CTTĐT - Bộ Quốc phòng trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Yên Bái về việc quản lý các hoạt động sản xuất, kinh doanh, vận chuyển thiết bị bay…
Cử tri đề nghị bổ sung các điều, khoản quy định về quản lý hoạt động bay khinh khí cầu phục vụ hoạt động du lịch, dịch vụ, quảng cáo, nghiên cứu khí tượng, khám phá không gian...
Cử tri đề nghị Quốc hội, trong quá trình xây dựng và hoàn thiện Luật Phòng không nhân dân cần xem xét, quy định chặt chẽ một số nội dung: Việc quản lý các hoạt động sản xuất, kinh doanh, vận chuyển thiết bị bay; quản lý mục đích bay, nội dung bay, hiệp đồng bay, phạm vi khu vưc bay, cấp phép, từ chối, đình chỉ hoạt động bay; cơ quan quản lý điều hành giám sát hoạt động bay, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân khi tổ chức hoạt động bay, các hành vi nghiêm cấm bay, các hoạt động thực hiện việc khắc chế bay, đặc biệt có chế tài xử lý nghiêm các tổ chức cá nhân vi phạm. Trong đó, bổ sung các điều, khoản quy định về quản lý hoạt động bay khinh khí cầu phục vụ hoạt động du lịch, dịch vụ, quảng cáo, nghiên cứu khí tượng, khám phá không gian... Đồng thời, quy định về phân cấp quản lý nhà nước trong cấp phép bay, theo trần bay (độ cao), phạm vi bay đối với các phương tiện bay không người lái và khinh khí cầu. Theo đó, có thể phân cấp cho cấp tỉnh cấp phép đối với phương tiện bay, khinh khí cầu có trần bay, độ cao từ 300m đến dưới 500m, cấp huyện cấp phép đối với phương tiện bay khinh khí cầu có tầm bay dưới 300m phục vụ cho các hoạt động dân sự.
Bộ Quốc phòng trả lời như sau:
Thứ nhất, hiện nay, trên thế giới tàu bay không người lái, phương tiện bay đang được các nước nghiên cứu sử dụng rộng rãi trên mọi lĩnh vực. Đặc biệt trong lĩnh vực quân sự, tàu bay không người lái được sử dụng như một lực lượng tác chiến mới mang lại hiệu quả chiến đấu cao, giá thành rẻ, từng bươc làm thay đổi phương thức tác chiến truyền thống; trong nước, các phương tiện bay trên cũng được ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực như nông, lâm, ngư nghiệp, nghiên cứu khoa học, du lịch, văn hoa, thể thao..., đã góp phần nâng cao hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, các phương tiện bay này chủ yếu hoạt động ở độ cao thấp và cực thấp nên việc quản lý, trinh sát bằng thiết bị điện tử gặp rất nhiều khó khăn; nếu không được quản lý chặt chẽ sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ đe dọa đến quốc phòng, an ninh, uy hiếp an toàn hàng không, vì vậy cần phải có những quy định mang tính pháp lý cao để quản lý các phương tiện bay trên.
Thứ hai, nội dung quản lý tàu bay không người lái, phương tiện bay tại dự thảo Luật PKND đã được quy định tại 09 điều bao gồm: (1) Nhập khẩu, xuất khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập tàu bay không người lái phương tiên bay; (2) Nghiên cứu chế tạo, thử nghiệm, sản xuất, sửa chữa, bảo dưỡng kinh doanh tàu bay không người lái, phương tiện bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và trang bị, thiết bị của tàu bay không người lái, phương tiện bay; (3) Đăng ký, tàu bay không người lái, phương tiện bay; (4) cấp phép bay đối với tàu bay không người lái, phương tiện bay; (5) Phân loại, điều kiện khai thác sử dụng tàu bay không người lái, phương tiện bay; (6) Giấy phép điều khiển tàu bay khôgn người lái, phương tiện bay; (7) Đình chỉ thực hiện chuyến bay đối với tàu bay không người lái, phương tiện bay; (8) Tạm giữ, chế áp tàu bay không người lái, phương tiện bay; (9) Dự báo, thông báo, hiệp đồng, quản lý điều hành và giám sát hoạt động bay; ngoài ra nội dung quản lý tàu bay không người lái, phương tiện bay còn được quy định tại khoản 6, 8 và 9 Điều 7 “Hành vi bị nghiêm cấm”, Điều 41 “Quyền, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân trong quản lý tàu bay không người lái, phương tiện bay” và khoản 2 Điều 45 “Nội dung quản lý nhà nước đối với tàu bay không người lái, phương tiện bay”. Các quy định trên được nghiên cứu, cụ thể hóa từ thực tiễn quá trình triển khai thực hiện Nghị định số 36/2008/NĐ-CP ngày 28/3/2008 của Chính phủ về Quản lý tàu bay không người lái và các phương tiện bay siêu nhẹ; đồng thời, làm nguyên tắc cho Chính phủ quy định chi tiết để bảo đảm tính linh hoạt, phù hợp trong từng thời kỳ; các quy định trên đã cơ bản bao hàm đầy đủ nội dung kiến nghị của cử tri.
