CTTĐT - Sáng 11/12, Ban Chỉ đạo PCI tỉnh phối hợp với Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức Hội thảo cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh hướng tới phát triển bền vững trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
Quang cảnh Hội thảo
Phát biểu tại Hội thảo, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đoàn Hữu Phung khẳng định, tỉnh Yên Bái xác định một trong ba đột phá chiến lược là “Tập trung cải cách hành chính, cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh; đẩy mạnh số hóa trong quản lý xã hội và phục vụ nhân dân”, trọng tâm thực hiện nhiệm vụ “Tiếp tục cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng phát triển xanh, phù hợp với tiềm năng, lợi thế của tỉnh; Tích cực, chủ động thu hút đầu tư theo hướng hiện đại, thân thiện với môi trường” để phát triển theo hướng “xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc”. Đặc biệt, Quy hoạch tỉnh Yên Bái thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt là cơ sở pháp lý quan trọng nhất để sắp xếp không gian, thu hút đầu tư, phân bổ nguồn lực; trong đó tích hợp các giải pháp về tăng trưởng xanh, phát triển bền vững. Quy mô, cơ cấu kinh tế, mô hình tăng trưởng được đổi mới theo hướng tăng cường liên kết vùng, nâng cao năng suất lao động và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Tốc độ tăng GRDP luôn nằm trong nhóm các tỉnh hàng đầu của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, năm 2024 ước đạt 7,91%, bình quân giai đoạn 2021-2025 ước đạt trên 7,54%. Đổi mới, hoàn thiện cơ chế, chính sách, tập trung cải cách hành chính, cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh; đẩy mạnh chuyển đổi số. Năm 2023, các chỉ số cấp tỉnh đã có sự cải thiện mạnh mẽ, trong đó: Chỉ số CCHC xếp thứ 10/63 tỉnh, thành; Chỉ số SIPAS xếp thứ 9/63; Chỉ số PCI xếp thứ 39/63, tăng 2,9 điểm và 12 bậc so với năm 2022.
Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đoàn Hữu Phung phát biểu tại Hội thảo
Cùng với đó, Yên Bái tiếp tục phát huy tiềm năng, lợi thế, phát triển vùng sản xuất nông, lâm nghiệp hàng hóa tập trung mang quy mô cấp vùng; chú trọng hướng nghiệp, phân luồng, liên thông trong giáo dục, đào tạo; phối hợp với doanh nghiệp tham gia tổ chức đào tạo nghề theo nhu cầu của thị trường lao động, nhất là những ngành nghề có lợi thế của tỉnh; triển khai Đề án thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2023-2025, định hướng đến năm 2030, ưu tiên thu hút các dự án có quy mô lớn, có sức lan tỏa, sản phẩm cạnh tranh, công nghệ hiện đại, thu hút đầu tư gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, gắn với truyền thống, bản sắc văn hóa địa phương…
Bên cạnh việc thường xuyên hỗ trợ, giải quyết khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư, tỉnh Yên Bái cũng lựa chọn, làm việc với các đơn vị tư vấn hàng đầu tại Việt Nam nhằm tư vấn các chính sách về thuế, pháp lý, hải quan,... cho các doanh nghiệp có nhu cầu. Qua đó thể hiện sự hỗ trợ đồng bộ của tỉnh Yên Bái đối với các doanh nghiệp, nhà đầu tư khi thực hiện dự án tại tỉnh.
