CTTĐT - Năm 2010, khi bắt tay vào thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng Nông thôn mới (NTM) ở huyện Trấn Yên (tỉnh Yên Bái) mọi thứ còn rất mới mẻ, xa lạ. Đặc biệt, xây dựng NTM đối với 1 thôn người dân tộc Mông vùng sâu, vùng xa nhất của huyện như thôn Đồng Ruộng (xã Kiên Thành, huyện Trấn Yên) là điều ít ai dám nghĩ tới. Nhưng nay, sau 10 năm nếu ai có dịp trở lại nơi đây thì cảm nhận đầu tiên sẽ là hình ảnh về một thôn quê thanh bình với những nếp nhà mới khang trang, sạch đẹp, bao quanh là cánh đồng lúa, đồi quế, rừng tre bát ngát… Một cuộc sống mới đầy đủ hơn đã hiện hữu trong từng nếp nhà của đồng bào nơi đây.
Người Mông thôn đồng Ruộng thu hoạch tre Bát Độ
Xuất phát từ bản đói
Năm 1987, một số hộ đồng bào Mông ở xã Suối Giàng (huyện Văn Chấn) di cư về xã Mỏ Vàng (huyện Văn Yên) rồi tiếp tục di chuyển, quyết định về đây vỡ đất làm ruộng, phát rừng làm nương và định cư tại thôn này. Những ngày đầu đến định cư ở đây chỉ có 3 hộ gia đình người Mông gồm: Giàng A Nhà, Giàng A Vư, Giàng A Chư. Đến năm 1994, thôn Đồng Ruộng mới chính thức được thành lập với 27 hộ dân, trong đó có 3 hộ người dân tộc Tày, còn lại là người Mông (vì định cư biệt lập nên mọi người vẫn thường gọi là bản Đồng Ruộng). Thời điểm đó, khu vực này còn hoang sơ, chỉ là một vùng thung lũng tương đối bằng phẳng, lau sậy mọc um tùm, bao quanh là núi cao hùng vĩ, thú rừng nhiều vô kể, có cả beo hổ về bắt lợn, gà của dân. Ông Hoàng Văn Láng - Bí thư Chi bộ thôn Đồng Ruộng chia sẻ: “Những ngày đầu, cuộc sống quen dựa vào tự nhiên nên đời sống của người Mông ở đây khó khăn lắm. Phát một vạt nương, gieo vài cân ngô, ném vài nắm lúa và vào rừng săn bắt thế nên nhà ở tạm bợ, cái đói, cái nghèo đeo bám quanh năm. Nhiều hộ thiếu ăn đến vài tháng, phải lên rừng kiếm măng, củ mài, củ nâu. Đói ăn, thiếu chất dẫn đến bệnh tật, ốm yếu. Chỉ chục năm về trước tỷ lệ hộ đói nghèo của thôn chiếm tới gần 70%...”
Cơ sở hạ tầng thiếu thốn, từ trung tâm xã Kiên Thành để vào được thôn Đồng Ruộng thì phải đánh vật với con đường độc đạo gần chục km đầy khó khăn với chủ yếu là dốc đá; sau mỗi trận mưa sẽ khiến còn đường trở nên trơn trượt, sình lầy. Những ngôi nhà của người dân thấp lẹt tẹt, hiện rõ sự nghèo khó. Cuộc sống biệt lập của các hộ dân nơi đây quanh năm bị bó hẹp với những thiếu thốn, không điện, không trạm Y tế, không sóng điện thoại...
