CTTĐT - Nhằm giúp chị em phụ nữ có điều kiện phát triển kinh tế gia đình, những năm qua Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Trấn Yên đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực, trong đó mô hình tổ hợp tác, hợp tác xã (HTX), doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ đã góp phần quan trọng trong việc tạo việc làm mới và tăng thu nhập cho phụ nữ nông thôn. Từ sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, sau khi tham gia vào các tổ hợp tác, HTX, hiệu quả sản xuất, kinh doanh và thu nhập của các hội viên phụ nữ trên địa bàn huyện được nâng cao đáng kể.
Vườn Thanh Long ruột đỏ của các thành viên HTX Thanh Long ruột đỏ Minh Quân, xã Minh Quân, huyện Trấn Yên.
Tháng 5/2019, anh Lê Văn Hoàng ở thôn Linh Đức xã Minh Quân đầu tư 150 triệu đồng để trồng cây Thanh Long ruột đỏ trên diện tích 7.500 m2 vườn tạp của gia đình, đến nay vườn Thanh Long của anh Hoàng bắt đầu cho thu hoạch và dự kiến năm nay gia đình sẽ thu khoảng trên 30 triệu đồng, sang năm sẽ cho thu trên 150 triệu đồng. Theo anh Hoàng, Thanh Long là một loại cây dễ trồng, ít sâu bệnh, đầu tư thấp, thu nhập cao hơn nhiều so với những cây trồng khác và để tạo mối liên kết giữa các hộ trồng Thanh Long, gia đình tôi đã tham gia HTX Thanh Long ruột đỏ do chị em phụ nữ làm chủ.
Được Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Minh Quân vận động, tuyên truyền, tháng 6/2020, HTX Thanh Long ruột đỏ được thành lập với 9 thành viên. Tham gia HTX, các thành viên có nhu cầu được cung cấp giống đảm bảo, được hướng dẫn tiến bộ kỹ thuật vào trồng trọt, bảo quản sau thu hoạch. Chị Đỗ Thị Phương Dung - Giám đốc HTX Thanh Long ruột đỏ xã Minh Quân cho rằng: “Việc thành lập HTX là nhu cầu tất yếu, sau khi có HTX mọi thành viên được trao đổi kinh nghiệm, được chuyển giao KHKT, vay vốn ưu đãi. Hiện chúng tôi đã đăng ký được tem truy xuất nguồn gốc, tiến tới xây dựng sản phẩm OCOP. HTX sẽ tiếp tục phát triển thêm hội viên, mở rộng diện tích, cũng như tìm thêm đầu ra cho sản phẩm, góp phần tăng thu nhập, giảm tỷ lệ hộ nghèo do phụ nữ làm chủ”.
Được sự hỗ trợ của Hội LHPN tỉnh Yên Bái và Hội Phụ nữ huyện Trấn Yên, tháng 6/2020 chị Nguyễn Thị Ngoan ở thôn Đồng Cát xã Kiên Thành đã quyết định thành lập Công ty TNHH An Dũng, lĩnh vực hoạt động chính của công ty là chế biến, bảo quản các loại rau quả và măng tre Bát Độ. Chị Nguyễn Thị Ngoan cho biết: “Trước đây, do sơ chế măng thủ công, nên mỗi ngày chỉ thu mua từ 3- 4 tấn măng vỏ tươi, chí phí lớn hơn, nhưng nay, Công ty đã đầu tư hệ thống vận chuyển và nồi hơi sơ chế măng hiện đại. Mỗi ngày có thể thu mua và sơ chế từ 10 đến 12 tấn măng vỏ tươi. Ngoài ra, Công ty còn giải quyết việc làm cho 10 lao động thường xuyên với mức thu nhập bình quân 6,5 triệu đồng/tháng”.