Các đại biểu dự Hội thảo
Tại Hội thảo, chuyên gia của VCCI đã phân tích đánh giá chuyên sâu kết quả chỉ số PCI tỉnh Yên Bái, giới thiệu các mô hình, giải pháp của các địa phương dẫn đầu cả nước về chỉ số PCI và khuyến nghị cải thiện chất lượng môi trường đầu tư kinh doanh như: Cần nâng cao chất lượng công tác chỉ đạo điều hành, cải cách hành chính, chuyển đổi số, hỗ trợ doanh nghiệp; tăng cường thu hút đầu tư vào tỉnh; tiếp tục nỗ lực xây dựng chính quyền địa phương thân thiện với người dân và doanh nghiệp, cải thiện hiệu quả hoạt động, nâng cao năng lực phản ứng và chất lượng thực thi chính sách, pháp luật; phát huy vai trò của chính quyền về tạo lập và phát triển môi trường kinh doanh và vai trò của Hiệp hội Doanh nghiệp trong phản ánh khó khăn, vướng mắc; đơn giản hóa quy trình, thủ tục, rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính về đất đai và tiếp tục hoàn thiện, thực hiện công khai cơ sở dữ liệu về đất đai; xây dựng các chương trình cải cách thủ tục hành chính, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin giảm gánh nặng chi phí cho doanh nghiệp. Cùng với đó, duy trì cam kết cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, chú trọng tạo lập môi trường kinh doanh bình đẳng giữa doanh nghiệp khi tiếp cận các nguồn lực, thực hiện thủ tục hành chính và tiếp cận các chương trình hỗ trợ; chú trọng đào tạo lao động có kỹ năng chuyên môn kỹ thuật cao; đẩy mạnh tuyên truyền để doanh nghiệp tiếp cận các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp…
Các đại biểu thảo luận tại Hội thảo
Các đại biểu cũng đã tập trung thảo luận, phân tích đánh giá kết quả đạt được; đồng thời cùng thảo luận những chính sách, giải pháp thiết thực, phù hợp với tình hình thực tiễn nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, tăng cường chuyển đổi số gắn với cải cách hành chính, hỗ trợ doanh nghiệp thực chất, hiệu quả, tăng cường thu hút đầu tư gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, hướng tới kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững.
Trên cơ sở những kết quả đạt được, đặc biệt là tiếp thu những kiến nghị, đề xuất quý báu của các đại biểu, trong thời gian tới, tỉnh Yên Bái sẽ tiếp tục cơ cấu lại kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế; triển khai hiệu quả Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; tập trung phát triển hạ tầng, trọng tâm là hạ tầng giao thông, hạ tầng đô thị, khu công nghiệp; hoàn thiện, ban hành đồng bộ, thống nhất giữa các quy hoạch, kế hoạch, quy định quản lý đất đai, tài nguyên, bảo vệ môi trường. Cùng với đó đẩy mạnh triển khai chuyển đổi số đồng bộ với thực hiện cải cách hành chính toàn diện, trọng tâm là cắt giảm và đơn giản hóa thủ tục hành chính trong các lĩnh vực đất đai, đầu tư, xây dựng, thuế, hải quan; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền gắn với công tác kiểm tra, giám sát và quản lý của nhà nước chặt chẽ, hiệu quả; tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, nâng cao trách nhiệm người đứng đầu; xử lý nghiêm các cơ quan, đơn vị, cá nhân thiếu trách nhiệm, gây phiền hà, nhũng nhiễu cho người dân và doanh nghiệp; đổi mới nội dung, hình thức, nâng cao chất lượng hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp như xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường, đào tạo nguồn nhân lực; đa dạng hóa các hình thức đối thoại với doanh nghiệp, giải quyết kịp thời các khó khăn, vướng mắc trong sản xuất kinh doanh...