Lúa, tre, quế xóa hết đói nghèo
Thôn Đồng Ruộng gần như nằm lọt thỏm trong thung lũng, xung quanh là những đỉnh núi cao ngút ngàn. Khu vực trung tâm thôn là một bình địa tương đối bằng phẳng với cánh đồng rộng hơn 10 ha. Chúng tôi đến Đồng Ruộng trong những ngày giữa tháng 8/2020 và đã cảm nhận rõ sự đổi thay ở đây, cái đói, cái nghèo đang lùi dần về quá khứ. Từ những ngày đầu, Ban định canh, định cư của tỉnh Yên Bái, các ban ngành, đoàn thể của huyện Trấn Yên đã phối hợp với các lực lượng của xã không quản ngại khó khăn, vất vả “cùng ăn, cùng ở, cùng làm” với bà con, cán bộ ngành nông nghiệp, khuyến nông đã cùng vỡ ruộng, hướng dẫn bà con cấy lúa nước, xóa bỏ các phong tục lạc hậu như phá rừng làm nương, du canh, du cư để xây dựng cuộc sống mới. Ông Hoàng Văn Láng - Bí thư Chi bộ thôn cho biết: “Tiếp thu, ứng dụng cái mới cũng không dễ đâu nhưng cái hay, cái tốt nói mãi rồi cũng nghe, rồi bà con cũng làm theo. Cán bộ đến đây chỉ bảo từng ly, từng tý để người Mông ở Đồng Ruộng không những biết làm ruộng mà còn biết bón phân, biết làm mạ khay, biết dùng giống lúa lai cho năng suất 160 cân/sào mỗi vụ; đặc biệt là gieo cấy 2 vụ/năm. Nhờ đó đến nay vấn đề an ninh lương thực tại bản đã ổn định, năng xuất lúa mỗi vụ đạt từ 150 - 200 kg/sào, người dân trong thôn không còn lo đói giáp hạt nữa”.
Mùa tháng 7, tháng 8 cũng đang là giữa vụ thu hoạch măng tre Bát Độ, vào buổi sáng hầu hết người lớn trong thôn đều đã lên rừng nên cả thôn rất vắng. Đến trưa, một là không khí khác hẳn, các hộ dân tấp nập chở măng bằng xe máy về bán cho cơ sở thu mua và sơ chế măng đặt ở trung tâm thôn. Cây tre măng Bát Độ đã “bén duyên” với người dân trong thôn từ năm 2003, ban đầu cùng còn nhiều xa lạ và nghi ngờ về hiệu quả kinh tế, mỗi hộ dân cũng chỉ trồng vài bụi tre để sử dụng trong gia đình. Lúc đó, chính quyền huyện Trấn Yên đã phải huy động tổng lực từ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức trong huyện đến giúp bà con vận chuyển củ giống, trồng tre, chăm sóc... Ấy vậy mà, đến nay cả thôn đã trồng được hơn 120 ha, hộ nhiều thì có 3 - 4ha, hộ ít thì cũng có 1 ha. Mỗi vụ thu hoạch măng đã đem về cho người dân nơi đây nguồn thu không nhỏ, có hộ thu khá đạt 100- 200 triệu đồng/năm, thậm chí có những hộ còn thu được 300- 400 triệu đồng từ việc thu mua và sơ chế măng cho bà con. Anh Giàng A Sáu - trưởng thôn Đồng Ruộng cho biết: “Cây tre Bát Độ cho thu hoạch kéo dài trong cả mùa mưa, trồng một lần thu nhiều năm, năng suất và đầu ra ổn định, thích hợp với cách canh tác của bà con dân tộc vùng cao nên ngày càng được mở rộng. Đặc biệt là đầu ra rất ổn định, hiện nay có hai đơn vị là công ty TNHH Vạn Đạt và Yên Thành vào tận thôn thu mua, dân khai thác đến đâu, cân lên, trao tiền trực tiếp cho bà con với giá dao động khoảng 4.000 đồng/kg măng tươi. Trung bình mỗi ha thu được từ 30- 40 triệu đồng...”.
