CTTĐT - Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 42/CT-TTg về việc đẩy nhanh triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn cả nước.
Người dân huyện Trạm Tấu (tỉnh Yên Bái) chung tay, góp sức hỗ trợ hộ nghèo dựng nhà mới.
Chỉ thị nêu rõ, trong giai đoạn vừa qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ nhà ở, nhất là nhà ở cho người có công với cách mạng, hộ nghèo, hộ cận nghèo khu vực nông thôn, miền núi, đồng bào dân tộc thiểu số. Các chính sách trên đã giúp cho khoảng 340.000 hộ người có công với cách mạng và trên 800.000 hộ nghèo, hộ cận nghèo khó khăn về nhà ở có chỗ ở ổn định, an toàn, vươn lên thoát nghèo bền vững. Tuy nhiên, đến nay cả nước còn khoảng 315.000 hộ có khó khăn về nhà ở (bao gồm các đối tượng người có công, các chương trình mục tiêu, hộ nghèo, hộ cận nghèo,…) cần được hỗ trợ để cải thiện nhà ở đảm bảo an toàn, ổn định để "an cư, lạc nghiệp", yên tâm lao động sản xuất, phát triển kinh tế, từng bước vươn lên thoát nghèo, góp phần thực hiện mục tiêu xoá đói, giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội.
Chào mừng những ngày lễ lớn trong năm 2025, Thủ tướng nêu chỉ thị phấn đấu trong năm 2025 hoàn thành 3 nhiệm vụ: hỗ trợ nhà ở cho người có công; hỗ trợ nhà ở cho người dân theo các chương trình mục tiêu quốc gia; xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người dân ngoài 2 nhóm hỗ trợ trên.
Các bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành phải có quyết tâm và xác định việc hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng, hộ nghèo, hộ cận nghèo là một nhiệm vụ chính trị, trong đó chính quyền địa phương các cấp là đơn vị quyết định sự thành công của chương trình.
Thủ tướng yêu cầu đa dạng hóa nguồn lực theo hướng toàn dân, toàn diện, rộng khắp, bao trùm. Trung ương dành nguồn vốn ngân sách theo các Chương trình, đề án, tiết kiệm chi,… hỗ trợ về nhà ở cho người dân, nhất là người có công với cách mạng, 3 Chương trình mục tiêu quốc gia, các dự án hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo. Các bộ, ngành, địa phương bố trí, phân bổ đủ vốn cho các chương trình theo kế hoạch đề ra. Đồng thời, kêu gọi mọi người dân, doanh nghiệp đa dạng hóa các hình thức hỗ trợ, "ai có gì góp nấy, ai có công góp công, ai có của góp của, ai có nhiều góp nhiều, ai có ít góp ít", tạo phong trào, xu thế vì người nghèo, vì phong trào xóa nhà tạm, nhà dột nát.
Bộ Xây dựng khẩn trương trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định về mức hỗ trợ xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở đối với người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ và tỷ lệ phân bổ vốn hỗ trợ từ ngân sách trung ương, tỷ lệ đối ứng vốn hỗ trợ từ ngân sách địa phương giai đoạn 2023 - 2025 ngay trong tháng 11; tổ chức triển khai thực hiện, hoàn thành trong năm 2025. Cùng với đó, khẩn trương hướng dẫn, đôn đốc UBND các tỉnh, thành nơi có nhà tạm, nhà dột nát nghiên cứu, thiết kế một số mẫu nhà ở điển hình, đảm bảo yêu cầu về kỹ thuật, chất lượng, hiệu quả, phù hợp với văn hóa, phong tục tập quán và đặc điểm của từng địa phương, vùng miền để các hộ gia đình tham khảo, nghiên cứu áp dụng xây nhà ở phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của từng hộ.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính khẩn trương cân đối, bố trí vốn từ ngân sách nhà nước để thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ nhà ở cho người dân từ chương trình mục tiêu quốc gia và hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng để trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. Báo cáo Chính phủ trình Quốc hội đề xuất cho phép sử dụng khoản cắt giảm, tiết kiệm 5% chi phí thường xuyên năm 2024 của ngân sách trung ương và ngân sách địa phương để triển khai hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ cận nghèo và được chuyển nguồn sang năm 2025 và trình Chính phủ hướng dẫn triển khai thực hiện sau khi được Quốc hội cho phép…
1090 lượt xem
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 42/CT-TTg về việc đẩy nhanh triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn cả nước.Chỉ thị nêu rõ, trong giai đoạn vừa qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ nhà ở, nhất là nhà ở cho người có công với cách mạng, hộ nghèo, hộ cận nghèo khu vực nông thôn, miền núi, đồng bào dân tộc thiểu số. Các chính sách trên đã giúp cho khoảng 340.000 hộ người có công với cách mạng và trên 800.000 hộ nghèo, hộ cận nghèo khó khăn về nhà ở có chỗ ở ổn định, an toàn, vươn lên thoát nghèo bền vững. Tuy nhiên, đến nay cả nước còn khoảng 315.000 hộ có khó khăn về nhà ở (bao gồm các đối tượng người có công, các chương trình mục tiêu, hộ nghèo, hộ cận nghèo,…) cần được hỗ trợ để cải thiện nhà ở đảm bảo an toàn, ổn định để "an cư, lạc nghiệp", yên tâm lao động sản xuất, phát triển kinh tế, từng bước vươn lên thoát nghèo, góp phần thực hiện mục tiêu xoá đói, giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội.