1368 lượt xem
Tiến Lập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Sáng 11/12, Ban Chỉ đạo PCI tỉnh phối hợp với Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức Hội thảo cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh hướng tới phát triển bền vững trên địa bàn tỉnh Yên Bái.Phát biểu tại Hội thảo, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đoàn Hữu Phung khẳng định, tỉnh Yên Bái xác định một trong ba đột phá chiến lược là “Tập trung cải cách hành chính, cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh; đẩy mạnh số hóa trong quản lý xã hội và phục vụ nhân dân”, trọng tâm thực hiện nhiệm vụ “Tiếp tục cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng phát triển xanh, phù hợp với tiềm năng, lợi thế của tỉnh; Tích cực, chủ động thu hút đầu tư theo hướng hiện đại, thân thiện với môi trường” để phát triển theo hướng “xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc”. Đặc biệt, Quy hoạch tỉnh Yên Bái thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt là cơ sở pháp lý quan trọng nhất để sắp xếp không gian, thu hút đầu tư, phân bổ nguồn lực; trong đó tích hợp các giải pháp về tăng trưởng xanh, phát triển bền vững. Quy mô, cơ cấu kinh tế, mô hình tăng trưởng được đổi mới theo hướng tăng cường liên kết vùng, nâng cao năng suất lao động và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Tốc độ tăng GRDP luôn nằm trong nhóm các tỉnh hàng đầu của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, năm 2024 ước đạt 7,91%, bình quân giai đoạn 2021-2025 ước đạt trên 7,54%. Đổi mới, hoàn thiện cơ chế, chính sách, tập trung cải cách hành chính, cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh; đẩy mạnh chuyển đổi số. Năm 2023, các chỉ số cấp tỉnh đã có sự cải thiện mạnh mẽ, trong đó: Chỉ số CCHC xếp thứ 10/63 tỉnh, thành; Chỉ số SIPAS xếp thứ 9/63; Chỉ số PCI xếp thứ 39/63, tăng 2,9 điểm và 12 bậc so với năm 2022.
Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đoàn Hữu Phung phát biểu tại Hội thảo
Cùng với đó, Yên Bái tiếp tục phát huy tiềm năng, lợi thế, phát triển vùng sản xuất nông, lâm nghiệp hàng hóa tập trung mang quy mô cấp vùng; chú trọng hướng nghiệp, phân luồng, liên thông trong giáo dục, đào tạo; phối hợp với doanh nghiệp tham gia tổ chức đào tạo nghề theo nhu cầu của thị trường lao động, nhất là những ngành nghề có lợi thế của tỉnh; triển khai Đề án thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2023-2025, định hướng đến năm 2030, ưu tiên thu hút các dự án có quy mô lớn, có sức lan tỏa, sản phẩm cạnh tranh, công nghệ hiện đại, thu hút đầu tư gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, gắn với truyền thống, bản sắc văn hóa địa phương…
Bên cạnh việc thường xuyên hỗ trợ, giải quyết khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư, tỉnh Yên Bái cũng lựa chọn, làm việc với các đơn vị tư vấn hàng đầu tại Việt Nam nhằm tư vấn các chính sách về thuế, pháp lý, hải quan,... cho các doanh nghiệp có nhu cầu. Qua đó thể hiện sự hỗ trợ đồng bộ của tỉnh Yên Bái đối với các doanh nghiệp, nhà đầu tư khi thực hiện dự án tại tỉnh.
Các đại biểu dự Hội thảo
Tại Hội thảo, chuyên gia của VCCI đã phân tích đánh giá chuyên sâu kết quả chỉ số PCI tỉnh Yên Bái, giới thiệu các mô hình, giải pháp của các địa phương dẫn đầu cả nước về chỉ số PCI và khuyến nghị cải thiện chất lượng môi trường đầu tư kinh doanh như: Cần nâng cao chất lượng công tác chỉ đạo điều hành, cải cách hành chính, chuyển đổi số, hỗ trợ doanh nghiệp; tăng cường thu hút đầu tư vào tỉnh; tiếp tục nỗ lực xây dựng chính quyền địa phương thân thiện với người dân và doanh nghiệp, cải thiện hiệu quả hoạt động, nâng cao năng lực phản ứng và chất lượng thực thi chính sách, pháp luật; phát huy vai trò của chính quyền về tạo lập và phát triển môi trường kinh doanh và vai trò của Hiệp hội Doanh nghiệp trong phản ánh khó khăn, vướng mắc; đơn giản hóa quy trình, thủ tục, rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính về đất đai và tiếp tục hoàn thiện, thực hiện công khai cơ sở dữ liệu về đất đai; xây dựng các chương trình cải cách thủ tục hành chính, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin giảm gánh nặng chi phí cho doanh nghiệp. Cùng với đó, duy trì cam kết cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, chú trọng tạo lập môi trường kinh doanh bình đẳng giữa doanh nghiệp khi tiếp cận các nguồn lực, thực hiện thủ tục hành chính và tiếp cận các chương trình hỗ trợ; chú trọng đào tạo lao động có kỹ năng chuyên môn kỹ thuật cao; đẩy mạnh tuyên truyền để doanh nghiệp tiếp cận các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp…
Các đại biểu thảo luận tại Hội thảo
Các đại biểu cũng đã tập trung thảo luận, phân tích đánh giá kết quả đạt được; đồng thời cùng thảo luận những chính sách, giải pháp thiết thực, phù hợp với tình hình thực tiễn nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, tăng cường chuyển đổi số gắn với cải cách hành chính, hỗ trợ doanh nghiệp thực chất, hiệu quả, tăng cường thu hút đầu tư gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, hướng tới kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững.