Thứ ba, việc xử phạt vi phạm hành chính đối với tàu bay không người lái, phương tiện bay đã được quy định tại Điều 7 Nghị định số 144/2021/NĐ- CP ngày 31/12/2021 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng chống bạo lực gia đình. Vì vậy, tại dự thảo Luật đang xây dựng theo hướng xác định hành vi vi phạm, thẩm quyền xử lý vi phạm bước đầu như đình chỉ, tạm giữ, chế áp tàu bay không người lái, phương tiện bay; việc xử phạt hành chính đối với các hành vi vi phạm trên sẽ thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Thứ tư, đối với khinh khí cầu là một trong những phương tiện bay đã được xác định tại khoản 7 Điều 2 dự thảo Luật; vì vậy, mọi hoạt động bay khinh khí cầu phục vụ hoạt động du lịch, dịch vụ, quảng cáo, nghiên cứu khí tượng, khám phá không gian... đều thuộc phạm vi điều chỉnh tại dự thảo Luật và phải thực hiện đầy đủ các quy định tại mục 1 chương IV dự thảo Luật; do đó không quy định riêng các điều, khoản về quản lý hoạt động bay khinh khí cầu.
Thứ năm, tại dự thảo Luật quy định Bộ Quốc phòng cấp phép bay hoặc phân cấp cho đơn vị thuộc quyền cấp phép bay; căn cứ vào thông số kỹ thuật của tàu bay không người lái, phương tiện bay, mục đích sử dụng, khả năng quản lý, điều hành, giám sát hoạt động bay và đảm bảo về quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, an toàn hàng không và lợi ích công cộng, Bộ Quốc phòng sẽ tham mưu cho Chính phủ phân cấp thẩm quyền cấp phép bay cho Bộ Tư lệnh quân khu, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh trong Nghị định của Chính phủ bảo đảm cân bằng, hài hòa giữa phát triển kinh tế xã hội với bảo dảm quốc phòng, an ninh và phù hợp với khả năng quản lý, điều hành, giám sát hoạt động bay ở các cấp.
458 lượt xem
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Bộ Quốc phòng trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Yên Bái về việc quản lý các hoạt động sản xuất, kinh doanh, vận chuyển thiết bị bay… Cử tri đề nghị Quốc hội, trong quá trình xây dựng và hoàn thiện Luật Phòng không nhân dân cần xem xét, quy định chặt chẽ một số nội dung: Việc quản lý các hoạt động sản xuất, kinh doanh, vận chuyển thiết bị bay; quản lý mục đích bay, nội dung bay, hiệp đồng bay, phạm vi khu vưc bay, cấp phép, từ chối, đình chỉ hoạt động bay; cơ quan quản lý điều hành giám sát hoạt động bay, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân khi tổ chức hoạt động bay, các hành vi nghiêm cấm bay, các hoạt động thực hiện việc khắc chế bay, đặc biệt có chế tài xử lý nghiêm các tổ chức cá nhân vi phạm. Trong đó, bổ sung các điều, khoản quy định về quản lý hoạt động bay khinh khí cầu phục vụ hoạt động du lịch, dịch vụ, quảng cáo, nghiên cứu khí tượng, khám phá không gian... Đồng thời, quy định về phân cấp quản lý nhà nước trong cấp phép bay, theo trần bay (độ cao), phạm vi bay đối với các phương tiện bay không người lái và khinh khí cầu. Theo đó, có thể phân cấp cho cấp tỉnh cấp phép đối với phương tiện bay, khinh khí cầu có trần bay, độ cao từ 300m đến dưới 500m, cấp huyện cấp phép đối với phương tiện bay khinh khí cầu có tầm bay dưới 300m phục vụ cho các hoạt động dân sự.