Chào mừng những ngày lễ lớn trong năm 2025, Thủ tướng nêu chỉ thị phấn đấu trong năm 2025 hoàn thành 3 nhiệm vụ: hỗ trợ nhà ở cho người có công; hỗ trợ nhà ở cho người dân theo các chương trình mục tiêu quốc gia; xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người dân ngoài 2 nhóm hỗ trợ trên.
Các bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành phải có quyết tâm và xác định việc hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng, hộ nghèo, hộ cận nghèo là một nhiệm vụ chính trị, trong đó chính quyền địa phương các cấp là đơn vị quyết định sự thành công của chương trình.
Thủ tướng yêu cầu đa dạng hóa nguồn lực theo hướng toàn dân, toàn diện, rộng khắp, bao trùm. Trung ương dành nguồn vốn ngân sách theo các Chương trình, đề án, tiết kiệm chi,… hỗ trợ về nhà ở cho người dân, nhất là người có công với cách mạng, 3 Chương trình mục tiêu quốc gia, các dự án hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo. Các bộ, ngành, địa phương bố trí, phân bổ đủ vốn cho các chương trình theo kế hoạch đề ra. Đồng thời, kêu gọi mọi người dân, doanh nghiệp đa dạng hóa các hình thức hỗ trợ, "ai có gì góp nấy, ai có công góp công, ai có của góp của, ai có nhiều góp nhiều, ai có ít góp ít", tạo phong trào, xu thế vì người nghèo, vì phong trào xóa nhà tạm, nhà dột nát.
Bộ Xây dựng khẩn trương trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định về mức hỗ trợ xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở đối với người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ và tỷ lệ phân bổ vốn hỗ trợ từ ngân sách trung ương, tỷ lệ đối ứng vốn hỗ trợ từ ngân sách địa phương giai đoạn 2023 - 2025 ngay trong tháng 11; tổ chức triển khai thực hiện, hoàn thành trong năm 2025. Cùng với đó, khẩn trương hướng dẫn, đôn đốc UBND các tỉnh, thành nơi có nhà tạm, nhà dột nát nghiên cứu, thiết kế một số mẫu nhà ở điển hình, đảm bảo yêu cầu về kỹ thuật, chất lượng, hiệu quả, phù hợp với văn hóa, phong tục tập quán và đặc điểm của từng địa phương, vùng miền để các hộ gia đình tham khảo, nghiên cứu áp dụng xây nhà ở phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của từng hộ.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính khẩn trương cân đối, bố trí vốn từ ngân sách nhà nước để thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ nhà ở cho người dân từ chương trình mục tiêu quốc gia và hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng để trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. Báo cáo Chính phủ trình Quốc hội đề xuất cho phép sử dụng khoản cắt giảm, tiết kiệm 5% chi phí thường xuyên năm 2024 của ngân sách trung ương và ngân sách địa phương để triển khai hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ cận nghèo và được chuyển nguồn sang năm 2025 và trình Chính phủ hướng dẫn triển khai thực hiện sau khi được Quốc hội cho phép…