Trên cơ sở những kết quả đạt được, đặc biệt là tiếp thu những kiến nghị, đề xuất quý báu của các đại biểu, trong thời gian tới, tỉnh Yên Bái sẽ tiếp tục cơ cấu lại kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế; triển khai hiệu quả Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; tập trung phát triển hạ tầng, trọng tâm là hạ tầng giao thông, hạ tầng đô thị, khu công nghiệp; hoàn thiện, ban hành đồng bộ, thống nhất giữa các quy hoạch, kế hoạch, quy định quản lý đất đai, tài nguyên, bảo vệ môi trường. Cùng với đó đẩy mạnh triển khai chuyển đổi số đồng bộ với thực hiện cải cách hành chính toàn diện, trọng tâm là cắt giảm và đơn giản hóa thủ tục hành chính trong các lĩnh vực đất đai, đầu tư, xây dựng, thuế, hải quan; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền gắn với công tác kiểm tra, giám sát và quản lý của nhà nước chặt chẽ, hiệu quả; tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, nâng cao trách nhiệm người đứng đầu; xử lý nghiêm các cơ quan, đơn vị, cá nhân thiếu trách nhiệm, gây phiền hà, nhũng nhiễu cho người dân và doanh nghiệp; đổi mới nội dung, hình thức, nâng cao chất lượng hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp như xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường, đào tạo nguồn nhân lực; đa dạng hóa các hình thức đối thoại với doanh nghiệp, giải quyết kịp thời các khó khăn, vướng mắc trong sản xuất kinh doanh...
Các bài khác
- 32 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Yên Bái năm 2025 (11/12/2024)
- Yên Bái tham dự Phiên họp thứ 16 Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam - Trung Quốc (10/12/2024)
- Yên Bái: Triển khai Nghị quyết kỳ họp thứ 21, HĐND tỉnh khóa XIX về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 (10/12/2024)
- Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái Trần Huy Tuấn kiểm tra công tác khắc phục bão số 3 và tham gia “Ngày cuối tuần cùng dân” tại huyện Trấn Yên (08/12/2024)
- Yên Bái: Kiên cố hóa 2.218,4km đường giao thông nông thôn (08/12/2024)
- Khai mạc Tuần hàng giới thiệu, quảng bá sản phẩm nông lâm thủy sản tỉnh Yên Bái năm 2024 (07/12/2024)
- Cách thu hút đầu tư của tỉnh miền núi nghèo (07/12/2024)
- Đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thế Phước chủ trì Hội nghị thẩm định xét, công nhận xã Nậm Khắt, huyện Mù Cang Chải đạt chuẩn nông thôn mới năm 2024 (05/12/2024)
- Tỉnh Yên Bái có 02 sản phẩm đoạt giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất năm 2024 (05/12/2024)
- Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thế Phước kiểm tra tiến độ triển khai Dự án đường kết nối Mường La (Sơn La), Than Uyên, Tân Uyên (Lai Châu), Mù Cang Chải, Văn Chấn, Văn Yên (Yên Bái) với đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai (IC15) (04/12/2024)
Xem thêm »