CTTĐT - Nhiệm kỳ 2020 – 2025, huyện Trạm Tấu đề ra 23 chỉ tiêu chủ yếu, với mục tiêu giảm bình quân hàng năm 6,5% hộ nghèo, cơ cấu tổng sản phẩm trên địa bàn: nông, lâm nghiệp, thủy sản 33,7%; công nghiệp xây dựng 44,7%; dịch vụ 21,6%; thu nhập bình quân đầu người đạt trên 30 triệu đồng.
Người dân xã Trạm Tấu tham gia làm đường giao thông nông thôn.
Nhiệm kỳ 2015 – 2020, bằng nhiều sáng tạo trong công tác chỉ đạo, điều hành, Đảng bộ huyện Trạm Tấu đã lãnh đạo nhân dân các dân tộc trong huyện vượt qua khó khăn đặc thù của một huyện vùng cao, phát huy tinh thần đoàn kết, chủ động, sáng tạo thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu Nghị quyết đề ra.
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, tỷ trọng ngành nông - lâm nghiệp từ 45,4% năm 2015 giảm còn 39,7%. Tỷ trọng ngành công nghiệp xây dựng từ 44,2% năm 2015 giảm còn 40,5%. Tỷ trọng thương mại - dịch vụ từ 10,4% năm 2015 tăng lên 19,8%. Thu nhập bình quân đầu người năm 2020 ước đạt 19,5 triệu đồng, tăng 1,93 lần so với năm 2015.
Nhiệm kỳ 2020 – 2025, huyện Trạm Tấu đề ra 23 chỉ tiêu chủ yếu, với mục tiêu giảm bình quân hàng năm 6,5% hộ nghèo. Cơ cấu tổng sản phẩm trên địa bàn: nông, lâm nghiệp, thủy sản 33,7%; công nghiệp xây dựng 44,7%; dịch vụ 21,6%. Thu nhập bình quân đầu người đạt trên 30 triệu đồng.
Để thực hiện các chỉ tiêu đó, ngay sau Đại hội, huyện đã bước vào thực hiện chương trình hành động một cách nghiêm túc và quyết liệt.
Trong lĩnh vực nông nghiệp, Trạm Tấu phấn đấu đến 2025 toàn huyện có trên 1.550 ha gieo cấy 2 vụ/năm, sản lượng thóc đạt trên 16.000 tấn/năm; diện tích ngô phấn đấu trên 3.300 ha, sản lượng trên 11.500 tấn; đặc biệt, có ít nhất 2 sản phẩm gạo từ giống lúa đặc sản được xếp hạng sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên; diện tích chè Shan quy hoạch và phát triển gần 600 ha.
Ông Nguyễn Văn Hòe - Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Trạm Tấu cho biết: Xác định nông nghiệp là mặt trận hàng đầu trong thúc đẩy kinh tế - xã hội vùng cao, đơn vị tập trung chỉ đạo sản xuất lúa 2 vụ theo 2 hướng, một là đảm bảo an ninh lương thực, ổn định xã hội nông thôn tại các xã Pá Lau, Túc Đán, Phình Hồ, Làng Nhì, Tà Xi Láng; hai là gắn sản xuất lúa tập trung với du lịch sinh thái tại các xã Hát Lừu, Xà Hồ, Bản Công, Bản Mù, Trạm Tấu, Pá Hu.
Huyện ưu tiên gieo trồng các loại lúa đặc sản; chuyển đổi diện tích kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản, hoa màu. Quy hoạch chuyên canh ngô hàng hóa; bảo tồn và phát triển các diện tích chè Shan, măng sặt, măng ớt, khoai sọ.
"Chúng tôi cũng sẽ thử nghiệm các giống lúa chất lượng cao, giúp người dân nâng cao nhận thức, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao năng suất, sản lượng cây trồng vật nuôi, có thu nhập cao từ nông nghiệp” - ông Hòe nói.
