CTTĐT - Do ảnh hưởng của hoàn lưu cơn bão số 4 nên các khu vực trong tỉnh có mưa to, có nới mưa rất to và dông. Đợt mưa lớn diện rộng này với lượng mưa phổ biến 100-200mm, có nơi trên 300mm. Do lượng mưa lớn kéo dài đã gây lũ trên sông, suối, sạt lở đất làm ảnh hưởng, thiệt hại một số tuyến đường giao thông, nhà ở và diện tích sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Trấn Yên. Trước tình hình đó, huyện chỉ đạo các địa phương chủ động ứng phó, khắc phục hậu quả sau mưa bão.
Nhiều tuyến đường giao thông bị sạt lở, ngập úng gây ách tắc giao thông ở thị trấn Cổ Phúc và các xã Nga Quán, Hồng Ca, Quy Mông, Kiên Thành, Y Can.
Theo thống kê sơ bộ của Ban Chỉ huy PCTT - TKCN huyện Trấn Yên, đến 11 giờ 30 phút ngày 19/8 trên địa bàn huyện Trấn Yên đã có 92 ngôi nhà của người dân bị ảnh hưởng, trong đó: 50 nhà bị ảnh hưởng do sạt lở ta luy, 42 nhà bị ngập úng. Đã có 49 hộ dân phải di dời người và tài sản đến nơi an toàn để tránh ngập và nguy cơ sạt lở. Ngoài ra, mưa lớn kéo dài đã làm sạt taluy làm ảnh hưởng đến Công ty may bao bì Yên Ninh thuộc xã Hưng Thịnh, gây thiệt hại nhiều máy móc, thiết bị, sập đổ 150m2 tường và 400m2 mái nhà xưởng. Về nông nghiệp, nước sông Hồng dâng cao đã làm ngập trên 630ha lúa, hoa màu các loại; làm tràn, vỡ hơn 28ha diện tích ao nuôi cá. Mưa lớn cũng đã làm vỡ đập chứa bùn xả thải của công ty Thuận Thông Đạt làm vùi lấp khoảng 500m2 đất nông nghiệp của người dân xã Hưng Thịnh. Ngoài ra, mưa lũ còn gây thiệt hại các công trình công cộng như: tường rào trường THCS xã Việt Cường; vùi lấp, làm đứt gẫy hệ thống mương xã Cường Thịnh, Hòa Cuông. Nhiều tuyến đường giao thông bị sạt lở, ngập úng gây ách tắc giao thông ở thị trấn Cổ Phúc và các xã Nga Quán, Hồng Ca, Quy Mông, Kiên Thành, Y Can.
Trước tình hình đó, lãnh đạo UBND huyện và các ngành thành viên Ban Chỉ huy PCTT-TKCN huyện Trấn Yên đã đi kiểm tra các khu vực bị ảnh hưởng, chỉ đạo, động viên kịp thời các địa phương, các hộ gia đình bị thiệt hại; Huy động lực lượng tại chỗ tiến hành di dời người và tài sản tới nơi an toàn, khắc phục nhà ở cho các hộ dân bị ảnh hưởng và các tuyến đường sạt lở taluy để đảm bảo giao thông thông suốt. Tại các khu vực ngầm tràn, bố trí lực lượng canh gác, nghiêm cấm các phương tiện đi qua.
Tình hình mưa lũ vẫn đang diễn biến phức tạp do vậy người dân và chính quyền các xã, thị trấn trên địa bàn huyện cần hết sức đề phòng để chủ động phòng tránh thiên tai, nhằm giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản, nhất là những điểm xung yếu, ngập úng, ven bờ sống, suối, ven đồi núi cao và các hộ dân sống gần taluy.
1217 lượt xem
CTV: Thanh Tiến - Thu Phượng - Kim Oanh
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Do ảnh hưởng của hoàn lưu cơn bão số 4 nên các khu vực trong tỉnh có mưa to, có nới mưa rất to và dông. Đợt mưa lớn diện rộng này với lượng mưa phổ biến 100-200mm, có nơi trên 300mm. Do lượng mưa lớn kéo dài đã gây lũ trên sông, suối, sạt lở đất làm ảnh hưởng, thiệt hại một số tuyến đường giao thông, nhà ở và diện tích sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Trấn Yên. Trước tình hình đó, huyện chỉ đạo các địa phương chủ động ứng phó, khắc phục hậu quả sau mưa bão.Theo thống kê sơ bộ của Ban Chỉ huy PCTT - TKCN huyện Trấn Yên, đến 11 giờ 30 phút ngày 19/8 trên địa bàn huyện Trấn Yên đã có 92 ngôi nhà của người dân bị ảnh hưởng, trong đó: 50 nhà bị ảnh hưởng do sạt lở ta luy, 42 nhà bị ngập úng. Đã có 49 hộ dân phải di dời người và tài sản đến nơi an toàn để tránh ngập và nguy cơ sạt lở. Ngoài ra, mưa lớn kéo dài đã làm sạt taluy làm ảnh hưởng đến Công ty may bao bì Yên Ninh thuộc xã Hưng Thịnh, gây thiệt hại nhiều máy móc, thiết bị, sập đổ 150m2 tường và 400m2 mái nhà xưởng. Về nông nghiệp, nước sông Hồng dâng cao đã làm ngập trên 630ha lúa, hoa màu các loại; làm tràn, vỡ hơn 28ha diện tích ao nuôi cá. Mưa lớn cũng đã làm vỡ đập chứa bùn xả thải của công ty Thuận Thông Đạt làm vùi lấp khoảng 500m2 đất nông nghiệp của người dân xã Hưng Thịnh. Ngoài ra, mưa lũ còn gây thiệt hại các công trình công cộng như: tường rào trường THCS xã Việt Cường; vùi lấp, làm đứt gẫy hệ thống mương xã Cường Thịnh, Hòa Cuông. Nhiều tuyến đường giao thông bị sạt lở, ngập úng gây ách tắc giao thông ở thị trấn Cổ Phúc và các xã Nga Quán, Hồng Ca, Quy Mông, Kiên Thành, Y Can.
Trước tình hình đó, lãnh đạo UBND huyện và các ngành thành viên Ban Chỉ huy PCTT-TKCN huyện Trấn Yên đã đi kiểm tra các khu vực bị ảnh hưởng, chỉ đạo, động viên kịp thời các địa phương, các hộ gia đình bị thiệt hại; Huy động lực lượng tại chỗ tiến hành di dời người và tài sản tới nơi an toàn, khắc phục nhà ở cho các hộ dân bị ảnh hưởng và các tuyến đường sạt lở taluy để đảm bảo giao thông thông suốt. Tại các khu vực ngầm tràn, bố trí lực lượng canh gác, nghiêm cấm các phương tiện đi qua.
Tình hình mưa lũ vẫn đang diễn biến phức tạp do vậy người dân và chính quyền các xã, thị trấn trên địa bàn huyện cần hết sức đề phòng để chủ động phòng tránh thiên tai, nhằm giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản, nhất là những điểm xung yếu, ngập úng, ven bờ sống, suối, ven đồi núi cao và các hộ dân sống gần taluy.