CTTĐT - Năm 2024, khu vực kinh tế tập thể (KTTT) tiếp tục đạt được kết quả phát triển khả quan, hoạt động sản xuất kinh doanh của các tổ chức KTTT, hợp tác xã (HTX) tiếp tục được duy trì và phát triển, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo tại địa phương.
KTTT, nòng cốt là HTX có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương
Trong thời gian qua, khu vực KTTT của tỉnh đã có những chuyển biến tích cực về mặt nhận thức, đa số cán bộ, đảng viên, công viên chức, các xã viên và người lao động trong HTX đã nhận thức rõ hơn về quan điểm, đường lối phát triển KTTT của Đảng và Nhà nước; tính tất yếu khách quan của KTTT; vai trò của KTTT trong nền kinh tế thị trường. Khu vực KTTT tỉnh đã phát triển nhanh về số lượng các HTX, THT; chất lượng các HTX, tổ hợp tác (THT) ngày càng được nâng cao. Vai trò vị trí của KTTT trong nền kinh tế ngày càng được củng cố.
Với mục tiêu phát triển KTTT, nòng cốt là HTX, trong những năm qua, HTX đã thể hiện được vai trò quan trọng của mình trong xây dựng nông thôn mới (NTM) góp phần làm thay đổi căn bản diện mạo nông thôn thời kỳ hội nhập, duy trì và gia tăng số xã đạt chuẩn NTM, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu, góp phần tích cực trong việc xoá đói, giảm nghèo, tạo thêm nhiều việc làm mới và nâng cao thu nhập cho người dân. Đồng thời, đã góp phần tích cực tái cơ cấu ngành nông nghiệp. KTTT đã có bước phát triển mới về số lượng, chất lượng hoạt động được nâng cao, ngành nghề kinh doanh đa dạng với nhiều loại hình dịch vụ đã thúc đẩy kinh tế ở khu vực nông thôn ngày càng phát triển. Hơn nữa, việc hình thành các mô hình HTX kiểu mới gắn với chuỗi giá trị sản phẩm đã góp phần tạo việc làm thường xuyên cho các lao động nhàn rỗi ở nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động; góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển; bảo đảm an ninh chính trị, trật tự xã hội; góp phần hiệu quả đạt Tiêu chí số 13 trong xây dựng nông thôn mới.
Năm 2024, khu vực KTTT tỉnh, nòng cốt là các HTX tiếp tục duy trì ở mức tăng trưởng khá, nhiều HTX duy trì sản xuất ổn định, tạo thêm cơ hội việc làm và thu nhập thường xuyên cho thành viên, người lao động. So với năm 2023, tổng số HTX trên địa bàn tỉnh ước tăng 11.7%; tổng số thành viên HTX ước tăng 5%; tổng số lao động thường xuyên trong HTX ước tăng 7,3%; thu nhập bình quân người lao động trong HTX ước tăng 3,8%,... Các HTX, THT của tỉnh đã thu hút, giải quyết việc làm và thu nhập ổn định cho trên 62.000 thành viên, người lao động. Nhiều HTX chủ động, tích cực phối hợp với chính quyền địa phương triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách, đề án về tái cơ cấu ngành nông nghiệp; tham gia, đóng góp tích cực vào các Chương trình mục tiêu quốc gia, xây dựng nông thôn mới; phối hợp giải quyết các vấn đề xã hội,… Hoạt động của HTX, THT đã góp phần quan trọng phát triển văn hóa cộng đồng dân cư, đề cao tinh thần đoàn kết, ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.
Tổng số HTX năm 2024 ước đạt 812 HTX, trong đó, thành lập mới 105 HTX, giải thể 20 HTX. Tổng số thành viên trong các HTX ước khoảng 33.573 thành viên; tổng số lao động thường xuyên trong các HTX ước khoảng 10.300 lao động. Tổng số THT năm 2024 ước đạt 5.800 THT, tổng số thành viên trong các THT ước khoảng 28.900 thành viên.