Giải pháp được đưa ra, kế hoạch hoạt động được xây dựng chi tiết đến từng thôn, bản của các xã, thị trấn trên địa bàn huyện. Trước mắt là thực hiện thắng lợi vụ lúa mùa với các mô hình trình diễn lúa chất lượng cao đang được thực hiện từ những tháng đầu năm và chuẩn bị chu đáo cho vụ ngô hè thu; chỉ đạo cán bộ chuyên môn tăng cường về cơ sở vận động nhân dân thường xuyên thăm đồng, phát hiện sâu, bệnh hại kịp thời, để có vụ mùa thắng lợi.
Sau nông nghiệp, giải pháp để xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông đặc biệt được huyện triển khai thực hiện nghiêm túc.
5 năm qua, nhờ thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động với chủ trương "Nhà nước và nhân dân cùng làm”, những cung đường giao thông nông thôn lên đỉnh núi đã tạo điều kiện cho người dân vùng cao phát triển kinh tế - xã hội, thay đổi diện mạo nông thôn miền núi.
Số xã có đường ô tô đến trung tâm xã đảm bảo đi lại được cả mùa khô lẫn mùa mưa là 12/12 xã thị trấn, đạt 100% mục tiêu Nghị quyết, 21/57 thôn bản, tổ dân phố có đường kiên cố hóa, 34/57 thôn, bản có điện lưới quốc gia với trên 80% số hộ được sử dụng điện quốc gia. Giao thông thuận tiện, hệ thống thủy lợi, nước sạch, các công trình hạ tầng khác được đầu tư.
Ông Trần Văn Long - Trưởng phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Trạm Tấu cho biết: Kết cấu hạ tầng nhìn chung chưa đáp ứng nhu cầu phát triển của huyện, nhất là hệ thống giao thông. Vì vậy, để đạt được mục tiêu Nghị quyết trong nhiệm kỳ mới, Phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện tiếp tục thực hiện các giải pháp quyết liệt trong huy động nguồn lực, tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, ưu tiên phát triển mạng lưới giao thông đi trước một bước, chỉ đạo đôn đốc, sớm hoàn thành các công trình, dự án quan trọng.
Đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức, tạo sự đồng thuận trong nhân dân trong thực hiện đền bù, giải phóng mặt bằng, tham gia quản lý để sử dụng có hiệu quả các công trình sau đầu tư.
Lãnh đạo huyện Trạm Tấu kiểm tra các công trình phòng chống sạt lở trong mùa mưa.
Bên cạnh việc phát triển nông nghiệp, quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng vì mục tiêu chung là thúc đẩy lộ trình giảm nghèo của huyện Trạm Tấu nhanh và bền vững, huyện xây dựng chương trình hành động cụ thể cho việc đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, mở hướng thoát nghèo bền vững cho người dân.
Theo đó, hàng năm, huyện sẽ rà soát thống kê số lao động có nhu cầu học nghề, tìm việc làm để phối hợp tuyên truyền giới thiệu việc làm. Đồng thời, liên kết với các doanh nghiệp, trường dạy nghề có uy tín để tổ chức dạy nghề phù hợp với nhu cầu ngay tại huyện; phối hợp với Trường Cao đẳng Than - Khoáng sản Việt Nam trong tuyển sinh đào tạo nghề gắn với bố trí việc làm cho lao động địa phương.
Thực hiện lồng ghép các chính sách hỗ trợ đào tạo nghề, hỗ trợ doanh nghiệp, vay vốn tạo việc làm, tăng thu nhập ổn định cho lao động. Phấn đấu đến năm 2025, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 64%, trong đó có văn bằng, chứng chỉ đạt 32,6%. Bình quân mỗi năm, tạo việc làm mới cho 615 lao động. Số lao động nông nghiệp chuyển dịch sang phi nông nghiệp 1.750 lao động.
Đồng thời, ban hành kế hoạch thực hiện chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững giai đoạn 2021 – 2025; trong đó, tập trung huy động mọi nguồn lực để thực hiện giảm nghèo theo lộ trình hàng năm và cả giai đoạn, phấn đấu mỗi năm giảm trên 400 hộ nghèo.