Bộ Quốc phòng trả lời như sau:
Thứ nhất, hiện nay, trên thế giới tàu bay không người lái, phương tiện bay đang được các nước nghiên cứu sử dụng rộng rãi trên mọi lĩnh vực. Đặc biệt trong lĩnh vực quân sự, tàu bay không người lái được sử dụng như một lực lượng tác chiến mới mang lại hiệu quả chiến đấu cao, giá thành rẻ, từng bươc làm thay đổi phương thức tác chiến truyền thống; trong nước, các phương tiện bay trên cũng được ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực như nông, lâm, ngư nghiệp, nghiên cứu khoa học, du lịch, văn hoa, thể thao..., đã góp phần nâng cao hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, các phương tiện bay này chủ yếu hoạt động ở độ cao thấp và cực thấp nên việc quản lý, trinh sát bằng thiết bị điện tử gặp rất nhiều khó khăn; nếu không được quản lý chặt chẽ sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ đe dọa đến quốc phòng, an ninh, uy hiếp an toàn hàng không, vì vậy cần phải có những quy định mang tính pháp lý cao để quản lý các phương tiện bay trên.
Thứ hai, nội dung quản lý tàu bay không người lái, phương tiện bay tại dự thảo Luật PKND đã được quy định tại 09 điều bao gồm: (1) Nhập khẩu, xuất khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập tàu bay không người lái phương tiên bay; (2) Nghiên cứu chế tạo, thử nghiệm, sản xuất, sửa chữa, bảo dưỡng kinh doanh tàu bay không người lái, phương tiện bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và trang bị, thiết bị của tàu bay không người lái, phương tiện bay; (3) Đăng ký, tàu bay không người lái, phương tiện bay; (4) cấp phép bay đối với tàu bay không người lái, phương tiện bay; (5) Phân loại, điều kiện khai thác sử dụng tàu bay không người lái, phương tiện bay; (6) Giấy phép điều khiển tàu bay khôgn người lái, phương tiện bay; (7) Đình chỉ thực hiện chuyến bay đối với tàu bay không người lái, phương tiện bay; (8) Tạm giữ, chế áp tàu bay không người lái, phương tiện bay; (9) Dự báo, thông báo, hiệp đồng, quản lý điều hành và giám sát hoạt động bay; ngoài ra nội dung quản lý tàu bay không người lái, phương tiện bay còn được quy định tại khoản 6, 8 và 9 Điều 7 “Hành vi bị nghiêm cấm”, Điều 41 “Quyền, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân trong quản lý tàu bay không người lái, phương tiện bay” và khoản 2 Điều 45 “Nội dung quản lý nhà nước đối với tàu bay không người lái, phương tiện bay”. Các quy định trên được nghiên cứu, cụ thể hóa từ thực tiễn quá trình triển khai thực hiện Nghị định số 36/2008/NĐ-CP ngày 28/3/2008 của Chính phủ về Quản lý tàu bay không người lái và các phương tiện bay siêu nhẹ; đồng thời, làm nguyên tắc cho Chính phủ quy định chi tiết để bảo đảm tính linh hoạt, phù hợp trong từng thời kỳ; các quy định trên đã cơ bản bao hàm đầy đủ nội dung kiến nghị của cử tri.
Thứ ba, việc xử phạt vi phạm hành chính đối với tàu bay không người lái, phương tiện bay đã được quy định tại Điều 7 Nghị định số 144/2021/NĐ- CP ngày 31/12/2021 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng chống bạo lực gia đình. Vì vậy, tại dự thảo Luật đang xây dựng theo hướng xác định hành vi vi phạm, thẩm quyền xử lý vi phạm bước đầu như đình chỉ, tạm giữ, chế áp tàu bay không người lái, phương tiện bay; việc xử phạt hành chính đối với các hành vi vi phạm trên sẽ thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Thứ tư, đối với khinh khí cầu là một trong những phương tiện bay đã được xác định tại khoản 7 Điều 2 dự thảo Luật; vì vậy, mọi hoạt động bay khinh khí cầu phục vụ hoạt động du lịch, dịch vụ, quảng cáo, nghiên cứu khí tượng, khám phá không gian... đều thuộc phạm vi điều chỉnh tại dự thảo Luật và phải thực hiện đầy đủ các quy định tại mục 1 chương IV dự thảo Luật; do đó không quy định riêng các điều, khoản về quản lý hoạt động bay khinh khí cầu.
Thứ năm, tại dự thảo Luật quy định Bộ Quốc phòng cấp phép bay hoặc phân cấp cho đơn vị thuộc quyền cấp phép bay; căn cứ vào thông số kỹ thuật của tàu bay không người lái, phương tiện bay, mục đích sử dụng, khả năng quản lý, điều hành, giám sát hoạt động bay và đảm bảo về quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, an toàn hàng không và lợi ích công cộng, Bộ Quốc phòng sẽ tham mưu cho Chính phủ phân cấp thẩm quyền cấp phép bay cho Bộ Tư lệnh quân khu, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh trong Nghị định của Chính phủ bảo đảm cân bằng, hài hòa giữa phát triển kinh tế xã hội với bảo dảm quốc phòng, an ninh và phù hợp với khả năng quản lý, điều hành, giám sát hoạt động bay ở các cấp.