Doanh thu bình quân năm 2024 của các HTX ước đạt 2.200 triệu đồng/HTX, đạt 100% kế hoạch năm, trong đó, doanh thu của HTX với thành viên là 1.430 triệu đồng. Lãi bình quân của các HTX là 470 triệu đồng/HTX, đạt 100% kế hoạch năm. Thu nhập bình quân của lao động thường xuyên trong HTX khoảng 5,5 triệu đồng/người/tháng.
Doanh thu bình quân năm 2024 của các THT ước đạt 385 triệu đồng/THT, đạt 100% kế hoạch năm. Lãi bình quân của các THT là 110 triệu đồng/THT, đạt 100% kế hoạch năm. Thu nhập bình quân của lao động khoảng 4,5 triệu đồng/người/tháng.
Trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã hình thành nhiều mô hình HTX nổi bật, điển hình với cách làm mới, phương thức sản xuất gắn với chuỗi giá trị, ứng dụng công nghệ cao như: (1) HTX nông nghiệp và phát triển nông thôn Hưng Thành: Sản xuất sản phẩm măng Bát Độ xuất khẩu; (2) HTX dịch vụ tổng hợp Hồng Ca: Sản xuất các sản phẩm từ quế, măng Bát Độ; (3) HTX 6/12 Đào Thịnh, HTX Quế hồi Việt Nam, HTX NLN tổng hợp Công Tâm: Sản xuất các sản phẩm từ quế và chưng cất tinh dầu quế xuất khẩu; (4) HTX chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp MQ, HTX chăn nuôi DGP Yên Bái: Chăn nuôi gà; (5) HTX nuôi trồng thủy sản hồ Thác Bà, HTX nuôi trồng thủy sản Hoàng Kim Xanh: Chăn nuôi cá trên hồ Thác Bà và chế biến các sản phẩm từ cá; (6) HTX dịch vụ tổng hợp xã Tân Nguyên, HTX khai thác đá Tân Minh: Khai thác đá; (7) HTX dịch vụ tổng hợp Kiến Thuận, HTX Vạn Hoa, HTX chè xanh chất lượng cao Bảo Hưng: Sản xuất chè; (8) HTX dịch vụ tổng hợp Thắng Lợi: Chế biến săm lốp cũ thành sản phẩm chất đốt dầu FO-R và một số sản phẩm chất đốt khác; (9) HTX Suối Giàng, HTX du lịch Cường Hải: Sản xuất chè và dịch vụ du lịch cộng đồng,...
Những mô hình HTX nói trên đi vào hoạt động đã phát huy được khả năng hợp tác của các HTX từ khâu cung cấp nguyên liệu đầu vào, khâu hướng dẫn kỹ thuật trồng trọt, sơ chế, chế biến, các loại hình thương mại dịch vụ cho đến tiêu thụ sản phẩm cho thành viên, góp phần tạo việc làm, nâng cao giá trị sản phẩm, tăng thu nhập cho thành viên HTX. Hiện nay tỉnh Yên Bái đang định hướng cho các HTX trên địa bàn triển khai xây dựng và phát triển các sản phẩm chủ lực của tỉnh theo chuỗi giá trị như: Dâu tằm tơ, các sản phẩm rau an toàn, sản xuất nông nghiệp gắn với du lịch cộng đồng, du lịch trải nghiệm,...
Để KTTT thực sự trở thành động lực cho sự phát triển bền vững, trong thời gian tới, tỉnh Yên Bái tiếp tục khuyến khích, tạo điều kiện thúc đẩy KTTT trên địa bàn tỉnh phát triển về số lượng, đảm bảo chất lượng. Định hướng cho các tổ chức KTTT hoạt động theo đúng quy định của pháp luật và đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp cho thành viên và người lao động trong tổ chức KTTT; hỗ trợ phát triển các mô hình HTX hoạt động có hiệu quả, trở thành kiểu mẫu để nhân rộng và thu hút người dân, tổ chức, doanh nghiệp tham gia hoặc liên kết với HTX.
Khuyến khích các HTX xây dựng mô hình HTX kiểu mới gắn với chuỗi giá trị hàng hóa chủ lực, xây dựng mô hình kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn nhằm hỗ trợ tích cực cho kinh tế hộ phát triển. Khuyến khích các THT đủ điều kiện phát triển thành HTX.
Tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến và triển khai tập huấn chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phát triển KTTT, HTX. Đặc biệt là Luật HTX năm 2023 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Đảm bảo các HTX tổ chức, hoạt động theo quy định của Luật HTX, thành viên làm công tác quản lý trong các tổ chức KTTT thành lập mới hàng năm được tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về quản lý, nghiệp vụ chuyên môn. Quan tâm, lựa chọn, hỗ trợ hoàn thiện một số HTX thí điểm và nhân rộng các mô hình HTX chuyển đổi số hoạt động hiệu quả.
Tỉnh Yên Bái phấn đấu trong năm 2025 có 62% trở lên tổng số HTX đang hoạt động đạt từ loại khá trở lên; có 25% trở lên thành viên làm công tác quản lý HTX tốt nghiệp cao đẳng, đại học trở lên trong tất cả các ngành, lĩnh vực. Thu nhập bình quân của thành viên và người lao động trong HTX đạt 66 triệu đồng/người/năm trở lên; đối với THT đạt 54 triệu đồng/người/năm trở lên; tạo việc làm cho trên 10.300 lao động thường xuyên trong các HTX. Xử lý dứt điểm các HTX ngừng hoạt động trên địa bàn tỉnh.
266 lượt xem
Thanh Bình
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Năm 2024, khu vực kinh tế tập thể (KTTT) tiếp tục đạt được kết quả phát triển khả quan, hoạt động sản xuất kinh doanh của các tổ chức KTTT, hợp tác xã (HTX) tiếp tục được duy trì và phát triển, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo tại địa phương. Trong thời gian qua, khu vực KTTT của tỉnh đã có những chuyển biến tích cực về mặt nhận thức, đa số cán bộ, đảng viên, công viên chức, các xã viên và người lao động trong HTX đã nhận thức rõ hơn về quan điểm, đường lối phát triển KTTT của Đảng và Nhà nước; tính tất yếu khách quan của KTTT; vai trò của KTTT trong nền kinh tế thị trường. Khu vực KTTT tỉnh đã phát triển nhanh về số lượng các HTX, THT; chất lượng các HTX, tổ hợp tác (THT) ngày càng được nâng cao. Vai trò vị trí của KTTT trong nền kinh tế ngày càng được củng cố.
Với mục tiêu phát triển KTTT, nòng cốt là HTX, trong những năm qua, HTX đã thể hiện được vai trò quan trọng của mình trong xây dựng nông thôn mới (NTM) góp phần làm thay đổi căn bản diện mạo nông thôn thời kỳ hội nhập, duy trì và gia tăng số xã đạt chuẩn NTM, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu, góp phần tích cực trong việc xoá đói, giảm nghèo, tạo thêm nhiều việc làm mới và nâng cao thu nhập cho người dân. Đồng thời, đã góp phần tích cực tái cơ cấu ngành nông nghiệp. KTTT đã có bước phát triển mới về số lượng, chất lượng hoạt động được nâng cao, ngành nghề kinh doanh đa dạng với nhiều loại hình dịch vụ đã thúc đẩy kinh tế ở khu vực nông thôn ngày càng phát triển. Hơn nữa, việc hình thành các mô hình HTX kiểu mới gắn với chuỗi giá trị sản phẩm đã góp phần tạo việc làm thường xuyên cho các lao động nhàn rỗi ở nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động; góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển; bảo đảm an ninh chính trị, trật tự xã hội; góp phần hiệu quả đạt Tiêu chí số 13 trong xây dựng nông thôn mới.
