CTTĐT - Do ảnh hưởng của mưa lớn trên diện rộng kết hợp với lũ thượng nguồn Sông Hồng đã gây nhiều thiệt hại về sản xuất nông nghiệp, các công trình phúc lợi và nhà cửa của nhân dân. Ngay sau khi nước rút, thời tiết thuận lợi các địa phương đã huy động 4 tại chỗ nhanh chóng khắc phục thiên tai.
Hồng Ca nhanh chóng khắc phục sạt lở tại các tuyến đường giao thông nông thôn
Công ty may bao bì Yên Ninh thuộc xã Hưng Thịnh đi vào sản xuất từ cuối tháng 5 năm 2020, với sản lượng bình quân sản xuất 12.000 Jumbo/tháng và giải quyết việc làm cho 35 cán bộ, công nhân. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới và mưa lớn từ 17-18/8/2020 đã làm trên 2.000m3 đất đá taluy dương sạt vào nhà xưởng. Với khối lượng đất đá này đã vùi lấp, sạt lở trên 300m2 nhà xưởng, sập tường, hư hỏng 6 máy khâu và nhiều thiết bị phụ trợ, sản phẩm bao bì Jumbo đã hoàn thiện. Chị Trần Thị Lan - Giám đốc Công ty may bao bì Yên Ninh cho biết: “ngày 20/8/2020, nhân dân thôn Yên Ninh đã huy động nhân lực để xây bức tường chắn bùn để công ty dự kiến tiếp tục sản xuất vào ngày 24/8, khối lượng bùn đất bị sạt thì chúng tôi phải chờ thời tiết nắng tạnh mới xúc, hót cho an toàn”.
Ngoài ảnh hưởng của Công ty may bao bì Yên Ninh, mưa lũ còn làm 500m3 bùn thải của Công ty Thuận Thông Đạt vùi lấp vào đất sản xuất đất nông nghiệp của bà con nhân dân, mưa lớn còn làm sạt lở ta luy của 3 hộ dân xã Hưng Thịnh. Ngay khi thời tiết thuận lợi, Ban Chỉ huy PCTT-TKCN xã Hưng Thịnh tổ chức lực lượng di dời người và tài sản của nhân dân đến nơi an toàn, phối hợp với Công ty Thuận Thông Đạt kiểm đếm thiệt hại để đền bù cho nhân dân. Ông Đinh Đình Hà - Phó Chủ tịch UBND xã Hưng Thịnh cho biết: “Đến thời điểm này, chúng tôi cơ bản khắc phục xong những hộ bị sạt lở vào nhà, các điểm sạt lở giao thông nhỏ lẻ đã thực hiện xong và ngay trong ngày 20/8/2020 phối hợp với Công ty Thuận Thông Đạt tiến hành đền bù cho người dân bị ảnh hưởng”.
Còn tại xã Hồng Ca, đã có 12,5ha lúa và hoa màu bị ngập úng, trong đó có 9,5ha lúa; 1,5ha dâu tằm. Mưa to kéo dài còn làm 3 tuyến đường liên thôn của xã bị sạt ta luy với khối lượng lên tới 700m3. Hiện xã Hồng Ca đã huy động phương tiện, máy móc nhanh chóng khắc phục để lưu thông giữa các vùng trên địa bàn xã. Đặc biệt, Trường TH&THCS số 2 xã Hồng Ca đã bị sạt lở ta luy dương, với khối lượng lên tới 1.200m3 bùn đất. Ông Hà Thanh Chương - Chủ tịch UBND xã Hồng Ca cho biết: “Ngoài việc huy động nhân dân sở tại kết hợp với cán bộ, giáo viên nhà trường khơi thông dòng chảy để giảm bùn đất chảy vào phòng học, cắm biển cảnh báo nguy hiểm, Hồng Ca cũng đề nghị với các cơ quan chức năng sớm khắc phục hậu quả thiên tai để thầy và trò nhà trường an toàn đón năm học 2020-2021 đúng kế hoạch”.
