CTTĐT - Thị trường các nước Hồi giáo (thị trường Halal) có dân số chiếm gần 25% dân số thế giới. Đây là thị trường rất ưa chuộng các sản phẩm từ cây quế và chè. Sản phẩm Chè và các sản phẩm từ cây quế của tỉnh Yên Bái đang có nhiều tiề năng để xuất khẩu sang thị trường Halal.
Cùng với các sản phẩm từ quế, chè là sản phẩm có tiềm năng xuất khẩu vào thị trường Halal.
Tỉnh Yên Bái đã ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án “Tăng cường hợp tác quốc tế để xây dựng và phát triển ngành Halal Việt Nam đến năm 2030” của Chính phủ nhằm mục tiêu đánh giá các sản phẩm nông lâm sản có tiềm năng để tham gia vào thị trường Halal. Từ đó, ưu tiên tập trung vào các sản phẩm từ cây chè và các sản phẩm từ cây quế có khả năng đạt tiêu chuẩn để cấp chứng nhận thực phẩm Halal và tham gia vào chuỗi sản xuất và cung ứng thực phẩm Halal.
Thực tế cho thấy, tổng diện tích chè của tỉnh hiện có hơn 7.443 ha, tập trung nhiều ở các huyện: Trấn Yên, Văn Chấn, Trạm Tấu, Mù Cang Chải; sản lượng hàng năm đạt trên 69 nghìn tấn. Hiện nay trên địa bàn tỉnh Yên Bái đang xây dựng 1 chuỗi liên kết chè do Công ty TNHH chè Bình Thuận thực hiện với diện tích 281 ha tại 3 xã Bình Thuận, Chấn Thịnh, Nghĩa Tâm - huyện Văn Chấn, liên kết với 321 hộ dân. Vùng sản xuất chè chất lượng cao, chè đặc sản bao gồm Chè Shan 2.033 ha, sản lượng 5.197 tấn, tập trung tại huyện Văn Chấn, Trạm Tấu, Mù Cang Chải; chè nhập nội (giống chè Bát Tiên, Phúc Vân Tiên, Kim Tuyên) 497 ha, sản lượng 3.425 tấn, tập trung tại huyện: Văn Chấn, Văn Yên, Trấn Yên, Lục Yên. Tỉnh hiện có trên 50 cơ sở chế biến, kinh doanh chè, có 7 dự án chè với quy mô 290 ha được chứng nhận theo tiêu chuẩn VietGap; Hợp tác xã chè Suối Giàng được chứng nhận theo tiêu chuẩn EU. Một số sản phẩm chè đặc sản, đặc hữu cơ đã tạo dựng được thương hiệu trên thị trường, được người tiêu dùng ưa chuộng.
Hiện nay trên địa bàn tỉnh có Công ty TNHH chế biến chè Hữu Hảo được cấp chứng nhận Halal cho các sản phẩm chè đen xuất vào thị trường Trung đông cũng như các nước Hồi giáo như Pakitan, Apgakitan. Sản lượng hàng năm khoảng 18-20 nghìn tấn với doanh thu khoảng 45-50 tỷ đồng.
Đối với sản quế, Yên Bái là tỉnh có vùng quế lớn nhất cả nước với diện tích trên 82 nghìn ha diện tích tập trung, chuyên canh trên 38 nghìn ha, tập trung nhiều ở các huyện Trấn Yên, Văn Chấn, Văn Yên, Lục Yên, Yên Bình; sản lượng khai thác từ quế khoảng 18.061 tấn quế vỏ khô, khoảng 85.508 tấn cành lá quế cung cấp nguyên liệu để chế biến dược phẩm, thực phẩm, tinh dầu quế… phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Đến nay, đã xác lập quyền đối với nhãn hiệu chứng nhận “Văn Yên” cho một số sản phẩm được sản xuất, chế biến từ cây quế của huyện Văn Yên. Sản phẩm quế của Công ty Olam với diện tích 1.071 ha được chứng nhận tiêu chuẩn EU, USDA do tổ chức Unicontrol cấp năm 2018; sản phẩm quế của Công ty Hương gia vị Sơn Hà với diện tích 1.250 ha được chứng nhận tiêu chuẩn EU, USDA do tổ chức Unicontrol cấp năm 2019. Một số sản phẩm có nguồn gốc từ cây quế như tinh dầu quế, quế điếu, nước rửa chén, nước lau sàn,… đã được xuất khẩu đi một số nước trên thế giới như Trung Quốc, Châu Âu.