Ngoài cấy lúa, trồng tre Bát Độ, người Mông ở thôn Đồng Ruộng còn học người Dao, người Tày trong xã trồng cây quế, đến nay cả thôn đã có hơn 70 ha quế. Đây là loại cây trồng chủ lực đem lại hiệu quả kinh tế cao đến hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Ông Dương Kim Hưng - Chủ tịch UBND xã Kiên Thành cho biết: “Có thể khẳng định rằng nhờ những thay đổi nhận thức trong phát triển kinh tế với những loại cây trồng là lúa, tre Bát Độ và quế đến nay trong thôn không còn hộ đói, thu nhập bình quân đầu người trong thôn hơn 33 triệu đồng, theo rà soát sơ bộ thì đến nay trong thôn chỉ còn 1 hộ nghèo, dự kiến đến hết năm 2020 này sẽ không còn hộ nghèo.”
Điện lưới quốc gia thắp sáng bản nghèo
Mong ước bao đời của người dân Đồng Ruộng là có nguồn điện thắp sáng, điện sinh hoạt và phục vụ sản xuất đã được toại nguyện vào cuối năm 2018, khi công trình điện lưới quốc gia chính thức được hoàn thành đưa ánh sáng điện về với bà con... Những vật dụng như ti vi, tủ lạnh, đầu chảo, nồi cơm điện và ngay cả máy xay xát gạo đã được bà con dân bản đầu tư mua sắm và học cách sử dụng. Anh Giàng A Sáu - Trưởng thôn Đồng Ruộng, xã Kiên Thành chia sẻ: “Trước đây, chưa có điện, cuộc sống sinh hoạt của bà con luôn gặp nhiều khó khăn, nhất là việc xem thông tin qua truyền hình, sản xuất và sinh hoạt, việc dùng điện nước với máy phát điện công suất nhỏ cũng chỉ đủ để thắp sáng, vào những mùa mưa bão điện chập chờn, mùa khô thì nước ít không đủ cho máy chạy, một số hộ do điều kiện kinh tế khó khăn phải thắp đèn dầu. Nhờ sự đầu tư của Đảng và Nhà nước, bà con được sử dụng điện lưới quốc gia, người dân ai cũng mừng, phấn khởi, nhiều nhà đã mua sắm tivi, tủ lạnh, nồi cơm điện; máy xay xát phục vụ cuộc sống sinh hoạt hằng ngày, các em nhỏ có ánh đèn thắp sáng để học vào buổi tối”.
Đến đầu năm 2019, hệ thống mạng viễn thông của VNPT Yên Bái cung cấp dịch vụ internet và di động cũng đã được lắp đặt, nhờ đó người dân trong thôn có thể gặp gỡ và trò chuyện với bạn bè, người thân của mình ở mọi miền quê, thông qua chiếc điện thoại di động. Đặc biệt hơn, bằng các nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước tuyến đường hơn 7 km từ trung tâm xã đến thôn và một số tuyến đường nội thôn đã được kiến cô hóa bê tông, các đoạn qua suối được xây dựng cầu kiên cố đảm bảo cho người dân đi lại an toàn, thuận tiện trong giao lưu trao đổi hàng hóa.
