CTTĐT - Những năm qua, huyện Văn Yên đã quan tâm chỉ đạo phát triển các hình thức tổ chức sản xuất tại nông thôn, củng cố, phát triển, nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể; hỗ trợ, hướng dẫn các hợp tác xã, tổ hợp tác đổi mới về công tác quản lý, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, tham gia liên kết sản xuất chuỗi, đa dạng hóa các loại hàng hóa, đầu tư chế biến nâng cao giá trị sản phẩm nông sản.
Một số sản phẩm chủ lực của địa phương phát triển theo chuỗi giá trị và hình thành vùng sản xuất như: Cá Tầm, cây quế, tre măng bát độ, dâu tằm…
Hàng năm huyện đều giao chỉ tiêu đến các xã rà soát, hỗ trợ các tổ chức kinh tế tập thể đủ điều kiện thành lập Hợp tác xã, tổ hợp tác, đến nay toàn huyện có 148 hợp tác xã, 752 tổ hợp tác, tổng số lao động thường xuyên trong các hợp tác xã 1.600 người, tổng số lao động trong các tổ hợp tác là 4.665 người; có 68 HTX hoạt động hiệu quả, chiếm 45,9% với thu nhập bình quân lao động là 64,8 triệu đồng/người/năm. Các hợp tác xã hoạt động theo quy định Luật HTX đã đóng góp vào ngân sách nhà nước trên 20 tỷ đồng mỗi năm.
Triển khai các chính sách hỗ trợ thực hiện dự án liên kết theo chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm, toàn huyện hiện có 12 dự án liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm chủ lực được triển khai thực hiện tại 18/24 xã, với tổng kinh phí được hỗ trợ từ ngân sách nhà nước trên 10 tỷ đồng. Một số sản phẩm chủ lực của địa phương phát triển theo chuỗi giá trị và hình thành vùng sản xuất như: Cá Tầm, cây quế, tre măng bát độ, dâu tằm… Trong giai đoạn 2018-2020, từ nguồn vốn sự nghiệp thuộc chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, huyện Văn Yên đã triển khai thực hiện 03 dự án phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm sắn gắn với canh tác bền vững trên đất dốc Văn Yên; Phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm cá Tầm thương phẩm Văn Yên thực hiện tại xã Nà Hẩu; Phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm măng tre Bát Độ Văn Yên xã An Bình, Đông An, Tân Hợp và Lâm Giang, huyện Văn Yên. Hiện nay các chuỗi giá trị đang duy trì sản xuất hiệu quả theo quy mô được phê duyệt, giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho khoảng 500 lao động là công nhân các doanh nghiệp, lao động thời vụ tại các hợp tác xã và các hộ tham gia liên kết theo chuỗi liên kết sản xuất. Giai đoạn 2021-2023 thực hiện theo chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông lâm nghiệp thuỷ sản tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021-2025 được quy định tại Nghị quyết số 69/NQ-HĐND ngày 20/12/2020 của HĐND tỉnh Yên Bái, huyện Văn Yên tiếp tục triển khai thực hiện 09 dự án phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm (măng tre Bát Độ xã An Bình, Mậu Đông; quế Đại Sơn, Viễn Sơn, Mỏ Vàng; dâu tằm Yên Thái, Xuân Ái, An Thịnh, Đại Phác) góp phần nâng cao thu nhập bền vững cho người dân trên địa bàn, hướng tới sản xuất hàng hóa. Ngoài ra, huyện cũng tập trung chỉ đạo ngành nông nghiệp huyện phối hợp với các Viện nghiên cứu, Trường đại học, Trung tâm giống lựa chọn thực hiện thí điểm một số mô hình, theo dõi, lập sổ ghi chép đánh giá, tổng kết mô hình, lựa chọn cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu và tập quán canh tác của địa phương nhân ra diện rộng như: Mô hình trồng mới Na Hoàng Hậu; Mô hình trồng mới Lê VH6; Mô hình trồng mới Hồng Giòn; Mô hình trồng mới Trám Đen ăn quả; Mô hình nuôi dê Bách Thảo.
