí năm học 2024 - 2025 cho trẻ em mầm non, học sinh, sinh viên.
Ngay khi nghe tin HĐND tỉnh quyết định miễn học phí cho học sinh, chị Đinh Thị Huế, thôn Trấn Ninh, xã Tân Thịnh, TP. Yên Bái, thốt lên: “Thật may mắn quá!”. Hoàn cảnh của chị Huế hết sức khó khăn. Chồng đã mất, chị phải lăn lộn làm thuê làm mướn để nuôi con trai đang học lớp 7, Trường THCS Quang Trung. Sau bão, công ăn việc làm của chị cũng bấp bênh, bữa đực bữa cái. Vì thế, “được tỉnh hỗ trợ học phí cho con thì tôi nhẹ bớt gánh nặng kinh tế và yên tâm ổn định cuộc sống”, chị Huế chia sẻ.
Càng ý nghĩa hơn khi trường của con chị Huế và rất nhiều cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh không cho phép thu bất kỳ loại quỹ hay khoản đóng góp nào ngoài những khoản thu bắt buộc theo quy định.
Ở xã Tuy Lộc, TP. Yên Bái, vựa rau xanh lớn nhất của tỉnh nằm ven bờ sông Hồng, những ngày này bà con đang đẩy nhanh tiến độ trồng cây vụ đông. Nhìn những ruộng rau đang hồi sinh màu xanh, không dễ hình dung rằng hơn một tháng trước đó, mưa bão số 3 đã cướp đi toàn bộ thành quả một nắng hai sương của người dân. Xã có gần 1.400 hộ dân thì có tới 1.240 hộ bị ngập lụt. Gần 140ha gồm lúa, rau màu, cây ăn quả, nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại nặng nề.
Hai tháng sau bão, gia đình bà Hoàng Thị Nụ ở thôn Minh Long đã mua vôi về khử chua cho đất và bắt tay trồng lại 5 sào su su, 2 sào bắp cải, 1,5 sào súp lơ, hơn 1 sào cải cúc. “Tôi hy vọng rau quả sẽ cho thu hoạch vào dịp cuối năm, giúp gia đình có thêm thu nhập bù đắp thiệt hại vừa qua”, bà Nụ chia sẻ.
Cũng như những bà con khác trong xã, bà Nụ rất vui khi biết các hộ nông nghiệp trong tỉnh bị thiệt hại sau bão sẽ được tỉnh hỗ trợ tiền.
Ông Nguyễn Anh Tuấn - Chủ tịch UBND xã Tuy Lộc cho biết: “Xã đang tích cực triển khai các giải pháp khắc phục, tuy nhiên, nhiều diện tích sản xuất nông nghiệp vẫn còn ngổn ngang chưa thể khôi phục sản xuất. Nghị quyết số 77 của HĐND tỉnh đã tiếp thêm động lực cho trên 800 hộ thiệt hại về nông nghiệp được hỗ trợ để khôi phục trên 120ha rau, hoa màu; hiện nay xã và các cơ quan của huyện đang hướng dẫn người dân làm thủ tục hồ sơ đề nghị hỗ trợ theo nghị quyết của HĐND tỉnh”.
Một góc cánh đồng ở Tuy Lộc, thành phố Yên Bái tan hoang sau bão số 3. Người dân nỗ lực dọn củi, rác để sớm bước vào trồng rau màu - Ảnh chụp ngày 29/9/2024
...Và những ruộng rau đang hồi sinh màu xanh sau bão - Ảnh chụp ngày 01/11/2024
Sống cách TP. Yên Bái gần 20km, ông Trần Anh Đức, xã Việt Thành, huyện Trấn Yên cũng có hơn 0,5ha trồng dâu bị nước lũ nhấn chìm hoàn toàn. Sau khi nước rút, gia đình ông tập trung khôi phục những diện tích dâu có thể “cứu sống” nhưng gặp nhiều khó khăn. Nghe tin tỉnh ban hành chính sách hỗ trợ thiệt hại sản xuất nông nghiệp cho người dân, ông Đức “mừng lắm” vì quyết sách kịp thời này sẽ hỗ trợ ông và bà con sớm khôi phục sản xuất và ổn định cuộc sống.
Ông Trần Huy Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái cho biết, cùng với những thiệt hại nặng nề về người và tài sản của Nhà nước và Nhân dân, toàn tỉnh có trên 7.006ha diện tích cây trồng và trên 1.070ha diện tích thủy sản bị thiệt hại; trên 336.300 con gia súc, gia cầm bị chết, cuốn trôi. Ngành giáo dục có 28 trường học bị ngập lụt; 37 điểm trường sạt taluy, thiệt hại về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, sách vở…
Nghị quyết số 82/2024/NQ-HĐND hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh, sinh viên đang học tại các cơ sở giáo dục công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân trên địa bàn tỉnh Yên Bái năm học 2024 - 2025, với tổng kinh phí hỗ trợ dự kiến 48 tỷ 390 triệu đồng. Tại thời điểm ban hành, tỉnh Yên Bái là địa phương thứ 8 trên cả nước miễn học phí trong năm học 2024 - 2025.
“Trước thực tế này, UBND tỉnh đã chủ động, kịp thời trình HĐND tỉnh ban hành các nghị quyết hỗ trợ thiệt hại sản xuất nông nghiệp và hỗ trợ học phí cho học sinh, sinh viên tại các cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn”, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái cho biết.
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Yên Bái Tạ Văn Long nhấn mạnh: “Cùng với các giải pháp khắc phục hậu quả bão số 3, khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội, việc HĐND tỉnh ban hành chính sách hỗ trợ thiệt hại sản xuất nông nghiệp và chính sách hỗ trợ học phí là kịp thời, cần thiết và cấp bách, mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc với mục tiêu giúp người dân vơi đi khó khăn, khắc phục hậu quả bão lũ, ổn định cuộc sống”.
“Một miếng khi đói bằng một gói khi no”. Dù vậy, các quyết sách hỗ trợ người dân chịu thiệt hại do ảnh hưởng của bão số 3 không chỉ mang ý nghĩa vật chất. Hơn thế nữa, đây là sự chia sẻ, động viên tinh thần quý giá với bà con; là minh chứng sinh động nhất cho tâm nguyện “vì dân” của cơ quan dân cử và chính quyền các cấp tỉnh Yên Bái.
Trên trang Zalo cá nhân, cô Nguyễn Thị Thu, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Huệ, thành phố Yên Bái chia sẻ: “Tuy rằng Yên Bái còn nghèo và nhiều vất vả nhưng thật tuyệt vời vì các cấp lãnh đạo luôn chia sẻ với Nhân dân”. Tâm tư của cô Thu hẳn cũng là tâm tư của tất cả người dân Yên Bái.
Đại diện cho người dân, HĐND các cấp còn việc nào quan trọng và “phải phép” hơn là “nghĩ cho dân”! HĐND Yên Bái không là ngoại lệ!