Tính đến nay, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Trấn Yên đã vận động, thành lập được 52 tổ hợp tác, 7 HTX, doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ, trong đó 7 tháng năm nay đã thành lập được 21 tổ hợp tác, 3 HTX, doanh nghiệp. Ngoài giải quyết việc làm cho trên 300 thành viên tham gia, các loại hình này còn tạo việc làm cho gần 200 lao động ở vùng nông thôn với mức thu nhâp ổn định từ 3- 5 triệu đồng/người/tháng. Sau khi thành lập, sản phẩm các ngành nghề sản xuất được tăng lên cả về số lượng và chất lượng, chị em có điều kiện để trao đổi kinh nghiệm chăn nuôi, trồng trọt và chế biến nông sản. Nhiều chị em phụ nữ đã vươn lên thoát nghèo bền vững, xây dựng cuộc sống gia đình ngày càng ổn định hơn. Đây cũng là cơ sở để chị em phụ nữ nâng cao tay nghề, nâng cao chất lượng sản phẩm của mình, đồng thời tạo việc làm và góp phần nâng cao các tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới tại các địa phương. Chị Bồ Thị Hoa - Chủ tịch Hội LHPN huyện Trấn Yên khẳng định: “Thời gian tới, Hội sẽ phối hợp tổ chức nhiều lớp tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt cho chị em, nhất là với các tổ hợp tác, tạo điều kiện cho chị em vay vốn ưu đãi qua kênh của Hội để đầu tư mở rộng cơ sở sản xuất tổ hợp tác của mình. Đồng thời đề nghị các cấp hỗ trợ kinh phí để các HTX, tổ hợp tác do chị em phụ nữ làm chủ được đầu tư máy móc, đăng ký nhãn mác cho sản phẩm tiến tới xây dựng sản phẩm OCCCP”.
Có thể khẳng định mô hình tổ hợp tác, HTX, doanh nghiệp của phụ nữ là hướng hoạt động hiệu quả trong mục tiêu phát triển kinh tế của địa phương, tạo ra các chuỗi giá trị. Ngoài việc tăng thu nhập và tạo thêm việc làm cho chị em phụ nữ ở nông thôn, còn thắt chặt tình đoàn kết, tương trợ lẫn nhau trong cuộc sống của chị em phụ nữ, qua đó cùng nhau chung tay xây dựng quê hương Trấn Yên ngày một phát triển.
1656 lượt xem
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Nhằm giúp chị em phụ nữ có điều kiện phát triển kinh tế gia đình, những năm qua Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Trấn Yên đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực, trong đó mô hình tổ hợp tác, hợp tác xã (HTX), doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ đã góp phần quan trọng trong việc tạo việc làm mới và tăng thu nhập cho phụ nữ nông thôn. Từ sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, sau khi tham gia vào các tổ hợp tác, HTX, hiệu quả sản xuất, kinh doanh và thu nhập của các hội viên phụ nữ trên địa bàn huyện được nâng cao đáng kể.Tháng 5/2019, anh Lê Văn Hoàng ở thôn Linh Đức xã Minh Quân đầu tư 150 triệu đồng để trồng cây Thanh Long ruột đỏ trên diện tích 7.500 m2 vườn tạp của gia đình, đến nay vườn Thanh Long của anh Hoàng bắt đầu cho thu hoạch và dự kiến năm nay gia đình sẽ thu khoảng trên 30 triệu đồng, sang năm sẽ cho thu trên 150 triệu đồng. Theo anh Hoàng, Thanh Long là một loại cây dễ trồng, ít sâu bệnh, đầu tư thấp, thu nhập cao hơn nhiều so với những cây trồng khác và để tạo mối liên kết giữa các hộ trồng Thanh Long, gia đình tôi đã tham gia HTX Thanh Long ruột đỏ do chị em phụ nữ làm chủ.
