CTTĐT - Chiều 12/12, đồng chí Trần Huy Tuấn - Bí thư Tỉnh ủy đã tới dự Lễ khai trương Trạm phát sóng di động Viettel Yên Bái tại bản Háng Á, xã Hồ Bốn, huyện Mù Cang Chải .
Đồng chí Trần Huy Tuấn - Bí thư Tỉnh ủy dự Lễ khai trương trạm phát sóng di động Viettel Yên Bái tại bản Háng Á, xã Hồ Bốn, huyện Mù Cang Chải.
Tham dự Lễ khai trương có đồng chí Trần Công Ứng - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh; lãnh đạo các sở: Công thương, Văn hóa- Thể thao và Du lịch, Thông tin và Truyền thông; lãnh đạo Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông quân đội (Viettel), lãnh đạo huyện Mù Cang Chải.
Dự án Trạm phát sóng tại bản Háng Á, xã Hồ Bốn, huyện Mù Cang Chải có mức đầu tư trên 3 tỷ đồng. Trạm hoạt động độc lập mà không cần điện lưới. Trạm phát sóng tại bản Háng Á không chỉ mang ý nghĩa về mặt kỹ thuật mà còn là biểu tượng của ý chí, nỗ lực và trách nhiệm xã hội của Viettel. Trong quá trình triển khai thi công xây dựng Trạm, các đơn vị thi công cũng gặp nhiều khó khăn do địa hình đồi núi hiểm trở.
Đồng chí Trần Huy Tuấn - Bí thư Tỉnh ủy dự Lễ khai trương trạm phát sóng di động Viettel Yên Bái tại bản Háng Á, xã Hồ Bốn, huyện Mù Cang Chải.
Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng, công trình có được sự phối hợp chặt chẽ từ chính quyền địa phương, sự hỗ trợ nhiệt tình của bà con nhân dân và nỗ lực không ngừng nghỉ của đội ngũ kỹ thuật Viettel. Sau hơn 3 tháng thi công, Trạm phát sóng di động tại bản Háng Á đã hoàn thành và đi vào hoạt động, đảm bảo kết nối 2G và 4G cho 114 hộ dân tại thôn Háng Á và các thôn lân cận, mở ra cơ hội tiếp cận Internet cho người dân vùng cao gặp nhiều khó khăn kết nối giao thương, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Đây cũng là trạm phát sóng di động thứ 2 của Viettel đưa sóng đi động đến những thôn, bản vùng đặc biệt khó khăn của huyện Mù Cang Chải sau Trạm phát sóng di động tại xã Chế Tạo.
Trạm phát sóng đưa vào hoạt động mang tinh thần "Nơi nào khó, có Viettel”, thể hiện niềm tự hào của các cán bộ, nhân viên Viettel Yên Bái trên mỗi hành trình mang sóng đến với bà con. Với trạm phát sóng này, Viettel không chỉ dừng lại ở việc mang sóng di động đến những vùng khó khăn mà còn cam kết đồng hành lâu dài cùng sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Đồng chí Trần Huy Tuấn - Bí thư Tỉnh ủy tham quan Trạm phát sóng di động Viettel Yên Bái tại bản Háng Á, xã Hồ Bốn
Trải qua 20 năm xây dựng và trưởng thành, đến nay Viettel Yên Bái đã có hạ tầng mạng lưới rộng khắp, có tổng số 642 vị trí bao gồm 1.654 tủ, bao gồm: 343 tủ 2G; 642 tủ 4G, 27 tủ 5G. Đường truyền dẫn có 1.344 tuyến với chiều dài 6.332 km. Hạ tầng mạng cố định băng rộng có 187 trạm, tương đương gần 116.000 cổng, được phủ rộng khắp tới 100% xã/phường và trên 95% thôn bản.
Với tinh thần vì cộng đồng trong suốt 2 năm qua, Viettel đã hỗ trợ hơn 7.500 máy điện thoại thông minh cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn tỉnh, với tổng số tiền gần 5 tỷ đồng; chuyển dịch từ thuê bao 2G lên 4G với trên 64.000 thuê bao di động
Phát biểu tại buổi lễ, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Trần Huy Tuấn ghi nhận, biểu dương và đánh giá cao sự nỗ lực của Viettel Yên Bái trong cam kết phủ sóng di động tại 100% thôn, bản lõm sóng trên địa bàn tỉnh Yên Bái, góp phần từng bước cải thiện khả năng tiếp cận các dịch vụ viễn thông thiết yếu của bà con vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn của tỉnh.
