Chiều nay - 8/11, các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Yên Bái đã tham gia thảo luận ở tổ về các nội dung: chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030; Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo; Dự án Luật Hóa chất (sửa đổi).
Phó trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái Nguyễn Quốc Luận phát biểu thảo luận ở tổ
Đại biểu Nguyễn Quốc Luận, Phó trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh đã tham gia trực tiếp vào nội dung Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo và về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030.
Về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo, tại khoản 2: Sửa đổi, bổ sung Điều 5, đại biểu Nguyễn Quốc Luận đề nghị nghiên cứu bỏ cụm từ "quảng cáo trên báo điện tử".
Vì theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật Báo chí năm 2016 quy định: "1. Báo chí là sản phẩm thông tin về các sự kiện, vấn đề trong đời sống xã hội thể hiện bằng chữ viết, hình ảnh, âm thanh, được sáng tạo, xuất bản định kỳ và phát hành, truyền dẫn tới đông đảo công chúng thông qua các loại hình báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử”. Theo quy định này thì báo chí đã bao gồm loại hình báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử, do vậy, quy định như trong dự thảo luật là không phù hợp, đề nghị quy định lại như sau: "a) Thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo trên báo chí, trang thông tin điện tử, mạng xã hội, ứng dụng trực tuyến, thiết bị quảng cáo sử dụng phương tiện điện tử, thiết bị đầu cuối, các thiết bị viễn thông khác có kết nối mạng viễn thông, mạng internet, trên xuất bản phẩm và quảng cáo tích hợp trên các sản phẩm, dịch vụ bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin theo quy định của pháp luật”.
Tại khoản 7: Bổ sung Điều 19a vào sau Điều 19, đại biểu Luận đề nghị chỉnh sửa thành: "d) Không được sử dụng hình ảnh, trang phục, tên, thư tín, bài viết của các đơn vị, cơ sở y tế, bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế khác khi chưa được sự chấp thuận bằng văn bản của đơn vị, cá nhân đó.”.
Lý do là theo quy định tại Điều 32, Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền của cá nhân đối với hình ảnh "1. Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình. Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý”. Do vậy, trường hợp được sự đồng ý của cá nhân thì vẫn có thể sử dụng hình ảnh của người khác để quảng cáo.
Còn khoản 14: Sửa đổi, bổ sung khoản 1 của Điều 30, đại biểu đề nghị cơ quan soạn thảo rà soát trong toàn bộ nội dung dự thảo, sử dụng đồng nhất "cơ quan có thẩm quyền về quảng cáo” tại khoản 14 (Sửa đổi, bổ sung khoản 1 của Điều 30) thành "cơ quan quản lý nhà nước về quảng cáo” tại khoản 16 (Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 1 Điều 36) để đảm đúng các quy định hiện hành, rõ ràng, thuận lợi trong quá trình thực hiện.
Tham gia về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030, đại biểu Luận đề nghị bổ sung vào mục tiêu cụ thể nội dung về giảm cung: "Xử lý nghiêm các đối tượng trồng cây, tàng trữ cây có chứa chất ma túy. Đồng thời gắn trách nhiệm của chính quyền địa phương và lực lượng bảo vệ thực thi pháp luật của địa phương nếu để xảy ra tình trạng trồng, tái trồng cây có chứa chất ma túy có số lượng lớn, tái diễn nhiều lần”.
Đối với các nhóm chỉ tiêu chủ yếu cần đạt đến năm 20230, trong đó chỉ tiêu về giảm người nghiện, người sử dụng trái phép chất ma túy, đại biểu cho rằng quy định "tỷ lệ xã, phường, thị trấn không có ma túy trên toàn quốc đạt trên 20%” là quá thấp, đề nghị nâng tỷ lệ này lên cao hơn tương xứng với mục tiêu xây dựng nông thôn mới. Ngoài ra, đại biểu cũng đề nghị bổ sung thêm chỉ tiêu tỷ lệ, đó là "tỷ lệ số thôn, bản không có ma túy trên toàn quốc”.