Ông Hoàng Anh Tuấn - Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Trạm Tấu chia sẻ: Để hoàn thành các mục tiêu đó, ngay sau Đại hội Đảng bộ huyện khóa XVI, Phòng đã xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể trình UBND huyện.
Trong đó, phân công rõ trách nhiệm của từng đơn vị, cá nhân trong giúp đỡ các hộ nghèo, xây dựng và nhân rộng mô hình tổ hợp tác hoặc các nhóm để tập hợp các hộ khá hoặc đã thoát nghèo với các hộ nghèo, cận nghèo để chia sẻ kinh nghiệm trong phát triển kinh tế, tự giúp nhau thoát nghèo, đẩy mạnh công tác tuyên truyền khơi dậy ý chí tự lực, tự cường, tự giác vươn lên thoát nghèo của người nghèo”.
Quyết tâm thực hiện thắng lợi mục tiêu Nghị quyết Đại hội XVI Đảng bộ huyện Trạm Tấu, thời điểm hiện tại, các cơ quan, ban, ngành, các xã, thị trấn đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, lên kế hoạch phát triển các loại cây, con mang thương hiệu của địa phương, bảo tồn các loại dược liệu rừng quý hiếm như: lan kim tuyến (cỏ nhung), thất diệp nhất chi hoa (cây rắn cắn); ưu tiên các mô hình, dự án dược liệu dưới tán rừng, mô hình trồng cây gỗ lớn dưới tán rừng bản địa (pơ mu, sến, dổi, de), nuôi ong mật dưới tán rừng; dự án phát triển sản xuất gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm cây sơn tra.
Đồng chí Giàng A Thào - Bí thư Huyện ủy Trạm Tấu khẳng định: "Đảng bộ, chính quyền và đồng bào các dân tộc huyện Trạm Tấu sẽ phát huy tinh thần đoàn kết, dám nghĩ, dám làm; chủ động, sáng tạo trong thực hiện Nghị quyết của Đảng các cấp; nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, quyết tâm thực hiện thắng lợi mục tiêu Nghị quyết Đại hội đề ra”.
1328 lượt xem
CTV: Phương Thùy
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Nhiệm kỳ 2020 – 2025, huyện Trạm Tấu đề ra 23 chỉ tiêu chủ yếu, với mục tiêu giảm bình quân hàng năm 6,5% hộ nghèo, cơ cấu tổng sản phẩm trên địa bàn: nông, lâm nghiệp, thủy sản 33,7%; công nghiệp xây dựng 44,7%; dịch vụ 21,6%; thu nhập bình quân đầu người đạt trên 30 triệu đồng.Nhiệm kỳ 2015 – 2020, bằng nhiều sáng tạo trong công tác chỉ đạo, điều hành, Đảng bộ huyện Trạm Tấu đã lãnh đạo nhân dân các dân tộc trong huyện vượt qua khó khăn đặc thù của một huyện vùng cao, phát huy tinh thần đoàn kết, chủ động, sáng tạo thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu Nghị quyết đề ra.
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, tỷ trọng ngành nông - lâm nghiệp từ 45,4% năm 2015 giảm còn 39,7%. Tỷ trọng ngành công nghiệp xây dựng từ 44,2% năm 2015 giảm còn 40,5%. Tỷ trọng thương mại - dịch vụ từ 10,4% năm 2015 tăng lên 19,8%. Thu nhập bình quân đầu người năm 2020 ước đạt 19,5 triệu đồng, tăng 1,93 lần so với năm 2015.
Nhiệm kỳ 2020 – 2025, huyện Trạm Tấu đề ra 23 chỉ tiêu chủ yếu, với mục tiêu giảm bình quân hàng năm 6,5% hộ nghèo. Cơ cấu tổng sản phẩm trên địa bàn: nông, lâm nghiệp, thủy sản 33,7%; công nghiệp xây dựng 44,7%; dịch vụ 21,6%. Thu nhập bình quân đầu người đạt trên 30 triệu đồng.
Để thực hiện các chỉ tiêu đó, ngay sau Đại hội, huyện đã bước vào thực hiện chương trình hành động một cách nghiêm túc và quyết liệt.