Hướng đến nông thôn mới nâng cao
Với những bước tiến vượt bậc, tháng 9/2019 thôn Đồng Ruộng đã được UBND huyện Trấn Yên công nhận là thôn đầu tiên của xã Kiên Thành đạt chuẩn NTM. Có được kết quả này là nhờ sự đổi thay trong tư duy nhận thức của đồng bào Mông nơi đây, nếu như trước đây cuộc sống của bà con luôn rơi vào cảnh chạy ăn từng bữa thì giờ đây họ đã không còn bỏ ruộng đi làm nương, không phát rừng làm rẫy, không di cư tự do mà ổn định cuộc sống để lao động sản xuất. Trong thôn đã hình thành được các mô hình phát triển kinh tế hàng hóa cho thu nhập cao, như: Mô hình trồng tre Bát Độ, trồng quế, đồng thời phát triển tiểu thủ công nghiệp như thêu, may trang phục dân tộc truyền thống. Hơn thế nữa, trong thôn không còn nhà tạm, nhà dột nát; các hộ dân đã xây dựng đủ 3 công trình nhà tiêu, nhà tắm, bể nước hợp vệ sinh, di chuyển khu chăn nuôi gia súc, gia cầm xa nhà đảm bảo vệ sinh môi trường. Ông Dương Kim Hưng - Chủ tịch UBND xã Kiên Thành cho biết thêm: “Nếu như trước đây đến Đồng Ruộng tìm 1 chiếc chổi quét nhà thì thật khó, vì người dân ở đây không bao giờ quét nhà, rác thải vứt bừa bãi, gia súc, gia cầm chăn nuôi thả rông hoặc nuôi nhốt cạnh nhà ở. Nhưng bây giờ nhận thức của bà con thay đổi, người dân ở đây đã biết vệ sinh môi trường, quét dọn nhà thường xuyên hơn, hàng tháng còn tổ chức quét đường và trồng hoa, cây cảnh ven đường…”. Chị Sổng Thị Lử - một người dân ở thôn Đồng Ruộng tâm sự: “Được sự tuyên truyền của cán bộ, chúng tôi đã hiểu nếu để môi trường bẩn, ô nhiễm sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân chúng tôi; sức khỏe yếu sẽ không thể sản xuất được. Vì thế nên hàng ngày chúng tôi dọn dẹp vệ sinh nhà ở, bếp ăn, hàng tuần thì quét đường thôn cho sạch sẽ để bảo vệ mội trường”.
Đói nghèo đã được đẩy lùi, cuộc sống ở Đồng Ruộng đã bừng sáng lên nhờ điện, đường, tre, quế, đặc biệt ở trong cả nhận thức của đồng bào. Xây dựng NTM không phải là đích đến mà hoàn thành rồi sẽ dừng lại, giờ đây người dân trong thôn đang tiếp tục đồng lòng chung sức cùng nhau thi đua phát triển sản xuất, đóng góp công, của xây dựng quê hương, phấn đấu đưa Đồng Ruộng trở thành thôn NTM nâng cao vào năm 2022.
1322 lượt xem
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Năm 2010, khi bắt tay vào thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng Nông thôn mới (NTM) ở huyện Trấn Yên (tỉnh Yên Bái) mọi thứ còn rất mới mẻ, xa lạ. Đặc biệt, xây dựng NTM đối với 1 thôn người dân tộc Mông vùng sâu, vùng xa nhất của huyện như thôn Đồng Ruộng (xã Kiên Thành, huyện Trấn Yên) là điều ít ai dám nghĩ tới. Nhưng nay, sau 10 năm nếu ai có dịp trở lại nơi đây thì cảm nhận đầu tiên sẽ là hình ảnh về một thôn quê thanh bình với những nếp nhà mới khang trang, sạch đẹp, bao quanh là cánh đồng lúa, đồi quế, rừng tre bát ngát… Một cuộc sống mới đầy đủ hơn đã hiện hữu trong từng nếp nhà của đồng bào nơi đây.Xuất phát từ bản đói
Năm 1987, một số hộ đồng bào Mông ở xã Suối Giàng (huyện Văn Chấn) di cư về xã Mỏ Vàng (huyện Văn Yên) rồi tiếp tục di chuyển, quyết định về đây vỡ đất làm ruộng, phát rừng làm nương và định cư tại thôn này. Những ngày đầu đến định cư ở đây chỉ có 3 hộ gia đình người Mông gồm: Giàng A Nhà, Giàng A Vư, Giàng A Chư. Đến năm 1994, thôn Đồng Ruộng mới chính thức được thành lập với 27 hộ dân, trong đó có 3 hộ người dân tộc Tày, còn lại là người Mông (vì định cư biệt lập nên mọi người vẫn thường gọi là bản Đồng Ruộng). Thời điểm đó, khu vực này còn hoang sơ, chỉ là một vùng thung lũng tương đối bằng phẳng, lau sậy mọc um tùm, bao quanh là núi cao hùng vĩ, thú rừng nhiều vô kể, có cả beo hổ về bắt lợn, gà của dân. Ông Hoàng Văn Láng - Bí thư Chi bộ thôn Đồng Ruộng chia sẻ: “Những ngày đầu, cuộc sống quen dựa vào tự nhiên nên đời sống của người Mông ở đây khó khăn lắm. Phát một vạt nương, gieo vài cân ngô, ném vài nắm lúa và vào rừng săn bắt thế nên nhà ở tạm bợ, cái đói, cái nghèo đeo bám quanh năm. Nhiều hộ thiếu ăn đến vài tháng, phải lên rừng kiếm măng, củ mài, củ nâu. Đói ăn, thiếu chất dẫn đến bệnh tật, ốm yếu. Chỉ chục năm về trước tỷ lệ hộ đói nghèo của thôn chiếm tới gần 70%...”