Thị trường các nước Hồi giáo có dân số chiếm gần 25% dân số thế giới. Đặc biệt là các nước Hồi giáo rất ưa chuộng các sản phẩm từ cây quế và chè. Qua kết quả xuất khẩu chè và các sản phẩm từ cây quế những năm qua thấy rằng thị trường các nước Hồi giáo có tiềm năng lớn đối với các sản phẩm chè và các sản phẩm từ cây quế của tỉnh Yên Bái. Tuy nhiên thực tế những năm qua cũng cho thấy doanh nghiệp Yên Bái còn gặp nhiều khó khăn khi tiếp cận thị trường Halal do: chưa tận dụng hết được cơ hội trong lĩnh vực Halal; do gặp phải một số khó khăn nhất định đối với sản xuất và xuất khẩu sản phẩm Halal như chi phí đầu tư cao, thông tin về văn hóa thị trường Halal, tiêu chuẩn Halal chưa nhiều... Bên cạnh đó, chứng nhận Halal và quy trình cấp giấy chứng nhận là quy trình phức tạp, kết hợp cả yếu tố tôn giáo và kỹ thuật. Chi phí chứng nhận và duy trì cho một sản phẩm, dịch vụ Halal còn cao, tuỳ theo loại sản phẩm, dịch vụ là phần chi phí lớn đối với các doanh nghiệp; quy mô các sản phẩm Halal Việt Nam còn nhỏ, việc đầu tư máy móc, quy trình sản xuất riêng cho các sản phẩm này sẽ gây tốn kém, giảm sức cạnh tranh… đây chính là những khó khăn cho các doanh nghiệp của tỉnh Yên Bái khi tiếp cận thị trường Halal.
Trong thời gian tới, cùng với việc khuyến khích và hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản theo hướng tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị, nhằm đáp ứng nhu cầu xuất khẩu các sản phẩm chè, quế đạt tiêu chuẩn Halal, các doanh nghiệp tỉnh Yên Bái cũng cần có sự hỗ trợ của bộ, ngành trung ương trong việc xây dựng và phát triển thương hiệu cho sản phẩm và doanh nghiệp Halal của Việt Nam; tăng cường hỗ trợ cho doanh nghiệp trong tham gia các hoạt động xúc tiến thị trường, quảng bá sản phẩm, tạo thuận lợi có được giấy chứng nhận Halal; tăng cường xúc tiến đầu tư, thu hút các doanh nghiệp của các quốc gia có nhu cầu lớn về các sản phẩm Halal; thông tin tuyên truyền về những điều kiện, quy trình chứng nhận Halal để các doanh nghiệp, các nhà quản lý địa phương nắm được và tổ chức triển khai thực hiện; phổ biến thông tin về các quy định, tiêu chuẩn của các nước Hồi giáo đối với sản phẩm nông, lâm, thủy sản để doanh nghiệp có thể chủ động cải tiến sản xuất theo tiêu chuẩn Halal.
429 lượt xem
Thanh Thủy
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Thị trường các nước Hồi giáo (thị trường Halal) có dân số chiếm gần 25% dân số thế giới. Đây là thị trường rất ưa chuộng các sản phẩm từ cây quế và chè. Sản phẩm Chè và các sản phẩm từ cây quế của tỉnh Yên Bái đang có nhiều tiề năng để xuất khẩu sang thị trường Halal. Tỉnh Yên Bái đã ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án “Tăng cường hợp tác quốc tế để xây dựng và phát triển ngành Halal Việt Nam đến năm 2030” của Chính phủ nhằm mục tiêu đánh giá các sản phẩm nông lâm sản có tiềm năng để tham gia vào thị trường Halal. Từ đó, ưu tiên tập trung vào các sản phẩm từ cây chè và các sản phẩm từ cây quế có khả năng đạt tiêu chuẩn để cấp chứng nhận thực phẩm Halal và tham gia vào chuỗi sản xuất và cung ứng thực phẩm Halal.