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy cũng đã bày tỏ cảm ơn chân thành tới Tập đoàn Viettel vì đã biến ước mơ của người dân bản Háng Á thành hiện thực để thu hẹp khoảng cách, chênh lệch về đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào vùng cao với vùng thấp.
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy khẳng định: Tỉnh Yên Bái luôn xác định phát triển toàn diện kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi là nhiệm vụ quan trọng. Đến nay, tỷ lệ thôn, bản, tổ dân phố được phủ sóng băng rộng di động đã đạt trên 99%, có Internet băng rộng cố định đạt 95%.
Đồng chí Trần Huy Tuấn - Bí thư Tỉnh ủy tặng quà cho các thầy cô giáo Trường Mầm non và Tiểu học xã Hồ Bốn.
Với điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn của một tỉnh miền núi, trên địa bàn tỉnh vẫn còn thôn, bản trắng chưa có điện với trên 3.500 hộ dân chưa được sử dụng điện, 28 thôn bản tại 12 xã, thuộc 4 huyện chưa có sóng di động. Do vậy, nhiệm vụ kéo điện lưới quốc gia và phủ sóng di động trong thời gian tới là dành nguồn lực thỏa đáng để đầu tư nâng cấp, hoàn thiện cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, viễn thông thiết yếu theo hướng đồng bộ, từng bước, hiện đại triển khai Internet băng thông rộng chất lượng cao trên phạm vi toàn tỉnh là rất cấp thiết, cần sự chung tay vào cuộc của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân các dân tộc trong tỉnh.
Bí thư Tỉnh ủy Trần Huy Tuấn nhấn mạnh: Việc khai trương Trạm phát sóng tại bản Háng Á, xã Hồ Bốn thể hiện sự quan tâm của Tập đoàn Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông quân đội (Viettel) nói chung và cá nhân các đồng chí lãnh đạo Tập đoàn nói riêng đối với các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn của tỉnh Yên Bái đã mang lại cơ hội, điều kiện thuận lợi để người dân nơi đây tiếp cận với tiến bộ khoa học công nghệ và các dịch vụ viễn thông thiết yếu và từ nay, bà con nhân dân có thể dễ dàng tìm hiểu các kỹ thuật canh tác, trồng trọt, theo dõi thông tin dự báo thời tiết, liên lạc với người thân, qua đó giúp người dân từng bước cải thiện chất lượng cuộc sống và tự tin vươn lên thoát nghèo.
Đức Toàn
1477 lượt xem
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Chiều 12/12, đồng chí Trần Huy Tuấn - Bí thư Tỉnh ủy đã tới dự Lễ khai trương Trạm phát sóng di động Viettel Yên Bái tại bản Háng Á, xã Hồ Bốn, huyện Mù Cang Chải .Tham dự Lễ khai trương có đồng chí Trần Công Ứng - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh; lãnh đạo các sở: Công thương, Văn hóa- Thể thao và Du lịch, Thông tin và Truyền thông; lãnh đạo Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông quân đội (Viettel), lãnh đạo huyện Mù Cang Chải.
Dự án Trạm phát sóng tại bản Háng Á, xã Hồ Bốn, huyện Mù Cang Chải có mức đầu tư trên 3 tỷ đồng. Trạm hoạt động độc lập mà không cần điện lưới. Trạm phát sóng tại bản Háng Á không chỉ mang ý nghĩa về mặt kỹ thuật mà còn là biểu tượng của ý chí, nỗ lực và trách nhiệm xã hội của Viettel. Trong quá trình triển khai thi công xây dựng Trạm, các đơn vị thi công cũng gặp nhiều khó khăn do địa hình đồi núi hiểm trở.
Đồng chí Trần Huy Tuấn - Bí thư Tỉnh ủy dự Lễ khai trương trạm phát sóng di động Viettel Yên Bái tại bản Háng Á, xã Hồ Bốn, huyện Mù Cang Chải.
Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng, công trình có được sự phối hợp chặt chẽ từ chính quyền địa phương, sự hỗ trợ nhiệt tình của bà con nhân dân và nỗ lực không ngừng nghỉ của đội ngũ kỹ thuật Viettel. Sau hơn 3 tháng thi công, Trạm phát sóng di động tại bản Háng Á đã hoàn thành và đi vào hoạt động, đảm bảo kết nối 2G và 4G cho 114 hộ dân tại thôn Háng Á và các thôn lân cận, mở ra cơ hội tiếp cận Internet cho người dân vùng cao gặp nhiều khó khăn kết nối giao thương, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Đây cũng là trạm phát sóng di động thứ 2 của Viettel đưa sóng đi động đến những thôn, bản vùng đặc biệt khó khăn của huyện Mù Cang Chải sau Trạm phát sóng di động tại xã Chế Tạo.