800 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Chiều nay - 8/11, các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Yên Bái đã tham gia thảo luận ở tổ về các nội dung: chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030; Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo; Dự án Luật Hóa chất (sửa đổi). Đại biểu Nguyễn Quốc Luận, Phó trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh đã tham gia trực tiếp vào nội dung Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo và về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030.
Về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo, tại khoản 2: Sửa đổi, bổ sung Điều 5, đại biểu Nguyễn Quốc Luận đề nghị nghiên cứu bỏ cụm từ "quảng cáo trên báo điện tử".
Vì theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật Báo chí năm 2016 quy định: "1. Báo chí là sản phẩm thông tin về các sự kiện, vấn đề trong đời sống xã hội thể hiện bằng chữ viết, hình ảnh, âm thanh, được sáng tạo, xuất bản định kỳ và phát hành, truyền dẫn tới đông đảo công chúng thông qua các loại hình báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử”. Theo quy định này thì báo chí đã bao gồm loại hình báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử, do vậy, quy định như trong dự thảo luật là không phù hợp, đề nghị quy định lại như sau: "a) Thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo trên báo chí, trang thông tin điện tử, mạng xã hội, ứng dụng trực tuyến, thiết bị quảng cáo sử dụng phương tiện điện tử, thiết bị đầu cuối, các thiết bị viễn thông khác có kết nối mạng viễn thông, mạng internet, trên xuất bản phẩm và quảng cáo tích hợp trên các sản phẩm, dịch vụ bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin theo quy định của pháp luật”.
Tại khoản 7: Bổ sung Điều 19a vào sau Điều 19, đại biểu Luận đề nghị chỉnh sửa thành: "d) Không được sử dụng hình ảnh, trang phục, tên, thư tín, bài viết của các đơn vị, cơ sở y tế, bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế khác khi chưa được sự chấp thuận bằng văn bản của đơn vị, cá nhân đó.”.
Lý do là theo quy định tại Điều 32, Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền của cá nhân đối với hình ảnh "1. Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình. Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý”. Do vậy, trường hợp được sự đồng ý của cá nhân thì vẫn có thể sử dụng hình ảnh của người khác để quảng cáo.
Còn khoản 14: Sửa đổi, bổ sung khoản 1 của Điều 30, đại biểu đề nghị cơ quan soạn thảo rà soát trong toàn bộ nội dung dự thảo, sử dụng đồng nhất "cơ quan có thẩm quyền về quảng cáo” tại khoản 14 (Sửa đổi, bổ sung khoản 1 của Điều 30) thành "cơ quan quản lý nhà nước về quảng cáo” tại khoản 16 (Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 1 Điều 36) để đảm đúng các quy định hiện hành, rõ ràng, thuận lợi trong quá trình thực hiện.
Tham gia về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030, đại biểu Luận đề nghị bổ sung vào mục tiêu cụ thể nội dung về giảm cung: "Xử lý nghiêm các đối tượng trồng cây, tàng trữ cây có chứa chất ma túy. Đồng thời gắn trách nhiệm của chính quyền địa phương và lực lượng bảo vệ thực thi pháp luật của địa phương nếu để xảy ra tình trạng trồng, tái trồng cây có chứa chất ma túy có số lượng lớn, tái diễn nhiều lần”.
Đối với các nhóm chỉ tiêu chủ yếu cần đạt đến năm 20230, trong đó chỉ tiêu về giảm người nghiện, người sử dụng trái phép chất ma túy, đại biểu cho rằng quy định "tỷ lệ xã, phường, thị trấn không có ma túy trên toàn quốc đạt trên 20%” là quá thấp, đề nghị nâng tỷ lệ này lên cao hơn tương xứng với mục tiêu xây dựng nông thôn mới. Ngoài ra, đại biểu cũng đề nghị bổ sung thêm chỉ tiêu tỷ lệ, đó là "tỷ lệ số thôn, bản không có ma túy trên toàn quốc”.