Theo số liệu thống kê của Ban Chỉ huy PCTT - TKCN huyện Trấn Yên, đã có 204 ngôi nhà của người dân bị ảnh hưởng, trong đó 57 nhà bị ảnh hưởng do sạt lở ta luy, ngập úng; trên 700 ha lúa, hoa màu bị ảnh hưởng; tràn, vỡ hơn 45ha ao nuôi cá. Ngoài ra, mưa lũ còn làm ngập, sạt nhiều hệ thống thủy lợi, tuyến đường giao thông, gây ách tắc, cô lập nhiều khu dân cư.
Ngay sau khi nước rút và thời tiết thuận lợi, các địa phương đã thực hiện phương châm “4 tại chỗ” để khắc phục thiên tai. Đối với các hộ bị ngập, khi nước rút đến đâu nhân dân tiến hành dọn, rửa nhà đến đó. Các điểm ngập nước trên các tuyến đường cơ bản nước đã rút hết, người dân đã tổ chức nạo vét bùn đất, rửa đường. Những điểm sạt lở với khối lượng lớn, các địa phương huy động phương tiện, máy móc tại chỗ để nhanh chóng khai thông ách tắc. Các công trình thủy lợi cũng đang được khẩn trương khắc phục. Đối với sản xuất nông nghiệp, người dân đang tập trung vệ sinh đồng ruộng ở những diện tích ven suối, còn đối với các địa phương dọc ven Sông Hồng, do tình trạng nước sông còn ở mức cao, nhiều diện tích còn ngập úng nên chưa khắc phục được.
Hiện nay, mực nước Sông Hồng đang rút nhưng vẫn ở mức báo động 3. Trong những ngày tới còn tình hình thời tiết còn diễn biến phức tạp nên huyện Trấn Yên tiếp tục chỉ đạo các địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho người dân ứng phó tốt với thiên tai, nhằm giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản, nhất là những điểm xung yếu, ngập úng, ven bờ sống, suối, ven đồi núi cao và các hộ dân sống gần taluy.
1189 lượt xem
CTV: Thanh Hùng
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Do ảnh hưởng của mưa lớn trên diện rộng kết hợp với lũ thượng nguồn Sông Hồng đã gây nhiều thiệt hại về sản xuất nông nghiệp, các công trình phúc lợi và nhà cửa của nhân dân. Ngay sau khi nước rút, thời tiết thuận lợi các địa phương đã huy động 4 tại chỗ nhanh chóng khắc phục thiên tai.Công ty may bao bì Yên Ninh thuộc xã Hưng Thịnh đi vào sản xuất từ cuối tháng 5 năm 2020, với sản lượng bình quân sản xuất 12.000 Jumbo/tháng và giải quyết việc làm cho 35 cán bộ, công nhân. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới và mưa lớn từ 17-18/8/2020 đã làm trên 2.000m3 đất đá taluy dương sạt vào nhà xưởng. Với khối lượng đất đá này đã vùi lấp, sạt lở trên 300m2 nhà xưởng, sập tường, hư hỏng 6 máy khâu và nhiều thiết bị phụ trợ, sản phẩm bao bì Jumbo đã hoàn thiện. Chị Trần Thị Lan - Giám đốc Công ty may bao bì Yên Ninh cho biết: “ngày 20/8/2020, nhân dân thôn Yên Ninh đã huy động nhân lực để xây bức tường chắn bùn để công ty dự kiến tiếp tục sản xuất vào ngày 24/8, khối lượng bùn đất bị sạt thì chúng tôi phải chờ thời tiết nắng tạnh mới xúc, hót cho an toàn”.