Trong lĩnh vực nông nghiệp, Trạm Tấu phấn đấu đến 2025 toàn huyện có trên 1.550 ha gieo cấy 2 vụ/năm, sản lượng thóc đạt trên 16.000 tấn/năm; diện tích ngô phấn đấu trên 3.300 ha, sản lượng trên 11.500 tấn; đặc biệt, có ít nhất 2 sản phẩm gạo từ giống lúa đặc sản được xếp hạng sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên; diện tích chè Shan quy hoạch và phát triển gần 600 ha.
Ông Nguyễn Văn Hòe - Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Trạm Tấu cho biết: Xác định nông nghiệp là mặt trận hàng đầu trong thúc đẩy kinh tế - xã hội vùng cao, đơn vị tập trung chỉ đạo sản xuất lúa 2 vụ theo 2 hướng, một là đảm bảo an ninh lương thực, ổn định xã hội nông thôn tại các xã Pá Lau, Túc Đán, Phình Hồ, Làng Nhì, Tà Xi Láng; hai là gắn sản xuất lúa tập trung với du lịch sinh thái tại các xã Hát Lừu, Xà Hồ, Bản Công, Bản Mù, Trạm Tấu, Pá Hu.
Huyện ưu tiên gieo trồng các loại lúa đặc sản; chuyển đổi diện tích kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản, hoa màu. Quy hoạch chuyên canh ngô hàng hóa; bảo tồn và phát triển các diện tích chè Shan, măng sặt, măng ớt, khoai sọ.
"Chúng tôi cũng sẽ thử nghiệm các giống lúa chất lượng cao, giúp người dân nâng cao nhận thức, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao năng suất, sản lượng cây trồng vật nuôi, có thu nhập cao từ nông nghiệp” - ông Hòe nói.
Giải pháp được đưa ra, kế hoạch hoạt động được xây dựng chi tiết đến từng thôn, bản của các xã, thị trấn trên địa bàn huyện. Trước mắt là thực hiện thắng lợi vụ lúa mùa với các mô hình trình diễn lúa chất lượng cao đang được thực hiện từ những tháng đầu năm và chuẩn bị chu đáo cho vụ ngô hè thu; chỉ đạo cán bộ chuyên môn tăng cường về cơ sở vận động nhân dân thường xuyên thăm đồng, phát hiện sâu, bệnh hại kịp thời, để có vụ mùa thắng lợi.
Sau nông nghiệp, giải pháp để xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông đặc biệt được huyện triển khai thực hiện nghiêm túc.
5 năm qua, nhờ thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động với chủ trương "Nhà nước và nhân dân cùng làm”, những cung đường giao thông nông thôn lên đỉnh núi đã tạo điều kiện cho người dân vùng cao phát triển kinh tế - xã hội, thay đổi diện mạo nông thôn miền núi.
Số xã có đường ô tô đến trung tâm xã đảm bảo đi lại được cả mùa khô lẫn mùa mưa là 12/12 xã thị trấn, đạt 100% mục tiêu Nghị quyết, 21/57 thôn bản, tổ dân phố có đường kiên cố hóa, 34/57 thôn, bản có điện lưới quốc gia với trên 80% số hộ được sử dụng điện quốc gia. Giao thông thuận tiện, hệ thống thủy lợi, nước sạch, các công trình hạ tầng khác được đầu tư.
Ông Trần Văn Long - Trưởng phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Trạm Tấu cho biết: Kết cấu hạ tầng nhìn chung chưa đáp ứng nhu cầu phát triển của huyện, nhất là hệ thống giao thông. Vì vậy, để đạt được mục tiêu Nghị quyết trong nhiệm kỳ mới, Phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện tiếp tục thực hiện các giải pháp quyết liệt trong huy động nguồn lực, tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, ưu tiên phát triển mạng lưới giao thông đi trước một bước, chỉ đạo đôn đốc, sớm hoàn thành các công trình, dự án quan trọng.
Đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức, tạo sự đồng thuận trong nhân dân trong thực hiện đền bù, giải phóng mặt bằng, tham gia quản lý để sử dụng có hiệu quả các công trình sau đầu tư.
Lãnh đạo huyện Trạm Tấu kiểm tra các công trình phòng chống sạt lở trong mùa mưa.
Bên cạnh việc phát triển nông nghiệp, quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng vì mục tiêu chung là thúc đẩy lộ trình giảm nghèo của huyện Trạm Tấu nhanh và bền vững, huyện xây dựng chương trình hành động cụ thể cho việc đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, mở hướng thoát nghèo bền vững cho người dân.
Theo đó, hàng năm, huyện sẽ rà soát thống kê số lao động có nhu cầu học nghề, tìm việc làm để phối hợp tuyên truyền giới thiệu việc làm. Đồng thời, liên kết với các doanh nghiệp, trường dạy nghề có uy tín để tổ chức dạy nghề phù hợp với nhu cầu ngay tại huyện; phối hợp với Trường Cao đẳng Than - Khoáng sản Việt Nam trong tuyển sinh đào tạo nghề gắn với bố trí việc làm cho lao động địa phương.
Thực hiện lồng ghép các chính sách hỗ trợ đào tạo nghề, hỗ trợ doanh nghiệp, vay vốn tạo việc làm, tăng thu nhập ổn định cho lao động. Phấn đấu đến năm 2025, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 64%, trong đó có văn bằng, chứng chỉ đạt 32,6%. Bình quân mỗi năm, tạo việc làm mới cho 615 lao động. Số lao động nông nghiệp chuyển dịch sang phi nông nghiệp 1.750 lao động.
Đồng thời, ban hành kế hoạch thực hiện chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững giai đoạn 2021 – 2025; trong đó, tập trung huy động mọi nguồn lực để thực hiện giảm nghèo theo lộ trình hàng năm và cả giai đoạn, phấn đấu mỗi năm giảm trên 400 hộ nghèo.
Ông Hoàng Anh Tuấn - Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Trạm Tấu chia sẻ: Để hoàn thành các mục tiêu đó, ngay sau Đại hội Đảng bộ huyện khóa XVI, Phòng đã xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể trình UBND huyện.
Trong đó, phân công rõ trách nhiệm của từng đơn vị, cá nhân trong giúp đỡ các hộ nghèo, xây dựng và nhân rộng mô hình tổ hợp tác hoặc các nhóm để tập hợp các hộ khá hoặc đã thoát nghèo với các hộ nghèo, cận nghèo để chia sẻ kinh nghiệm trong phát triển kinh tế, tự giúp nhau thoát nghèo, đẩy mạnh công tác tuyên truyền khơi dậy ý chí tự lực, tự cường, tự giác vươn lên thoát nghèo của người nghèo”.
Quyết tâm thực hiện thắng lợi mục tiêu Nghị quyết Đại hội XVI Đảng bộ huyện Trạm Tấu, thời điểm hiện tại, các cơ quan, ban, ngành, các xã, thị trấn đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, lên kế hoạch phát triển các loại cây, con mang thương hiệu của địa phương, bảo tồn các loại dược liệu rừng quý hiếm như: lan kim tuyến (cỏ nhung), thất diệp nhất chi hoa (cây rắn cắn); ưu tiên các mô hình, dự án dược liệu dưới tán rừng, mô hình trồng cây gỗ lớn dưới tán rừng bản địa (pơ mu, sến, dổi, de), nuôi ong mật dưới tán rừng; dự án phát triển sản xuất gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm cây sơn tra.
Đồng chí Giàng A Thào - Bí thư Huyện ủy Trạm Tấu khẳng định: "Đảng bộ, chính quyền và đồng bào các dân tộc huyện Trạm Tấu sẽ phát huy tinh thần đoàn kết, dám nghĩ, dám làm; chủ động, sáng tạo trong thực hiện Nghị quyết của Đảng các cấp; nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, quyết tâm thực hiện thắng lợi mục tiêu Nghị quyết Đại hội đề ra”.