Thực tế cho thấy, tổng diện tích chè của tỉnh hiện có hơn 7.443 ha, tập trung nhiều ở các huyện: Trấn Yên, Văn Chấn, Trạm Tấu, Mù Cang Chải; sản lượng hàng năm đạt trên 69 nghìn tấn. Hiện nay trên địa bàn tỉnh Yên Bái đang xây dựng 1 chuỗi liên kết chè do Công ty TNHH chè Bình Thuận thực hiện với diện tích 281 ha tại 3 xã Bình Thuận, Chấn Thịnh, Nghĩa Tâm - huyện Văn Chấn, liên kết với 321 hộ dân. Vùng sản xuất chè chất lượng cao, chè đặc sản bao gồm Chè Shan 2.033 ha, sản lượng 5.197 tấn, tập trung tại huyện Văn Chấn, Trạm Tấu, Mù Cang Chải; chè nhập nội (giống chè Bát Tiên, Phúc Vân Tiên, Kim Tuyên) 497 ha, sản lượng 3.425 tấn, tập trung tại huyện: Văn Chấn, Văn Yên, Trấn Yên, Lục Yên. Tỉnh hiện có trên 50 cơ sở chế biến, kinh doanh chè, có 7 dự án chè với quy mô 290 ha được chứng nhận theo tiêu chuẩn VietGap; Hợp tác xã chè Suối Giàng được chứng nhận theo tiêu chuẩn EU. Một số sản phẩm chè đặc sản, đặc hữu cơ đã tạo dựng được thương hiệu trên thị trường, được người tiêu dùng ưa chuộng.
Hiện nay trên địa bàn tỉnh có Công ty TNHH chế biến chè Hữu Hảo được cấp chứng nhận Halal cho các sản phẩm chè đen xuất vào thị trường Trung đông cũng như các nước Hồi giáo như Pakitan, Apgakitan. Sản lượng hàng năm khoảng 18-20 nghìn tấn với doanh thu khoảng 45-50 tỷ đồng.
Đối với sản quế, Yên Bái là tỉnh có vùng quế lớn nhất cả nước với diện tích trên 82 nghìn ha diện tích tập trung, chuyên canh trên 38 nghìn ha, tập trung nhiều ở các huyện Trấn Yên, Văn Chấn, Văn Yên, Lục Yên, Yên Bình; sản lượng khai thác từ quế khoảng 18.061 tấn quế vỏ khô, khoảng 85.508 tấn cành lá quế cung cấp nguyên liệu để chế biến dược phẩm, thực phẩm, tinh dầu quế… phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Đến nay, đã xác lập quyền đối với nhãn hiệu chứng nhận “Văn Yên” cho một số sản phẩm được sản xuất, chế biến từ cây quế của huyện Văn Yên. Sản phẩm quế của Công ty Olam với diện tích 1.071 ha được chứng nhận tiêu chuẩn EU, USDA do tổ chức Unicontrol cấp năm 2018; sản phẩm quế của Công ty Hương gia vị Sơn Hà với diện tích 1.250 ha được chứng nhận tiêu chuẩn EU, USDA do tổ chức Unicontrol cấp năm 2019. Một số sản phẩm có nguồn gốc từ cây quế như tinh dầu quế, quế điếu, nước rửa chén, nước lau sàn,… đã được xuất khẩu đi một số nước trên thế giới như Trung Quốc, Châu Âu.