Việc truy xuất nguồn gốc các sản phẩm chủ lực của xã gắn với xây dựng vùng nguyên liệu và được chứng nhận VietGAP hoặc tương đương đã được huyện Văn Yên quan tâm, chú trọng với 13 xã có sản phẩm chủ lực gắn với xây dựng vùng nguyên liệu và được cấp giấy chứng nhận hữu cơ, chỉ dẫn địa lý là Quế. Gồm các xã: Ngòi A, Quang Minh, Mậu Đông, Yên Thái, Lang Thíp, Xuân Tầm, Phong Dụ Hạ, Phong Dụ Thượng, Tân Hợp, Đại Sơn, Mỏ Vàng, Viễn Sơn, Châu Quế Hạ; 01 xã được cấp chỉ dẫn địa lý Măng tre Bát độ (Xã An Bình); Một số sản phẩm nông sản chủ lực tại 10 xã được thiết lập hệ thống truy xuất nguồn gốc đảm bảo các yêu cầu lưu trữ, truy xuất thông tin như: Gạo chiêm hương Yên Phú, Quế thuốc lá Xuân Ái, Tinh bột sắn Đông Cuông, Trà quế, bột quế An Thịnh, Bưởi da xanh Lâm Giang, Quế sáo Đại Phác, Quế Châu Quế Thượng, Cao đặc Cà gai leo Đông An, Chuối ngự tiến Yên Hợp, Cá tầm thương phẩm Nà Hẩu.
Cùng với đó, huyện Văn Yên đã tập trung triển khai thực hiện Kế hoạch số 263/KH-UBND ngày 21/11/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh về bảo tồn và phát triển làng nghề tỉnh Yên Bái giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030, trong đó tập trung tuyên truyền phổ biến nâng cao nhận thức, hiểu biết về tầm quan trọng của làng nghề đối với việc phát triển kinh tế - xã hội; bảo vệ cảnh quan không gian làng nghề; đầu tư cơ sở hạ tầng sản xuất; bảo vệ môi trường, tổ chức hỗ trợ đào tạo, truyền nghề và lập hồ sơ đề nghị công nhận sản phẩm OCOP. Hằng năm huyện tiếp tục tổ chức rà soát, đánh giá, kiểm tra tình hình hoạt động của làng nghề đồng thời xem xét tháo gỡ các khó khăn vướng mắc và định hướng phát triển làng nghề gắn với phát triển kinh tế du lịch để giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc.
Trên địa bàn huyện Văn Yên có 24 tổ khuyến nông cộng đồng được thành lập tại 24 xã, với thành phần nòng cốt là cán bộ khuyến nông cơ sở, đại diện các tổ chức chính trị xã hội, đoàn thể và các cá nhân khác trên địa bàn, cán bộ thú y, nông nghiệp, nông dân sản xuất giỏi, các trưởng thôn,... Các xã đều đã ban hành quyết định thành lập, ban hành quy chế hoạt động của tổ khuyến nông cộng đồng. Hiện các tổ khuyến nông đều có kế hoạch hoạt động và tổ chức thực hiện có hiệu quả, có tham gia có hoạt động phát triển cộng đồng của địa phương; thường xuyên phối hợp với các ngành, Ủy ban nhân dân xã tổ chức các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp của địa phương.
1904 lượt xem
Thanh Bình
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Những năm qua, huyện Văn Yên đã quan tâm chỉ đạo phát triển các hình thức tổ chức sản xuất tại nông thôn, củng cố, phát triển, nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể; hỗ trợ, hướng dẫn các hợp tác xã, tổ hợp tác đổi mới về công tác quản lý, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, tham gia liên kết sản xuất chuỗi, đa dạng hóa các loại hàng hóa, đầu tư chế biến nâng cao giá trị sản phẩm nông sản. Hàng năm huyện đều giao chỉ tiêu đến các xã rà soát, hỗ trợ các tổ chức kinh tế tập thể đủ điều kiện thành lập Hợp tác xã, tổ hợp tác, đến nay toàn huyện có 148 hợp tác xã, 752 tổ hợp tác, tổng số lao động thường xuyên trong các hợp tác xã 1.600 người, tổng số lao động trong các tổ hợp tác là 4.665 người; có 68 HTX hoạt động hiệu quả, chiếm 45,9% với thu nhập bình quân lao động là 64,8 triệu đồng/người/năm. Các hợp tác xã hoạt động theo quy định Luật HTX đã đóng góp vào ngân sách nhà nước trên 20 tỷ đồng mỗi năm.