Năm 2024, khu vực KTTT tỉnh, nòng cốt là các HTX tiếp tục duy trì ở mức tăng trưởng khá, nhiều HTX duy trì sản xuất ổn định, tạo thêm cơ hội việc làm và thu nhập thường xuyên cho thành viên, người lao động. So với năm 2023, tổng số HTX trên địa bàn tỉnh ước tăng 11.7%; tổng số thành viên HTX ước tăng 5%; tổng số lao động thường xuyên trong HTX ước tăng 7,3%; thu nhập bình quân người lao động trong HTX ước tăng 3,8%,... Các HTX, THT của tỉnh đã thu hút, giải quyết việc làm và thu nhập ổn định cho trên 62.000 thành viên, người lao động. Nhiều HTX chủ động, tích cực phối hợp với chính quyền địa phương triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách, đề án về tái cơ cấu ngành nông nghiệp; tham gia, đóng góp tích cực vào các Chương trình mục tiêu quốc gia, xây dựng nông thôn mới; phối hợp giải quyết các vấn đề xã hội,… Hoạt động của HTX, THT đã góp phần quan trọng phát triển văn hóa cộng đồng dân cư, đề cao tinh thần đoàn kết, ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.
Tổng số HTX năm 2024 ước đạt 812 HTX, trong đó, thành lập mới 105 HTX, giải thể 20 HTX. Tổng số thành viên trong các HTX ước khoảng 33.573 thành viên; tổng số lao động thường xuyên trong các HTX ước khoảng 10.300 lao động. Tổng số THT năm 2024 ước đạt 5.800 THT, tổng số thành viên trong các THT ước khoảng 28.900 thành viên.
Doanh thu bình quân năm 2024 của các HTX ước đạt 2.200 triệu đồng/HTX, đạt 100% kế hoạch năm, trong đó, doanh thu của HTX với thành viên là 1.430 triệu đồng. Lãi bình quân của các HTX là 470 triệu đồng/HTX, đạt 100% kế hoạch năm. Thu nhập bình quân của lao động thường xuyên trong HTX khoảng 5,5 triệu đồng/người/tháng.
Doanh thu bình quân năm 2024 của các THT ước đạt 385 triệu đồng/THT, đạt 100% kế hoạch năm. Lãi bình quân của các THT là 110 triệu đồng/THT, đạt 100% kế hoạch năm. Thu nhập bình quân của lao động khoảng 4,5 triệu đồng/người/tháng.
Trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã hình thành nhiều mô hình HTX nổi bật, điển hình với cách làm mới, phương thức sản xuất gắn với chuỗi giá trị, ứng dụng công nghệ cao như: (1) HTX nông nghiệp và phát triển nông thôn Hưng Thành: Sản xuất sản phẩm măng Bát Độ xuất khẩu; (2) HTX dịch vụ tổng hợp Hồng Ca: Sản xuất các sản phẩm từ quế, măng Bát Độ; (3) HTX 6/12 Đào Thịnh, HTX Quế hồi Việt Nam, HTX NLN tổng hợp Công Tâm: Sản xuất các sản phẩm từ quế và chưng cất tinh dầu quế xuất khẩu; (4) HTX chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp MQ, HTX chăn nuôi DGP Yên Bái: Chăn nuôi gà; (5) HTX nuôi trồng thủy sản hồ Thác Bà, HTX nuôi trồng thủy sản Hoàng Kim Xanh: Chăn nuôi cá trên hồ Thác Bà và chế biến các sản phẩm từ cá; (6) HTX dịch vụ tổng hợp xã Tân Nguyên, HTX khai thác đá Tân Minh: Khai thác đá; (7) HTX dịch vụ tổng hợp Kiến Thuận, HTX Vạn Hoa, HTX chè xanh chất lượng cao Bảo Hưng: Sản xuất chè; (8) HTX dịch vụ tổng hợp Thắng Lợi: Chế biến săm lốp cũ thành sản phẩm chất đốt dầu FO-R và một số sản phẩm chất đốt khác; (9) HTX Suối Giàng, HTX du lịch Cường Hải: Sản xuất chè và dịch vụ du lịch cộng đồng,...
Những mô hình HTX nói trên đi vào hoạt động đã phát huy được khả năng hợp tác của các HTX từ khâu cung cấp nguyên liệu đầu vào, khâu hướng dẫn kỹ thuật trồng trọt, sơ chế, chế biến, các loại hình thương mại dịch vụ cho đến tiêu thụ sản phẩm cho thành viên, góp phần tạo việc làm, nâng cao giá trị sản phẩm, tăng thu nhập cho thành viên HTX. Hiện nay tỉnh Yên Bái đang định hướng cho các HTX trên địa bàn triển khai xây dựng và phát triển các sản phẩm chủ lực của tỉnh theo chuỗi giá trị như: Dâu tằm tơ, các sản phẩm rau an toàn, sản xuất nông nghiệp gắn với du lịch cộng đồng, du lịch trải nghiệm,...