Cơ sở hạ tầng thiếu thốn, từ trung tâm xã Kiên Thành để vào được thôn Đồng Ruộng thì phải đánh vật với con đường độc đạo gần chục km đầy khó khăn với chủ yếu là dốc đá; sau mỗi trận mưa sẽ khiến còn đường trở nên trơn trượt, sình lầy. Những ngôi nhà của người dân thấp lẹt tẹt, hiện rõ sự nghèo khó. Cuộc sống biệt lập của các hộ dân nơi đây quanh năm bị bó hẹp với những thiếu thốn, không điện, không trạm Y tế, không sóng điện thoại...
Lúa, tre, quế xóa hết đói nghèo
Thôn Đồng Ruộng gần như nằm lọt thỏm trong thung lũng, xung quanh là những đỉnh núi cao ngút ngàn. Khu vực trung tâm thôn là một bình địa tương đối bằng phẳng với cánh đồng rộng hơn 10 ha. Chúng tôi đến Đồng Ruộng trong những ngày giữa tháng 8/2020 và đã cảm nhận rõ sự đổi thay ở đây, cái đói, cái nghèo đang lùi dần về quá khứ. Từ những ngày đầu, Ban định canh, định cư của tỉnh Yên Bái, các ban ngành, đoàn thể của huyện Trấn Yên đã phối hợp với các lực lượng của xã không quản ngại khó khăn, vất vả “cùng ăn, cùng ở, cùng làm” với bà con, cán bộ ngành nông nghiệp, khuyến nông đã cùng vỡ ruộng, hướng dẫn bà con cấy lúa nước, xóa bỏ các phong tục lạc hậu như phá rừng làm nương, du canh, du cư để xây dựng cuộc sống mới. Ông Hoàng Văn Láng - Bí thư Chi bộ thôn cho biết: “Tiếp thu, ứng dụng cái mới cũng không dễ đâu nhưng cái hay, cái tốt nói mãi rồi cũng nghe, rồi bà con cũng làm theo. Cán bộ đến đây chỉ bảo từng ly, từng tý để người Mông ở Đồng Ruộng không những biết làm ruộng mà còn biết bón phân, biết làm mạ khay, biết dùng giống lúa lai cho năng suất 160 cân/sào mỗi vụ; đặc biệt là gieo cấy 2 vụ/năm. Nhờ đó đến nay vấn đề an ninh lương thực tại bản đã ổn định, năng xuất lúa mỗi vụ đạt từ 150 - 200 kg/sào, người dân trong thôn không còn lo đói giáp hạt nữa”.