Được Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Minh Quân vận động, tuyên truyền, tháng 6/2020, HTX Thanh Long ruột đỏ được thành lập với 9 thành viên. Tham gia HTX, các thành viên có nhu cầu được cung cấp giống đảm bảo, được hướng dẫn tiến bộ kỹ thuật vào trồng trọt, bảo quản sau thu hoạch. Chị Đỗ Thị Phương Dung - Giám đốc HTX Thanh Long ruột đỏ xã Minh Quân cho rằng: “Việc thành lập HTX là nhu cầu tất yếu, sau khi có HTX mọi thành viên được trao đổi kinh nghiệm, được chuyển giao KHKT, vay vốn ưu đãi. Hiện chúng tôi đã đăng ký được tem truy xuất nguồn gốc, tiến tới xây dựng sản phẩm OCOP. HTX sẽ tiếp tục phát triển thêm hội viên, mở rộng diện tích, cũng như tìm thêm đầu ra cho sản phẩm, góp phần tăng thu nhập, giảm tỷ lệ hộ nghèo do phụ nữ làm chủ”.
Được sự hỗ trợ của Hội LHPN tỉnh Yên Bái và Hội Phụ nữ huyện Trấn Yên, tháng 6/2020 chị Nguyễn Thị Ngoan ở thôn Đồng Cát xã Kiên Thành đã quyết định thành lập Công ty TNHH An Dũng, lĩnh vực hoạt động chính của công ty là chế biến, bảo quản các loại rau quả và măng tre Bát Độ. Chị Nguyễn Thị Ngoan cho biết: “Trước đây, do sơ chế măng thủ công, nên mỗi ngày chỉ thu mua từ 3- 4 tấn măng vỏ tươi, chí phí lớn hơn, nhưng nay, Công ty đã đầu tư hệ thống vận chuyển và nồi hơi sơ chế măng hiện đại. Mỗi ngày có thể thu mua và sơ chế từ 10 đến 12 tấn măng vỏ tươi. Ngoài ra, Công ty còn giải quyết việc làm cho 10 lao động thường xuyên với mức thu nhập bình quân 6,5 triệu đồng/tháng”.
Tính đến nay, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Trấn Yên đã vận động, thành lập được 52 tổ hợp tác, 7 HTX, doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ, trong đó 7 tháng năm nay đã thành lập được 21 tổ hợp tác, 3 HTX, doanh nghiệp. Ngoài giải quyết việc làm cho trên 300 thành viên tham gia, các loại hình này còn tạo việc làm cho gần 200 lao động ở vùng nông thôn với mức thu nhâp ổn định từ 3- 5 triệu đồng/người/tháng. Sau khi thành lập, sản phẩm các ngành nghề sản xuất được tăng lên cả về số lượng và chất lượng, chị em có điều kiện để trao đổi kinh nghiệm chăn nuôi, trồng trọt và chế biến nông sản. Nhiều chị em phụ nữ đã vươn lên thoát nghèo bền vững, xây dựng cuộc sống gia đình ngày càng ổn định hơn. Đây cũng là cơ sở để chị em phụ nữ nâng cao tay nghề, nâng cao chất lượng sản phẩm của mình, đồng thời tạo việc làm và góp phần nâng cao các tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới tại các địa phương. Chị Bồ Thị Hoa - Chủ tịch Hội LHPN huyện Trấn Yên khẳng định: “Thời gian tới, Hội sẽ phối hợp tổ chức nhiều lớp tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt cho chị em, nhất là với các tổ hợp tác, tạo điều kiện cho chị em vay vốn ưu đãi qua kênh của Hội để đầu tư mở rộng cơ sở sản xuất tổ hợp tác của mình. Đồng thời đề nghị các cấp hỗ trợ kinh phí để các HTX, tổ hợp tác do chị em phụ nữ làm chủ được đầu tư máy móc, đăng ký nhãn mác cho sản phẩm tiến tới xây dựng sản phẩm OCCCP”.
Có thể khẳng định mô hình tổ hợp tác, HTX, doanh nghiệp của phụ nữ là hướng hoạt động hiệu quả trong mục tiêu phát triển kinh tế của địa phương, tạo ra các chuỗi giá trị. Ngoài việc tăng thu nhập và tạo thêm việc làm cho chị em phụ nữ ở nông thôn, còn thắt chặt tình đoàn kết, tương trợ lẫn nhau trong cuộc sống của chị em phụ nữ, qua đó cùng nhau chung tay xây dựng quê hương Trấn Yên ngày một phát triển.