Trạm phát sóng đưa vào hoạt động mang tinh thần "Nơi nào khó, có Viettel”, thể hiện niềm tự hào của các cán bộ, nhân viên Viettel Yên Bái trên mỗi hành trình mang sóng đến với bà con. Với trạm phát sóng này, Viettel không chỉ dừng lại ở việc mang sóng di động đến những vùng khó khăn mà còn cam kết đồng hành lâu dài cùng sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Đồng chí Trần Huy Tuấn - Bí thư Tỉnh ủy tham quan Trạm phát sóng di động Viettel Yên Bái tại bản Háng Á, xã Hồ Bốn
Trải qua 20 năm xây dựng và trưởng thành, đến nay Viettel Yên Bái đã có hạ tầng mạng lưới rộng khắp, có tổng số 642 vị trí bao gồm 1.654 tủ, bao gồm: 343 tủ 2G; 642 tủ 4G, 27 tủ 5G. Đường truyền dẫn có 1.344 tuyến với chiều dài 6.332 km. Hạ tầng mạng cố định băng rộng có 187 trạm, tương đương gần 116.000 cổng, được phủ rộng khắp tới 100% xã/phường và trên 95% thôn bản.
Với tinh thần vì cộng đồng trong suốt 2 năm qua, Viettel đã hỗ trợ hơn 7.500 máy điện thoại thông minh cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn tỉnh, với tổng số tiền gần 5 tỷ đồng; chuyển dịch từ thuê bao 2G lên 4G với trên 64.000 thuê bao di động
Phát biểu tại buổi lễ, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Trần Huy Tuấn ghi nhận, biểu dương và đánh giá cao sự nỗ lực của Viettel Yên Bái trong cam kết phủ sóng di động tại 100% thôn, bản lõm sóng trên địa bàn tỉnh Yên Bái, góp phần từng bước cải thiện khả năng tiếp cận các dịch vụ viễn thông thiết yếu của bà con vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn của tỉnh.
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy cũng đã bày tỏ cảm ơn chân thành tới Tập đoàn Viettel vì đã biến ước mơ của người dân bản Háng Á thành hiện thực để thu hẹp khoảng cách, chênh lệch về đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào vùng cao với vùng thấp.
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy khẳng định: Tỉnh Yên Bái luôn xác định phát triển toàn diện kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi là nhiệm vụ quan trọng. Đến nay, tỷ lệ thôn, bản, tổ dân phố được phủ sóng băng rộng di động đã đạt trên 99%, có Internet băng rộng cố định đạt 95%.
Đồng chí Trần Huy Tuấn - Bí thư Tỉnh ủy tặng quà cho các thầy cô giáo Trường Mầm non và Tiểu học xã Hồ Bốn.
Với điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn của một tỉnh miền núi, trên địa bàn tỉnh vẫn còn thôn, bản trắng chưa có điện với trên 3.500 hộ dân chưa được sử dụng điện, 28 thôn bản tại 12 xã, thuộc 4 huyện chưa có sóng di động. Do vậy, nhiệm vụ kéo điện lưới quốc gia và phủ sóng di động trong thời gian tới là dành nguồn lực thỏa đáng để đầu tư nâng cấp, hoàn thiện cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, viễn thông thiết yếu theo hướng đồng bộ, từng bước, hiện đại triển khai Internet băng thông rộng chất lượng cao trên phạm vi toàn tỉnh là rất cấp thiết, cần sự chung tay vào cuộc của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân các dân tộc trong tỉnh.
Bí thư Tỉnh ủy Trần Huy Tuấn nhấn mạnh: Việc khai trương Trạm phát sóng tại bản Háng Á, xã Hồ Bốn thể hiện sự quan tâm của Tập đoàn Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông quân đội (Viettel) nói chung và cá nhân các đồng chí lãnh đạo Tập đoàn nói riêng đối với các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn của tỉnh Yên Bái đã mang lại cơ hội, điều kiện thuận lợi để người dân nơi đây tiếp cận với tiến bộ khoa học công nghệ và các dịch vụ viễn thông thiết yếu và từ nay, bà con nhân dân có thể dễ dàng tìm hiểu các kỹ thuật canh tác, trồng trọt, theo dõi thông tin dự báo thời tiết, liên lạc với người thân, qua đó giúp người dân từng bước cải thiện chất lượng cuộc sống và tự tin vươn lên thoát nghèo.
Đức Toàn