Triển khai các chính sách hỗ trợ thực hiện dự án liên kết theo chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm, toàn huyện hiện có 12 dự án liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm chủ lực được triển khai thực hiện tại 18/24 xã, với tổng kinh phí được hỗ trợ từ ngân sách nhà nước trên 10 tỷ đồng. Một số sản phẩm chủ lực của địa phương phát triển theo chuỗi giá trị và hình thành vùng sản xuất như: Cá Tầm, cây quế, tre măng bát độ, dâu tằm… Trong giai đoạn 2018-2020, từ nguồn vốn sự nghiệp thuộc chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, huyện Văn Yên đã triển khai thực hiện 03 dự án phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm sắn gắn với canh tác bền vững trên đất dốc Văn Yên; Phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm cá Tầm thương phẩm Văn Yên thực hiện tại xã Nà Hẩu; Phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm măng tre Bát Độ Văn Yên xã An Bình, Đông An, Tân Hợp và Lâm Giang, huyện Văn Yên. Hiện nay các chuỗi giá trị đang duy trì sản xuất hiệu quả theo quy mô được phê duyệt, giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho khoảng 500 lao động là công nhân các doanh nghiệp, lao động thời vụ tại các hợp tác xã và các hộ tham gia liên kết theo chuỗi liên kết sản xuất. Giai đoạn 2021-2023 thực hiện theo chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông lâm nghiệp thuỷ sản tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021-2025 được quy định tại Nghị quyết số 69/NQ-HĐND ngày 20/12/2020 của HĐND tỉnh Yên Bái, huyện Văn Yên tiếp tục triển khai thực hiện 09 dự án phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm (măng tre Bát Độ xã An Bình, Mậu Đông; quế Đại Sơn, Viễn Sơn, Mỏ Vàng; dâu tằm Yên Thái, Xuân Ái, An Thịnh, Đại Phác) góp phần nâng cao thu nhập bền vững cho người dân trên địa bàn, hướng tới sản xuất hàng hóa. Ngoài ra, huyện cũng tập trung chỉ đạo ngành nông nghiệp huyện phối hợp với các Viện nghiên cứu, Trường đại học, Trung tâm giống lựa chọn thực hiện thí điểm một số mô hình, theo dõi, lập sổ ghi chép đánh giá, tổng kết mô hình, lựa chọn cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu và tập quán canh tác của địa phương nhân ra diện rộng như: Mô hình trồng mới Na Hoàng Hậu; Mô hình trồng mới Lê VH6; Mô hình trồng mới Hồng Giòn; Mô hình trồng mới Trám Đen ăn quả; Mô hình nuôi dê Bách Thảo.
Việc truy xuất nguồn gốc các sản phẩm chủ lực của xã gắn với xây dựng vùng nguyên liệu và được chứng nhận VietGAP hoặc tương đương đã được huyện Văn Yên quan tâm, chú trọng với 13 xã có sản phẩm chủ lực gắn với xây dựng vùng nguyên liệu và được cấp giấy chứng nhận hữu cơ, chỉ dẫn địa lý là Quế. Gồm các xã: Ngòi A, Quang Minh, Mậu Đông, Yên Thái, Lang Thíp, Xuân Tầm, Phong Dụ Hạ, Phong Dụ Thượng, Tân Hợp, Đại Sơn, Mỏ Vàng, Viễn Sơn, Châu Quế Hạ; 01 xã được cấp chỉ dẫn địa lý Măng tre Bát độ (Xã An Bình); Một số sản phẩm nông sản chủ lực tại 10 xã được thiết lập hệ thống truy xuất nguồn gốc đảm bảo các yêu cầu lưu trữ, truy xuất thông tin như: Gạo chiêm hương Yên Phú, Quế thuốc lá Xuân Ái, Tinh bột sắn Đông Cuông, Trà quế, bột quế An Thịnh, Bưởi da xanh Lâm Giang, Quế sáo Đại Phác, Quế Châu Quế Thượng, Cao đặc Cà gai leo Đông An, Chuối ngự tiến Yên Hợp, Cá tầm thương phẩm Nà Hẩu.