Ngoài ảnh hưởng của Công ty may bao bì Yên Ninh, mưa lũ còn làm 500m3 bùn thải của Công ty Thuận Thông Đạt vùi lấp vào đất sản xuất đất nông nghiệp của bà con nhân dân, mưa lớn còn làm sạt lở ta luy của 3 hộ dân xã Hưng Thịnh. Ngay khi thời tiết thuận lợi, Ban Chỉ huy PCTT-TKCN xã Hưng Thịnh tổ chức lực lượng di dời người và tài sản của nhân dân đến nơi an toàn, phối hợp với Công ty Thuận Thông Đạt kiểm đếm thiệt hại để đền bù cho nhân dân. Ông Đinh Đình Hà - Phó Chủ tịch UBND xã Hưng Thịnh cho biết: “Đến thời điểm này, chúng tôi cơ bản khắc phục xong những hộ bị sạt lở vào nhà, các điểm sạt lở giao thông nhỏ lẻ đã thực hiện xong và ngay trong ngày 20/8/2020 phối hợp với Công ty Thuận Thông Đạt tiến hành đền bù cho người dân bị ảnh hưởng”.
Còn tại xã Hồng Ca, đã có 12,5ha lúa và hoa màu bị ngập úng, trong đó có 9,5ha lúa; 1,5ha dâu tằm. Mưa to kéo dài còn làm 3 tuyến đường liên thôn của xã bị sạt ta luy với khối lượng lên tới 700m3. Hiện xã Hồng Ca đã huy động phương tiện, máy móc nhanh chóng khắc phục để lưu thông giữa các vùng trên địa bàn xã. Đặc biệt, Trường TH&THCS số 2 xã Hồng Ca đã bị sạt lở ta luy dương, với khối lượng lên tới 1.200m3 bùn đất. Ông Hà Thanh Chương - Chủ tịch UBND xã Hồng Ca cho biết: “Ngoài việc huy động nhân dân sở tại kết hợp với cán bộ, giáo viên nhà trường khơi thông dòng chảy để giảm bùn đất chảy vào phòng học, cắm biển cảnh báo nguy hiểm, Hồng Ca cũng đề nghị với các cơ quan chức năng sớm khắc phục hậu quả thiên tai để thầy và trò nhà trường an toàn đón năm học 2020-2021 đúng kế hoạch”.
Theo số liệu thống kê của Ban Chỉ huy PCTT - TKCN huyện Trấn Yên, đã có 204 ngôi nhà của người dân bị ảnh hưởng, trong đó 57 nhà bị ảnh hưởng do sạt lở ta luy, ngập úng; trên 700 ha lúa, hoa màu bị ảnh hưởng; tràn, vỡ hơn 45ha ao nuôi cá. Ngoài ra, mưa lũ còn làm ngập, sạt nhiều hệ thống thủy lợi, tuyến đường giao thông, gây ách tắc, cô lập nhiều khu dân cư.
Ngay sau khi nước rút và thời tiết thuận lợi, các địa phương đã thực hiện phương châm “4 tại chỗ” để khắc phục thiên tai. Đối với các hộ bị ngập, khi nước rút đến đâu nhân dân tiến hành dọn, rửa nhà đến đó. Các điểm ngập nước trên các tuyến đường cơ bản nước đã rút hết, người dân đã tổ chức nạo vét bùn đất, rửa đường. Những điểm sạt lở với khối lượng lớn, các địa phương huy động phương tiện, máy móc tại chỗ để nhanh chóng khai thông ách tắc. Các công trình thủy lợi cũng đang được khẩn trương khắc phục. Đối với sản xuất nông nghiệp, người dân đang tập trung vệ sinh đồng ruộng ở những diện tích ven suối, còn đối với các địa phương dọc ven Sông Hồng, do tình trạng nước sông còn ở mức cao, nhiều diện tích còn ngập úng nên chưa khắc phục được.
Hiện nay, mực nước Sông Hồng đang rút nhưng vẫn ở mức báo động 3. Trong những ngày tới còn tình hình thời tiết còn diễn biến phức tạp nên huyện Trấn Yên tiếp tục chỉ đạo các địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho người dân ứng phó tốt với thiên tai, nhằm giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản, nhất là những điểm xung yếu, ngập úng, ven bờ sống, suối, ven đồi núi cao và các hộ dân sống gần taluy.