Để KTTT thực sự trở thành động lực cho sự phát triển bền vững, trong thời gian tới, tỉnh Yên Bái tiếp tục khuyến khích, tạo điều kiện thúc đẩy KTTT trên địa bàn tỉnh phát triển về số lượng, đảm bảo chất lượng. Định hướng cho các tổ chức KTTT hoạt động theo đúng quy định của pháp luật và đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp cho thành viên và người lao động trong tổ chức KTTT; hỗ trợ phát triển các mô hình HTX hoạt động có hiệu quả, trở thành kiểu mẫu để nhân rộng và thu hút người dân, tổ chức, doanh nghiệp tham gia hoặc liên kết với HTX.
Khuyến khích các HTX xây dựng mô hình HTX kiểu mới gắn với chuỗi giá trị hàng hóa chủ lực, xây dựng mô hình kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn nhằm hỗ trợ tích cực cho kinh tế hộ phát triển. Khuyến khích các THT đủ điều kiện phát triển thành HTX.
Tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến và triển khai tập huấn chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phát triển KTTT, HTX. Đặc biệt là Luật HTX năm 2023 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Đảm bảo các HTX tổ chức, hoạt động theo quy định của Luật HTX, thành viên làm công tác quản lý trong các tổ chức KTTT thành lập mới hàng năm được tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về quản lý, nghiệp vụ chuyên môn. Quan tâm, lựa chọn, hỗ trợ hoàn thiện một số HTX thí điểm và nhân rộng các mô hình HTX chuyển đổi số hoạt động hiệu quả.
Tỉnh Yên Bái phấn đấu trong năm 2025 có 62% trở lên tổng số HTX đang hoạt động đạt từ loại khá trở lên; có 25% trở lên thành viên làm công tác quản lý HTX tốt nghiệp cao đẳng, đại học trở lên trong tất cả các ngành, lĩnh vực. Thu nhập bình quân của thành viên và người lao động trong HTX đạt 66 triệu đồng/người/năm trở lên; đối với THT đạt 54 triệu đồng/người/năm trở lên; tạo việc làm cho trên 10.300 lao động thường xuyên trong các HTX. Xử lý dứt điểm các HTX ngừng hoạt động trên địa bàn tỉnh.
Các bài khác
- Các ngành, địa phương trả lời ý kiến, kiến nghị của cử tri về lĩnh vực điện - nước sinh hoạt - viễn thông (16/11/2024)
- Tập huấn kỹ năng tham gia chợ 4.0 cho các tiểu thương tại chợ Bến Đò (thành phố Yên Bái) (16/11/2024)
- Xin ý kiến nhân dân về kết quả thẩm tra hồ sơ và mức độ đạt chuẩn nông thôn mới năm 2024 đối với huyện Văn Yên (15/11/2024)
- Yên Bái tham dự Hội nghị trực tuyến kiểm tra, đôn đốc đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024 (15/11/2024)
- Các cơ quan, đơn vị, địa phương trả lời ý kiến, kiến nghị của cử tri về xây dựng cơ bản, giao thông (14/11/2024)
- Thẩm định xét công nhận xã An Phú đạt chuẩn nông thôn mới năm 2024 (13/11/2024)
- Các ngành, địa phương trả lời ý kiến, kiến nghị của cử tri về quy hoạch, quản lý đất đai, tài nguyên và môi trường (13/11/2024)
- Các cơ quan, đơn vị, địa phương trả lời ý kiến, kiến nghị của cử tri về đầu tư, xây dựng cơ bản, giao thông (12/11/2024)
- Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Tạ Văn Long thăm các mô hình phát triển kinh tế tại Trấn Yên (11/11/2024)
- Quy định các tiêu chí để quyết định thực hiện đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Yên Bái (11/11/2024)
Xem thêm »