Cùng với đó, huyện Văn Yên đã tập trung triển khai thực hiện Kế hoạch số 263/KH-UBND ngày 21/11/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh về bảo tồn và phát triển làng nghề tỉnh Yên Bái giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030, trong đó tập trung tuyên truyền phổ biến nâng cao nhận thức, hiểu biết về tầm quan trọng của làng nghề đối với việc phát triển kinh tế - xã hội; bảo vệ cảnh quan không gian làng nghề; đầu tư cơ sở hạ tầng sản xuất; bảo vệ môi trường, tổ chức hỗ trợ đào tạo, truyền nghề và lập hồ sơ đề nghị công nhận sản phẩm OCOP. Hằng năm huyện tiếp tục tổ chức rà soát, đánh giá, kiểm tra tình hình hoạt động của làng nghề đồng thời xem xét tháo gỡ các khó khăn vướng mắc và định hướng phát triển làng nghề gắn với phát triển kinh tế du lịch để giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc.
Trên địa bàn huyện Văn Yên có 24 tổ khuyến nông cộng đồng được thành lập tại 24 xã, với thành phần nòng cốt là cán bộ khuyến nông cơ sở, đại diện các tổ chức chính trị xã hội, đoàn thể và các cá nhân khác trên địa bàn, cán bộ thú y, nông nghiệp, nông dân sản xuất giỏi, các trưởng thôn,... Các xã đều đã ban hành quyết định thành lập, ban hành quy chế hoạt động của tổ khuyến nông cộng đồng. Hiện các tổ khuyến nông đều có kế hoạch hoạt động và tổ chức thực hiện có hiệu quả, có tham gia có hoạt động phát triển cộng đồng của địa phương; thường xuyên phối hợp với các ngành, Ủy ban nhân dân xã tổ chức các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp của địa phương.
Các bài khác
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Yên Bái về hỗ trợ kinh phí để triển khai đầu tư xây dựng hệ thống đê, kè bờ sông, bờ suối (27/11/2024)
- Nhiều mặt hàng thế mạnh của tỉnh Yên Bái trưng bày tại Hội chợ Kinh tế - Thương mại và Du lịch biên giới Trung - Việt (Hồng Hà) năm 2024 (26/11/2024)
- Đoàn Đại biểu tỉnh Yên Bái dự Hội nghị Hợp tác hành lang kinh tế 5 tỉnh, thành phố Việt - Trung lần thứ XI (25/11/2024)
- Hội nghị thảo luận, bỏ phiếu đề nghị xét, công nhận huyện Văn Yên đạt chuẩn nông thôn mới năm 2024 (22/11/2024)
- Thẩm định xét công nhận xã Nậm Lành, huyện Văn Chấn đạt chuẩn nông thôn mới năm 2024 (22/11/2024)
- Huyện Văn Yên trên hành trình xây dựng nông thôn mới (22/11/2024)
- Chấp thuận chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Trấn Yên (giai đoạn I), tỉnh Yên Bái
(22/11/2024)
- Yên Bái tích cực phát triển giao thông nông thôn (21/11/2024)
- Thẩm định xã Động Quan, Khánh Hòa, Phan Thanh, Phúc Lợi, Tân Lập (huyện Lục Yên) đạt chuẩn nông thôn mới năm 2024 (20/11/2024)
- Phát triển kinh tế tập thể, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Yên Bái (19/11/2024)
Xem thêm »