Mùa tháng 7, tháng 8 cũng đang là giữa vụ thu hoạch măng tre Bát Độ, vào buổi sáng hầu hết người lớn trong thôn đều đã lên rừng nên cả thôn rất vắng. Đến trưa, một là không khí khác hẳn, các hộ dân tấp nập chở măng bằng xe máy về bán cho cơ sở thu mua và sơ chế măng đặt ở trung tâm thôn. Cây tre măng Bát Độ đã “bén duyên” với người dân trong thôn từ năm 2003, ban đầu cùng còn nhiều xa lạ và nghi ngờ về hiệu quả kinh tế, mỗi hộ dân cũng chỉ trồng vài bụi tre để sử dụng trong gia đình. Lúc đó, chính quyền huyện Trấn Yên đã phải huy động tổng lực từ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức trong huyện đến giúp bà con vận chuyển củ giống, trồng tre, chăm sóc... Ấy vậy mà, đến nay cả thôn đã trồng được hơn 120 ha, hộ nhiều thì có 3 - 4ha, hộ ít thì cũng có 1 ha. Mỗi vụ thu hoạch măng đã đem về cho người dân nơi đây nguồn thu không nhỏ, có hộ thu khá đạt 100- 200 triệu đồng/năm, thậm chí có những hộ còn thu được 300- 400 triệu đồng từ việc thu mua và sơ chế măng cho bà con. Anh Giàng A Sáu - trưởng thôn Đồng Ruộng cho biết: “Cây tre Bát Độ cho thu hoạch kéo dài trong cả mùa mưa, trồng một lần thu nhiều năm, năng suất và đầu ra ổn định, thích hợp với cách canh tác của bà con dân tộc vùng cao nên ngày càng được mở rộng. Đặc biệt là đầu ra rất ổn định, hiện nay có hai đơn vị là công ty TNHH Vạn Đạt và Yên Thành vào tận thôn thu mua, dân khai thác đến đâu, cân lên, trao tiền trực tiếp cho bà con với giá dao động khoảng 4.000 đồng/kg măng tươi. Trung bình mỗi ha thu được từ 30- 40 triệu đồng...”.
Ngoài cấy lúa, trồng tre Bát Độ, người Mông ở thôn Đồng Ruộng còn học người Dao, người Tày trong xã trồng cây quế, đến nay cả thôn đã có hơn 70 ha quế. Đây là loại cây trồng chủ lực đem lại hiệu quả kinh tế cao đến hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Ông Dương Kim Hưng - Chủ tịch UBND xã Kiên Thành cho biết: “Có thể khẳng định rằng nhờ những thay đổi nhận thức trong phát triển kinh tế với những loại cây trồng là lúa, tre Bát Độ và quế đến nay trong thôn không còn hộ đói, thu nhập bình quân đầu người trong thôn hơn 33 triệu đồng, theo rà soát sơ bộ thì đến nay trong thôn chỉ còn 1 hộ nghèo, dự kiến đến hết năm 2020 này sẽ không còn hộ nghèo.”
Điện lưới quốc gia thắp sáng bản nghèo
Mong ước bao đời của người dân Đồng Ruộng là có nguồn điện thắp sáng, điện sinh hoạt và phục vụ sản xuất đã được toại nguyện vào cuối năm 2018, khi công trình điện lưới quốc gia chính thức được hoàn thành đưa ánh sáng điện về với bà con... Những vật dụng như ti vi, tủ lạnh, đầu chảo, nồi cơm điện và ngay cả máy xay xát gạo đã được bà con dân bản đầu tư mua sắm và học cách sử dụng. Anh Giàng A Sáu - Trưởng thôn Đồng Ruộng, xã Kiên Thành chia sẻ: “Trước đây, chưa có điện, cuộc sống sinh hoạt của bà con luôn gặp nhiều khó khăn, nhất là việc xem thông tin qua truyền hình, sản xuất và sinh hoạt, việc dùng điện nước với máy phát điện công suất nhỏ cũng chỉ đủ để thắp sáng, vào những mùa mưa bão điện chập chờn, mùa khô thì nước ít không đủ cho máy chạy, một số hộ do điều kiện kinh tế khó khăn phải thắp đèn dầu. Nhờ sự đầu tư của Đảng và Nhà nước, bà con được sử dụng điện lưới quốc gia, người dân ai cũng mừng, phấn khởi, nhiều nhà đã mua sắm tivi, tủ lạnh, nồi cơm điện; máy xay xát phục vụ cuộc sống sinh hoạt hằng ngày, các em nhỏ có ánh đèn thắp sáng để học vào buổi tối”.