Thị trường các nước Hồi giáo có dân số chiếm gần 25% dân số thế giới. Đặc biệt là các nước Hồi giáo rất ưa chuộng các sản phẩm từ cây quế và chè. Qua kết quả xuất khẩu chè và các sản phẩm từ cây quế những năm qua thấy rằng thị trường các nước Hồi giáo có tiềm năng lớn đối với các sản phẩm chè và các sản phẩm từ cây quế của tỉnh Yên Bái. Tuy nhiên thực tế những năm qua cũng cho thấy doanh nghiệp Yên Bái còn gặp nhiều khó khăn khi tiếp cận thị trường Halal do: chưa tận dụng hết được cơ hội trong lĩnh vực Halal; do gặp phải một số khó khăn nhất định đối với sản xuất và xuất khẩu sản phẩm Halal như chi phí đầu tư cao, thông tin về văn hóa thị trường Halal, tiêu chuẩn Halal chưa nhiều... Bên cạnh đó, chứng nhận Halal và quy trình cấp giấy chứng nhận là quy trình phức tạp, kết hợp cả yếu tố tôn giáo và kỹ thuật. Chi phí chứng nhận và duy trì cho một sản phẩm, dịch vụ Halal còn cao, tuỳ theo loại sản phẩm, dịch vụ là phần chi phí lớn đối với các doanh nghiệp; quy mô các sản phẩm Halal Việt Nam còn nhỏ, việc đầu tư máy móc, quy trình sản xuất riêng cho các sản phẩm này sẽ gây tốn kém, giảm sức cạnh tranh… đây chính là những khó khăn cho các doanh nghiệp của tỉnh Yên Bái khi tiếp cận thị trường Halal.
Trong thời gian tới, cùng với việc khuyến khích và hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản theo hướng tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị, nhằm đáp ứng nhu cầu xuất khẩu các sản phẩm chè, quế đạt tiêu chuẩn Halal, các doanh nghiệp tỉnh Yên Bái cũng cần có sự hỗ trợ của bộ, ngành trung ương trong việc xây dựng và phát triển thương hiệu cho sản phẩm và doanh nghiệp Halal của Việt Nam; tăng cường hỗ trợ cho doanh nghiệp trong tham gia các hoạt động xúc tiến thị trường, quảng bá sản phẩm, tạo thuận lợi có được giấy chứng nhận Halal; tăng cường xúc tiến đầu tư, thu hút các doanh nghiệp của các quốc gia có nhu cầu lớn về các sản phẩm Halal; thông tin tuyên truyền về những điều kiện, quy trình chứng nhận Halal để các doanh nghiệp, các nhà quản lý địa phương nắm được và tổ chức triển khai thực hiện; phổ biến thông tin về các quy định, tiêu chuẩn của các nước Hồi giáo đối với sản phẩm nông, lâm, thủy sản để doanh nghiệp có thể chủ động cải tiến sản xuất theo tiêu chuẩn Halal.
Các bài khác
- Yên Bái trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Trấn Yên (giai đoạn I) (29/11/2024)
- Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Trần Huy Tuấn chủ trì Hội nghị tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện kế hoạch đầu tư công, giải ngân vốn xây dựng cơ bản năm 2024 (28/11/2024)
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Yên Bái về hỗ trợ kinh phí để triển khai đầu tư xây dựng hệ thống đê, kè bờ sông, bờ suối (27/11/2024)
- Phát triển các hình thức tổ chức sản xuất tại nông thôn, củng cố, phát triển, nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trên địa bàn huyện Văn Yên (27/11/2024)
- Nhiều mặt hàng thế mạnh của tỉnh Yên Bái trưng bày tại Hội chợ Kinh tế - Thương mại và Du lịch biên giới Trung - Việt (Hồng Hà) năm 2024 (26/11/2024)
- Đoàn Đại biểu tỉnh Yên Bái dự Hội nghị Hợp tác hành lang kinh tế 5 tỉnh, thành phố Việt - Trung lần thứ XI (25/11/2024)
- Hội nghị thảo luận, bỏ phiếu đề nghị xét, công nhận huyện Văn Yên đạt chuẩn nông thôn mới năm 2024 (22/11/2024)
- Thẩm định xét công nhận xã Nậm Lành, huyện Văn Chấn đạt chuẩn nông thôn mới năm 2024 (22/11/2024)
- Huyện Văn Yên trên hành trình xây dựng nông thôn mới (22/11/2024)
- Chấp thuận chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Trấn Yên (giai đoạn I), tỉnh Yên Bái
(22/11/2024)
Xem thêm »