Đến đầu năm 2019, hệ thống mạng viễn thông của VNPT Yên Bái cung cấp dịch vụ internet và di động cũng đã được lắp đặt, nhờ đó người dân trong thôn có thể gặp gỡ và trò chuyện với bạn bè, người thân của mình ở mọi miền quê, thông qua chiếc điện thoại di động. Đặc biệt hơn, bằng các nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước tuyến đường hơn 7 km từ trung tâm xã đến thôn và một số tuyến đường nội thôn đã được kiến cô hóa bê tông, các đoạn qua suối được xây dựng cầu kiên cố đảm bảo cho người dân đi lại an toàn, thuận tiện trong giao lưu trao đổi hàng hóa.
Hướng đến nông thôn mới nâng cao
Với những bước tiến vượt bậc, tháng 9/2019 thôn Đồng Ruộng đã được UBND huyện Trấn Yên công nhận là thôn đầu tiên của xã Kiên Thành đạt chuẩn NTM. Có được kết quả này là nhờ sự đổi thay trong tư duy nhận thức của đồng bào Mông nơi đây, nếu như trước đây cuộc sống của bà con luôn rơi vào cảnh chạy ăn từng bữa thì giờ đây họ đã không còn bỏ ruộng đi làm nương, không phát rừng làm rẫy, không di cư tự do mà ổn định cuộc sống để lao động sản xuất. Trong thôn đã hình thành được các mô hình phát triển kinh tế hàng hóa cho thu nhập cao, như: Mô hình trồng tre Bát Độ, trồng quế, đồng thời phát triển tiểu thủ công nghiệp như thêu, may trang phục dân tộc truyền thống. Hơn thế nữa, trong thôn không còn nhà tạm, nhà dột nát; các hộ dân đã xây dựng đủ 3 công trình nhà tiêu, nhà tắm, bể nước hợp vệ sinh, di chuyển khu chăn nuôi gia súc, gia cầm xa nhà đảm bảo vệ sinh môi trường. Ông Dương Kim Hưng - Chủ tịch UBND xã Kiên Thành cho biết thêm: “Nếu như trước đây đến Đồng Ruộng tìm 1 chiếc chổi quét nhà thì thật khó, vì người dân ở đây không bao giờ quét nhà, rác thải vứt bừa bãi, gia súc, gia cầm chăn nuôi thả rông hoặc nuôi nhốt cạnh nhà ở. Nhưng bây giờ nhận thức của bà con thay đổi, người dân ở đây đã biết vệ sinh môi trường, quét dọn nhà thường xuyên hơn, hàng tháng còn tổ chức quét đường và trồng hoa, cây cảnh ven đường…”. Chị Sổng Thị Lử - một người dân ở thôn Đồng Ruộng tâm sự: “Được sự tuyên truyền của cán bộ, chúng tôi đã hiểu nếu để môi trường bẩn, ô nhiễm sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân chúng tôi; sức khỏe yếu sẽ không thể sản xuất được. Vì thế nên hàng ngày chúng tôi dọn dẹp vệ sinh nhà ở, bếp ăn, hàng tuần thì quét đường thôn cho sạch sẽ để bảo vệ mội trường”.
Đói nghèo đã được đẩy lùi, cuộc sống ở Đồng Ruộng đã bừng sáng lên nhờ điện, đường, tre, quế, đặc biệt ở trong cả nhận thức của đồng bào. Xây dựng NTM không phải là đích đến mà hoàn thành rồi sẽ dừng lại, giờ đây người dân trong thôn đang tiếp tục đồng lòng chung sức cùng nhau thi đua phát triển sản xuất, đóng góp công, của xây dựng quê hương, phấn đấu đưa Đồng Ruộng trở thành thôn NTM nâng cao vào năm 2022.